Cách sửa lỗi No Audio Output Device is Installed trên Windows 10/11

Windows báo lỗi No Audio Output Device is Installed là khá phổ biến, thông báo này thường được hiện ra ngay trên góc dưới cùng bên phải của Desktop sử dụng Windows 10/11. Làm thế nào để sửa lỗi No Audio Output Device is Installed trên Windows 10?

Sửa lỗi No audio output device is installed

Khi dùng máy tính sẽ có rất nhiều lỗi phát sinh, tuy nhiên hầu hết chúng ta chỉ cần khởi động lại Windows để khắc phục. Tuy nhiên với lỗi No Audio Output Device is Installed thì khó hơn, đây là lỗi liên quan đến âm thanh chúng ta ta cần can thiệp sâu vào cài đặt để sửa thay vì khởi động lại hệ thống Windows như thông thường.

Mọi chuyện sẽ rất tuyệt nếu thiết bị âm thanh trên máy tính hoạt động bình thường. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn mở YouTube, xem phim trực tuyến hay nghe nhạc trên Zing Mp3 mà không nghe thấy âm thanh thì phải làm sao?

Rất đơn giản. Bạn luôn có cách khắc phục vấn đề. Dưới đây là chi tiết các cách sửa lỗi not audio output device is installed Win 7/10/11.

Nguyên nhân gây lỗi no audio device is installed

Xác định nguyên nhân khiến thiết bị đầu ra âm thanh bị hỏng không hề dễ dàng. Tuy nhiên, sau nhiều nghiên cứu về lí do tại sao dẫn tới vấn đề này, một số tác nhân được được chỉ ra, cụ thể như sau:

  • Cập nhật Windows.
  • Driver âm thanh cũ hoặc bị hỏng.
  • Thiết bị phát lại bị vô hiệu hóa.
  • Thiết bị không dây chưa được ghép nối với PC.
  • Kết nối sai cổng với thiết bị phát lại.

Giờ chúng ta đã biết các nguyên nhân khiến thiết bị âm thanh không hoạt động trên Windows. Tiếp theo, hãy học cách khắc phục sự cố no audio output device is install nhé!

Lưu ý: Trước tiên, điều quan trọng nhất cần nhớ là tạo thời điểm khôi phục hệ thống trong Rescue Center của Driver Booster trước khi làm theo hướng dẫn này. Nếu có bất kỳ tai nạn nào xảy ra, nhờ nó, bạn vẫn có thể khôi phục hệ thống về trạng thái ban đầu (tại thời gian đã chọn).

Hình ảnh chi tiết các bước thực hiện:

Chọn điểm khôi phục trên Driver booster

Nút tạo điểm khôi phục trong Driver booster

Khởi động lại hệ thống

Đôi khi lỗi thiết bị âm thanh xảy ra bởi có sự thay đổi trong cấu hình phần cứng lúc tải hệ điều hành Windows. Trong trường hợp này, bạn cần tháo và gắn lại bất kỳ ổ đĩa hay thiết bị ngoại vi nào trong khi PC khởi động. Đảm bảo bạn chỉ gắn hoặc tháo các thiết bị sau khi đã tải thành công Windows. Thỉnh thoảng lỗi audio device dễ dàng được khắc phục chỉ bằng cách khởi động lại hệ thống.

Lỗi audio device

Kiểm tra môi trường & thiết bị bên ngoài

Nếu lỗi No Audio Output Device is Installed xuất hiện trên máy tính, bạn nên kiểm tra phần cứng hoặc các lỗi bên ngoài trước.

1. Kiểm tra nguồn điện và mức âm lượng, cố gắng bật toàn bộ điều khiển âm lượng lên. (Một số loa & ứng dụng có điều khiển âm lượng riêng. Bạn nên kiểm tra tất cả chúng.)

2. Kiểm tra thiết bị âm thanh (ví dụ: audio, micro, tai nghe…)

  • Kiểm tra kết nối giữa máy tính và thiết bị âm thanh.
  • Kiểm tra hoạt động của thiết bị phát âm thanh.

3. Nếu dùng máy tính để bàn, đừng quên thử các giắc cắm tai nghe ở mặt sau cây máy tính.

Nếu không có vấn đề gì với phần cứng hay lỗi kết nối bên ngoài, hãy thử cách tiếp theo.

