Cách làm bài thi THPT Quốc gia môn GDCD đạt điểm cao Mẹo khoanh trắc nghiệm GDCD
Cách làm bài thi THPT Quốc gia môn GDCD đạt điểm cao giúp các bạn học sinh bình tĩnh và chọn cho mình các đáp án đúng nhất. Chỉ cần nắm vững tất cả những lưu ý dưới đây chắc chắn các bài thi trắc nghiệm sẽ không thể làm khó bạn với những điểm 9, 10.
Môn Giáo dục công dân là một trong các môn học ít khi đạt được điểm 9, 10 đối với học sinh cấp 3. Chính vì điều này, nhiều học sinh rất lo ngại mỗi khi thi THPT Quốc gia. Vậy dưới đây là một số mẹo làm bài thi THPT Quốc gia môn GDCD giúp em tự tin lựa chọn được phương án đúng. Bên cạnh đó các em ôn luyện bộ đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn GDCD, cấu trúc đề thi THPT Quốc gia môn GDCD.
Cách làm bài thi THPT Quốc gia môn GDCD đạt điểm cao
I. Cách làm bài thi THPT Quốc gia môn GDCD
Đọc kỹ câu hỏi, xác định từ khóa: Mỗi một câu đều sẽ có từ khóa thể hiện nội dung yêu cầu phải trả lời, đó cũng chính là mấu chốt để giải quyết vấn đề. Thường trong câu hỏi những từ khóa này sẽ được in đậm, nếu không in đậm thì các bạn phải tìm ra và gạch chân, từ đó biết được câu hỏi liên quan đến vấn đề gì và thường đáp án sẽ gắn liền với từ khóa đó.
Tuân thủ quy tắc làm bài “dễ làm trước- khó làm sau”: Sau khi nhận được đề thi, hãy đọc qua một lượt tất cả các câu hỏi từ trên xuống, xem những câu nào dễ, thuộc mức độ nhận biết thì nên làm ngay.
- Sau khi đã làm hết những câu hỏi dễ, tiếp tục chọn những câu hỏi ở mức độ thông hiểu để làm. Đắc điểm của thi trắc nghiệm đó là câu hỏi khó hay dễ cũng đều có chung phổ điểm, vì vậy hãy chọn làm câu dễ trước, khó làm sau để đảm bảo đạt tối đa số điểm.
- Chú ý phân bổ thời gian làm bài để không bị bỏ sót câu hỏi nào, nếu câu nào không biết chính xác đáp án thì hãy dùng phương pháp phán đoán, loại trừ để trả lời.
- Sau cùng hãy bắt đầu đọc và nghiên cứu những câu hỏi khó ở mức độ vận dụng thấp và vận dụng cao (chiếm khoảng 40%) để làm cuối cùng.
*Với những câu hỏi tình huống:
- Đầu tiên hãy đọc kỹ phần dẫn để xác định được các chủ thể vi phạm/ không vi phạm pháp luật, hình thức vi phạm và trách nhiệm pháp lý.
- Sau đó hãy đọc kỹ câu hỏi để xác định vấn đề mà câu hỏi đang đề cập đến, tránh để phần dẫn của câu làm cho bị nhiễu thông tin.
- Dùng phương pháp loại trừ để tìm ra đáp án đúng.
- Nói không với việc “đánh lụi” hoàn toàn: vì mỗi một đáp án lựa chọn đều có thể có 25% là đáp án đúng, nếu các bạn “chọn bừa” (toàn A hoặc toàn B, C…) thì sẽ chỉ được khoảng 2,5 điểm của bài thi mà thôi.
II. Chương trình ôn tập môn GDCD 12
Với cấu trúc vá nội dung bài thi Giáo dục công dân, học sinh cần chú ý những điểm sau:
- Phải học tất cả 9 bải, với đầy đủ các đơn vị kiến theo cấu trúc của sách giáo khoa (không học bài 10 và các nội đung giảm tải).
Các câu hỏi thi ở mức độ nhận biết, thông hiểu đều nằm trong các chuyên đề như: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống, Công dân với các quyền dân chủ, Công dân với các quyền tự do cơ bản, Các loại vi phạm pháp luật.
Các câu hỏi ở mức vận dụng và vận dụng cao rơi vào các chuyên đề như: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý, Công dân với các quyền dân chủ, Công dân với các quyền tự do cơ bản.
Các câu hỏi nằm trong phạm vi kiến thức cơ bản, không đòi hỏi phải tư duy quá nhiều và không đánh đố. Các câu hỏi ở mức vận dụng cao tương đối khó vì tình huống dài, có nhiều tình tiết, đòi hỏi thí sinh phải biết phân tích tình huống và nhận diện chuyên sâu hơn.
Chương trình môn giáo dục công dân lớp 12 gồm có 10 bài:
STT | Tên bài |
1 | Pháp luật và đời sống |
2 | Thực hiện pháp luật |
3 | Công dân bình đẳng trước pháp luật |
4 | Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống |
5 | Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo |
6 | Công dân với các quyền tự do cơ bản |
7 | Công dân với các quyền dân chủ |
8 | Pháp luật với sự phát triển của công dân |
9 | Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước |
10 | Pháp luật với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại |
III. Phương pháp ôn thi THPT Quốc Gia môn GDCD
- Nắm vững kiến thức cơ bản nhất trong SGK: Vì toàn bộ nội dung câu hỏi đều lấy trong SGK mà ra. Khối lượng kiến thức trong 10 bài trong SGK không quá nhiều. Các bạn hoàn toàn có thể nắm được những kiến thức cơ bản với thời lượng chỉ 1 tiết/tuần.
- Học – hiểu, không học vẹt: Học luật thì việc hiểu là rất quan trọng. Nếu chỉ học thuộc mà không hiểu được nội dung thì rất dễ bị nhầm lẫn các kiến thức với nhau, điều này khiến bạn rất dễ hoang mang khi gặp đáp án nhiễu tương tự đáp án đúng.
- Vận dụng kiến thức linh hoạt: Có thể nói rằng học luật chính là để học sinh có thể hiểu và vận dụng vào trong cuộc sống thường ngày. Do đó, các vấn đề, tình huống thực tế trong cuộc sống hằng ngày được báo chí đưa tin thường được các thầy/cô đưa vào làm ví dụ minh họa cho bài giảng của mình. Trong quá trình học trên lớp, các bạn nên chú ý vào các ví dụ này để biết được cách Thầy/cô đã vận dụng luật để giải quyết những tình huống này như thế nào.
- Hệ thống hóa toàn bộ kiến thức bằng sơ đồ tư duy: đây được xem là một phương pháp học đơn giản nhưng lại rất khoa học, có hệ thống và đem lại hiệu quả cao, giúp các bạn học sinh hệ thống lại toàn bộ kiến thức mình đã học một cách dễ dàng nhất mà không bị sót kiến thức.
- Thường xuyên làm bài tập dưới dạng trắc nghiệm hoặc luyện đề thi để củng cố lại kiến thức đã học, có thể làm theo từng bài hoặc theo từng chủ đề riêng. Cách làm bài trắc nghiệm hiệu quả nhất đó chính là đọc câu hỏi, chọn đáp án, sau đó đối chiếu lại với nội dung trong SGK và kiểm chứng kết quả.
- Chủ động tìm hiểu và cập nhật thông tin ngoài thực tế từ các phương tiện truyền thông, thông tin đại chúng để biết cách vận dụng vào giải quyết các câu hỏi tình huống mang tính thực tiễn.