Cách chuẩn bị Lễ cúng ông Công ông Táo đầy đủ nhất

Bài cúng ông Công ông Táo 23 tháng Chạp

Cúng ông Công ông Táo thường được thực hiện trước 12 giờ ngày 23 tháng Chạp. Theo nghi lễ truyền thống các gia đình sẽ làm mâm cơm tiễn ông Công ông Táo về chầu trời, để cầu mong một năm mới ấm no, sung túc.

Thế nhưng, rất nhiều người chưa biết sắm lễ ra sao? Thời gian cúng ông Táo như nào? Bài cúng ông Công ông Táo và cần lưu ý gì sau khi cúng Ông ông ông Táo. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để hiểu rõ hơn, chuẩn bị thật chu đáo cho lễ cúng ông Công ông Táo.

Đồ vàng mã cúng ông Công ông Táo

Bộ ông Công ông Táo: Một trong những lễ vật không thể thiếu trong lễ cúng 23 tháng Chạp truyền thống là bộ ông Công ông Táo. Thông thường, bộ ông Công ông Táo đầy đủ sẽ bao gồm: 3 chiếc mũ, 3 đôi giày, 3 bộ áo, 3 con cá chép giấy. Mũ ông Công ba cỗ (hay ba chiếc) có 2 mũ đàn ông và 1 mũ đàn bà. Mũ dành cho Táo ông thường có 2 cánh chuồn, mũ dành cho Táo bà không có cánh chuồn. Những chiếc mũ này được trang trí bằng các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và dây kim tuyến.

Màu sắc của mũ, áo hay hia ông công thay đổi hàng năm theo ngũ hành:

  • Năm hành kim thì dùng màu vàng
  • Năm hành mộc thì dùng màu trắng
  • Năm hành thủy thì dùng màu xanh
  • Năm hành hỏa thì dùng màu đỏ
  • Năm hành thổ thì dùng màu đen

Cá chép: Tượng trưng cho phương tiện tiễn ông Công, ông Táo lên chầu trời. Ngày nay, cá chép có thể là cá sống hoặc làm bằng giấy.

Lưu ý: Bạn có thể dùng cá chép sống hoặc cá chép giấy để cúng ông Công ông Táo. Thường thì ở miền Bắc, người ta sẽ cúng ông Táo bằng cá chép sống thả trong chậu nước với ngụ ý “cá chép hóa rồng”, còn ở Nam bộ, người ta dùng cá chép giấy nhiều hơn. Ngoài bộ ông Công, ông Táo, người ta còn mua thêm tiền vàng cho lễ cúng 23 tháng Chạp.

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo

Tùy theo từng gia đình có thể chuẩn bị những lễ vật cúng ông Công, ông Táo khác nhau và còn phù thuộc vào văn hóa của từng vùng miền. Ngoài các lễ vật chính kể trên, thì còn có lễ mặn, hay lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc…) để tiễn Táo Quân.

Một mâm cỗ mặn cúng ông Công ông Táo thường gồm các thứ sau:

  • 1 đĩa gạo
  • 1 đĩa muối
  • 5 lạng thịt vai luộc (hoặc thịt gà)
  • 1 bát canh
  • 1 đĩa xào
  • 1 đĩa giò
  • 1 con cá chép rán (hoặc cá chép sống)
  • 1 đĩa xôi gấc
  • 1 đĩa hoa quả
  • 1 ấm trà sen
  • 3 chén rượu
  • quả cau, lá trầu
  • 1 lọ hoa
  • 1 tập giấy tiền, vàng mã

Ngoài ra, cúng ông Công ông Táo ở miền Bắc các gia đình cũng mua thêm 3 con cá chép, cá vàng sống (hoặc cá giấy - sau lễ đốt cùng vàng mã) thả vào chậu nước đặt cạnh mâm cỗ. Sau khi làm lễ thì đem ra sông thả, chúng được coi như là phương tiện đưa Táo quân lên trời. Ngoài ra, hình tượng cá chép cũng truyền tải khát vọng "cá chép hóa rồng" ngụ ý thăng hoa, tinh thần bền lòng chinh phục tri thức và sự thành công.

Ở miền Trung thì thường cúng một con ngựa giấy đầy đủ yên cương.

Ở miền Nam chỉ cúng áo, mũ giấy là đủ.

Thời gian cúng ông Công, ông Táo

Theo các chuyên gia phong thuỷ, lễ cúng ông Táo cần phải được thực hiện trước 12h ngày 23 tháng Chạp.

Cúng ông Công, ông Táo ngày mấy?

Theo truyền thống, ngày cúng tiễn ông Công ông Táo về trời là ngày 23 tháng Chạp (tức 23/12 Âm lịch) hàng năm. Theo đó, ngày ông Công ông Táo về trời năm 2024 sẽ rơi vào ngày thứ Sáu, hay ngày mùng 2 tháng 2 năm 2024 Dương lịch.