Chạy trình khắc phục sự cố âm thanh

Windows 10 tích hợp sẵn một công cụ sửa lỗi audio, có thể tự động phát hiện và sửa các vấn đề liên quan tới âm thanh trên máy tính. Bạn nên chạy nó trước khi đi sâu vào các cách sửa lỗi “no audio devices are installed” trên máy tính.

  1. Mở menu Start và chọn Settings.
  2. Chọn Update & Security.
  3. Chuyển sang tab Troubleshoot.
  4. Chọn Additional troubleshooters.
  5. Chọn Playing Audio. Sau đó chọn nút Run the troubleshooter.
Cài đặt trình khắc phục sự cố

Hãy làm theo hướng dẫn trên màn hình để khắc phục các vấn đề về thiết bị âm thanh trên máy tính. Nếu trình khắc phục sự sự cố audio này yêu cầu bạn chọn giữa nhiều thiết bị âm thanh, hãy thực hiện lại các bước kể trên.

Sửa lỗi mất âm thanh Windows 10 bằng công cụ Driver Booster Fix No Sound

Tuy nhiên, lỗi No Audio Output Device is Installed rất có thể xuất phát từ bên trong. Nếu đã cài Driver Booster, bạn có thể tự động sửa lỗi này như sau:

  • Bước 1: Mở Driver Booster.
  • Bước 2: Click icon Tools ở bên trái cửa sổ chính.
  • Bước 3: Chọn công cụ Fix No Sound.
  • Bước 4: Kiểm tra xem mọi thứ có hoạt động tốt không.

Sửa lỗi mất âm thanh bằng Driver booster

Sửa lỗi mất kết nối thiết bị âm thanh theo cách thủ công

Kiểm tra lỗi bằng Realtek HD Audio Manager

Mở Control Panel để xem liệu PC có Realtek HD Audio Manager không.

Bước 1: Mở Control Panel (Nhấn “Windows + R” > Gõ Control > Click “OK” > Chọn View by as Small icons ở bên phải cửa sổ Control).

Mở Control Panel trên Windows 10

Bước 2: Click Realtek HD Audio Manager trong Control Panel.

 Realtek HD Audio Manager

Bước 3: Click icon hình bánh răng ngay phía trên đầu bên phải cửa sổ và chọn Option.

Xem cấu hình thiết bị âm thanh trong win 10

Bước 4: Nhấp AC97 Front Panel, rồi kiểm tra xem nó có sửa được lỗi mất âm thanh không.

Sửa lỗi mất âm thanh qua Control Panel trong win 10

Gỡ bỏ cài đặt các thiết bị âm thanh

Bước 1: Mở Device Manager (Nhấn “Windows + R” > Nhập “devmgmt.msc” > Click “OK”).

Bước 2: Mở Sound, video and game controllers để xem các thiết bị âm thanh.

Bước 3: Click chuột phải vào thiết bị âm thanh liên quan và chọn Uninstall devices*.

Thiết bị nào nên gỡ cài đặt?

  • Nếu hệ thống sử dụng HDMI hoặc DI (Display Port) để phát âm thanh, bạn nên có một trong 3 thiết bị audio (NVIDIA High Definition Audio, AMD High Definition Audio, Intel(R) Display Audio), hãy gỡ thiết bị âm thanh bạn có.
  • Nếu hệ thống không sử dụng HDMI hay DI để phát audio, hãy gỡ cài đặt thiết bị âm thanh khác (ngoại trừ NVIDIA High Definition Audio, AMD High Definition Audio, Intel(R) Display Audio) trong Sound, video và các trình điều khiển game.

Mẹo:

Trong khi gỡ bỏ cài đặt, nhớ tích “Delete the Driver software for this device”.

Gỡ cài đặt thiết bị âm thanh trên win 10

Khởi động lại hệ thống sau khi gỡ cài đặt để xem có vấn đề gì xảy ra hay không.

Cập nhật driver audio

1. Nếu vấn đề âm thanh vẫn tồn tại sau khi khởi động lại PC, hãy thử cập nhật driver audio như sau:

Bước 1: Mở Device Manager > Sound, video and game controllers.

Bước 2: Click chuột phải vào thiết bị âm thanh liên quan và chọn Update driver để xem hệ thống có trở lại bình thường hay không.

Cập nhật driver

Bước 3: Click Search automatically for updated driver software để kiểm tra cập nhật driver.

Kiểm tra cập nhật driver

2. Nếu không có thiết bị âm thanh trong Sound, video and game controllers:

Bước 1: Tìm và mở Other devices.

Bước 2: Click chuột phải vào Unknown device và chọn Update driver để xem hệ thống có trở lại bình thường không.

Update driver win 10

3. Nếu chưa dùng Driver Booster như trình cập nhật driver, bạn có thể thử nó bằng 1 click để update driver tự động.

Kết nối lại thiết bị âm thanh

Nếu chưa có thiết bị âm thanh trong Device Manager, bạn có thể thử giải pháp này.

Bước 1: Tới Device Manager > click tab Action > Chọn Add Legacy hardware.

Lưu ý: Nếu chỉ có tùy chọn Help trong danh sách hiện ra sau khi click Action, hãy click vào vùng trống xung quanh danh sách đó, rồi truy cập lại menu Action lần nữa.

Quản lý thiết bị trên PC

Bước 2: Click Next để tải Add Hardware Wizard.

Thuật sĩ hướng dẫn thêm phần cứng

Bước 3: Chọn Search for and install hardware automatically (Recommended) > Click Next.

Hướng dẫn cài đặt phần cứng cho PC

Bước 4: Click Next (ngay cả khi Wizard không tìm thấy bất kỳ phần cứng mới nào trên máy tính).

Chọn Next để tìm phần hardware

Bước 5: Sau đó, bạn sẽ thấy các kiểu phần cứng thông thường (Common hardware types) > tìm và chọn Sound, video and game controllers > click Next.

Chọn phần điều khiển âm thanh

Bước 6: Chọn nhà sản xuất driver âm thanh bạn muốn > click Next.

Chọn driver thiết bị muốn cài đặt

Bước 7: Click Next để cài driver này.

Sẵn sàng cài driver cho máy tính

Bước 8: Khi tìm lại được thiết bị âm thanh của bạn, hãy thử các giải pháp trên.

Cài đặt cập nhật Windows 10/11 mới nhất

Nếu vấn đề vẫn chưa được giải quyết, Microsoft có thể tung ra một bản sửa lỗi để khắc phục vấn đề. Ở thời điểm này, các bản cập nhật Windows thông thường cũng khắc phục các lỗi tồn tại ở bản cũ, bao gồm cả vấn đề âm thanh trên PC.

Bạn chỉ cần Start > Settings > Windows Updates. Click nút Check for updates và quét các bản cập nhật đang chờ. Nếu có sẵn bản update mới, tải và cài đặt bất kỳ bản update có sẵn trên hệ thống của bạn.

Trong trường hợp đã nâng cấp hệ điều hành lên Win 11, bạn vẫn có thể khắc phục lỗi âm thanh theo các cách kể trên. Nếu tất cả đều không hiệu quả, giải pháp cuối cùng là reset PC về cài đặt gốc. Cụ thể như sau:

  1. Mở Settings bằng cách nhấn Win+I.
  2. Ở bảng bên trái, mở tab Windows update.
  3. Trong More Options, click Advanced options.
  4. Trên trang Advanced options, cuộn xuống dưới Additional options.
  5. Tiếp theo, click Recovery.
  6. Click nút Reset PC ở mục Reset this PC.
  7. Trong cửa sổ Choose an option, click Keep my files.
  8. Tiếp theo, chọn Local Reinstall hoặc Cloud Download.

Đọc mô tả ở dưới cài đặt bổ sung (Additional), rồi click Next. Làm theo hướng dẫn trên màn hình và đợi Windows 11 reset thành công.

Bằng cách thay đổi driver âm thanh, chạy trình khắc phục sự cố, kiểm tra kỹ các cài đặt trên thiết bị, bạn có thể sửa lỗi no output devices found dễ dàng.

  • 97.235 lượt xem
👨 Vy Vy Cập nhật: 22/05/2023
Xem thêm: Windows 10
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Lourel Paul
    Lourel Paul

    cảm ơn nhiều ạ 😘😘🥰🥰

    Thích Phản hồi 07/12/21