Theo phong thủy, đây là ngày Thanh Long Kiếp, có ý nghĩa là ngày lành thuận lợi cho việc xuất hành các hướng, các việc làm đều đạt kết quả tốt đẹp. Vậy nên, có thể xem ngày ông Công ông Táo 2024 là thời điểm thích hợp để các gia đình thực hiện nghi lễ truyền thống này.

Bài cúng ông Công ông Táo 2023

Nam Mô A Di Đà Phật

Nam Mô A Di Đà Phật

Nam Mô A Di Đà Phật

Con lạy chính phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Phật trời.

Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư Vị Tôn Thần.

Con Kính lạy ngài Kim Niên Đương Cai Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần.

Con kính lạy Bản Cảnh Thành Hoàng Chư Vị Đại Vương.

Con kính lạy các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc Đức tôn Thần.

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân.

Con kính lạy các vị Thần Thổ Công, Thổ Địa, Long Mạch Tài Thần cùng các Tôn Thần cai quản khu vực này.

Con lạy các cụ Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỉ, Bá thúc huynh đệ, Cô di tỉ muộn cùng hương linh gia tiên nội ngoại.

Hôm nay là ngày............................

Tín chủ con là...............................

Ngụ tại:.........................................

Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa, trà quả, xiêm hài áo mũ bày lên trước án. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm Kính mời ngài Kim Niên Đương Cai Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần, ngài Kim Niên Đương Cai Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần, Bản Cảnh Thành Hoàng Chư Vị Đại Vương, ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc Đức tôn Thần, ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân, các vị Thần Thổ Công, Thổ Địa, Long Mạch Tài Thần cùng các Tôn Thần cai quản khu vực này về thụ hưởng hương hoa lễ vật, chứng giám lòng thành, phù hộ độ trì cho......... được bình an, sở cầu tất ứng, sở nguyện thành tâm.

Chúng con cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Sau khi cúng ông Công ông Táo xong thì làm gì?

Gạo muối cúng ông Công ông Táo xong làm gì?

Có rất nhiều quan niệm khác nhau về vấn đề này, nhưng theo nghiên cứu của các chuyên gia phong thủy thì sau khi cúng ông Công ông Táo nên rải gạo, muối ra xung quanh nhà. Như vậy sẽ giúp xua đuổi tà ma, bảo vệ nhà cửa. Lại có quan niệm gạo muối đã cúng cho các vị Táo quân nhận rồi thì sẽ trở nên nguội lạnh, mất sinh khí nên tốt nhất không nên ăn, bỏ đi đốt cùng vàng mã thì sẽ tốt cho gia chủ.

Song có một ý quan niệm nhận rất nhiều sự đồng tình từ các chuyên gia phong thủy. Đó chính là cúng xong gạo muối cho Táo Quân thì nên cất lại dùng vì như vậy sẽ đem lại may mắn, điềm lành cho gia chủ.

Các chép cúng ông Công ông Táo xong thì làm gì?

Sau khi cúng xong, người dân sẽ đem phóng sinh ở sông, ao, hồ... với quan niệm để đưa ông Táo về trời.

Lưu ý đặc biệt khi cúng ông Công ông Táo

Khi mua đồ cúng ông Công ông Táo cần lưu ý màu sắc của mũ, áo hay hia ông Công thay đổi hàng năm theo ngũ hành. Năm 2023 hành kim, mua quần áo màu trắng.

Lưu ý khi chọn và thả cá chép cúng ông Công ông Táo

Cúng ông công ông Táo cần 3 chú cá chép đỏ, vì thế nếu bạn cho rằng nên cúng nhiều cá chép hoặc cúng một cặp là chưa đúng.

Theo truyền thuyết dân gian, ba vị Táo quân Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ là những vị thần cai quản mọi hoạt động của gia chủ, ông là vị thần quyết định sự may, rủi, phúc họa của cả gia chủ, bên cạnh đó ông còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ, giữ bình yên cho gia đình gia chủ.

Vì vậy tục cúng ông Táo mang ý nghĩa cầu mong cho sự ấm no, đầy đủ, sau đó mới đến ý nghĩa thờ "thần Bếp" chuyên cai quản việc bếp núc.

Nếu đã cúng cá chép giấy thì thôi cá chép sống và ngược lại. Cá chép sống dùng để cúng ông Công, ông Táo thường được chọn mua là cá chép đỏ.

Sau khi mua về nhà, nên thả vào một bát nước sạch, thả thêm 1 cọng rêu nhỏ vào bát nếu mua cá trước thời gian cúng lâu. Khi cúng bát (chậu) cá chép được để cạnh mâm cỗ cúng.

  • 10.531 lượt xem
👨 Tiểu Vân Cập nhật: 23/01/2024
Xem thêm: Bài cúng ông Công ông Táo Cúng ông Công ông Táo Tết 2024
Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm