Bộ đề thi thử vào lớp 10 năm học 2019 - 2020 trường THPT Hoàng Mai, Hà Nội Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Toán, Ngữ văn, tiếng Anh, Lịch sử
Bộ đề thi thử vào lớp 10 năm học 2019 - 2020 trường THPT Hoàng Mai, Hà Nội là tài liệu ôn thi vào lớp 10 hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 9 đang ôn thi vào lớp 10.
Tài liệu bao gồm đề thi của 4 môn Toán, Ngữ văn, tiếng Anh, Lịch sử có đáp án chi tiết kèm theo. Tài liệu sẽ giúp các bạn ôn tập và làm quen với các dạng câu hỏi của 4 môn nhằm chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi xét tuyển vào lớp 10 năm học 2019 - 2020 sắp tới. Sau đây, mời các bạn cùng thử sức với đề thi nhé!
Bộ đề thi thử vào lớp 10 trường THPT Hoàng Mai
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT HOÀNG MAI
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT - NĂM 2019
MÔN THI: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút
(Không kể thời gian phát đề)
Câu 1. (2,0 điểm)
Cho văn bản sau:
“…Tôi lặng lẽ gật đầu và quày quả chạy về nhà để kịp thu dọn đồ đạc. Sau khi chào
từ biệt mọi người trong nhà, cả bà Sáu lẫn người mẹ tội nghiệp của chị Ngà, tôi ngậm
ngùi quay lưng bước qua ngách cửa, vội vàng như người chạy trốn. Nhưng khi băng qua
sân, mắt chạm phải dãy cúc vàng từ nay không người nâng niu chăm sóc, lòng tôi bất giác
chùng xuống và đôi chân bỗng dưng nặng nề không bước nổi. Những cánh hoa vàng mỏng
manh kia rồi đây biết sẽ đem lại niềm vui cho tâm hồn ai trong những ngày sắp tới khi chị
Ngà đã vĩnh viễn ra đi và tôi cũng đang từ bỏ nơi này? Chiều nay tôi ra đi, tuổi thơ tôi ở
lại, mối tình đầu của tôi ở lại và màu hoa kỷ niệm kia cũng ngập ngừng ở lại. Ðừng buồn
hoa cúc nhé, tao cũng như mày thôi, từ nay trở đi mỗi khi hoàng hôn buông xuống, trái
tim lẻ loi trong ngực tao sẽ luôn đớn đau khi nhớ tới một người... "
(Trích “Đi qua hoa cúc” - Nguyễn Nhật Ánh – NXB Trẻ - 2005)
Thực hiện các yêu cầu sau:
a) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên (0.5 điểm).
b) Theo tác giả bài viết, tại sao đôi chân của nhân vật tôi lại “bỗng dưng nặng nề
không bước nổi”? (0.5 điểm).
c) Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản
trên. (1,0 điểm).
Câu 2. (3,0 điểm)
Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 12 câu), kể về một kỉ niệm có ý nghĩa và sâu
sắc nhất đối với em trong những năm học ở trường Trung học cơ sở.
Câu 3. (5,0 điểm)
Trong truyện ngắn “Làng”, nhà văn Kim Lân đã miêu tả tâm trạng của nhân vật
ông Hai về tình yêu làng:“Ông lại muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường
đắp ụ, xẻ hào, khuân đá… Chao ôi! Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá”.
(“Làng” - Kim Lân, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)
Từ nội dung đoạn trích trên và hiểu biết của em về truyện ngắn “Làng”, em hãy
viết một bài văn làm nổi bật tình yêu làng, yêu nước và niềm tin với Cách mạng của
nhân vật ông Hai.
--------------HẾT-------------
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT HOÀNG MAI
KỲ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT - NĂM 2019
ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM
MÔN THI: NGỮ VĂN
(Đáp án - thang điểm có 03 trang)
Câu
Đáp án
Điểm
1
a) Phương thức biểu đạt được sử dụng: Tự sự
0.5
b) Theo tác giả bài viết: “khi băng qua sân, mắt chạm phải dãy cúc vàng
từ nay không người nâng niu chăm sóc, lòng tôi bất giác chùng xuống”
nên “đôi chân bỗng dưng nặng nề không bước nổi”
0.5
c) Các biện pháp tu từ (chính) mà tác giả sử dụng:
- Câu hỏi tu từ: “… chị Ngà đã vĩnh viễn ra đi và tôi cũng đang từ bỏ nơi
này?” + So sánh: “…vội vàng như người chạy trốn”
=> Tác dụng: Nhấn mạnh tâm trạng nuối tiếc của nhân vật tôi; cảm xúc
hối hả, vội vàng của nhân vật
- Tương phản (Đối lập) + Điệp từ : “Chiều nay tôi ra đi, tuổi thơ tôi ở
lại, mối tình đầu của tôi ở lại và màu hoa kỷ niệm kia cũng ngập ngừng ở
lại…”: Tương phản giữa ra đi và ở lại; Điệp từ “ở lại”
=> Tác dụng: nhấn mạnh sự ra đi của nhân vật trữ tình, sự ra đi để lại
nhiều nỗi niềm, gây cảm giác chia lìa, mất mát.
- Ẩn dụ: “Lòng tôi bất giác chùng xuống…”; “đôi chân bỗng dưng nặng
nề không bước nổi…”: Lòng tôi chùng xuống và đôi chân nặng nề là ẩn
dụ cho nỗi niềm luyến tiếc của nhân vật.
=> Tác dụng: thể hiện sâu sắc nỗi tiếc tuối khi phải rời xa nơi mình đã
một thời gắn bó, tình cảm yêu thương của chàng trai trong câu chuyện.
- Hoán dụ + Nhân hóa: “Trái tim lẻ loi trong ngực tao sẽ luôn đớn
đau…”: Trái tim hoán dụ cho cảm xúc, tâm trạng, cho nỗi đau đớn của
nhân vật trữ tình. Trái tim cũng được nhân hóa, cũng có tâm tư, tình cảm
như con người.
=> Tác dụng: sự kết hợp của hai biện pháp nghệ thuật này cũng là dụng
ý của tác giả, diễn tả chiều sâu cảm xúc trong tâm hồn của nhân vật.
0.25
0.25
0.25
0.25
2
Yêu cầu học sinh kể về một kỷ niệm mà có ý nghĩa sâu sắc nhất đối với
em trong những năm học THCS.
3.0
a) Đảm bảo cấu trúc : Đoạn văn khoảng 12 câu (Theo lối Diễn dịch, Quy
nạp, Tổng phân hợp…)
0.25
b) Xác định đúng vấn đề nghị luận: một kỷ niệm mà có ý nghĩa sâu sắc
nhất trong những năm học THCS.
0.25
c) Nội dung:
- Học sinh lựa chọn câu chuyện mà có ý nghĩa/ nhớ nhất/ đối với bản thân
mình.
- Nội dung câu chuyện đảm bảo có tính chất tích cực, có ảnh hưởng tốt
đối với người kể và có bài học nhận thức cho mọi người xung quanh.
0.5
1.5
d) Sáng tạo: Có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với đặc trưng
tiếp nhận văn học, diễn đạt bằng ngôn ngữ của mình.
0.25
e) Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo các quy tắc về chính tả, dùng từ, đặt
câu,...
0.25
3
Viết bài văn làm sáng tỏ tình yêu làng, yêu nước và niềm tin với Cách
mạng của nhân vật ông Hai.
5.0
a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài
triển khai được vấn đề, Kết bài kết luận được vấn đề.
0.25
b) Xác định đúng vấn đề nghị luận: tình yêu làng, yêu quê hương đất
nước của nhân vật ông Hai.
0.25
c) Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
1. Mở bài
- Giới thiệu tác giả và tác phẩm
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: tình yêu làng của nhân vật Ông Hai
2. Thân bài
- Tình yêu và niềm tự hào của ông Hai về làng chợ Dầu: Trong con mắt
của ông, cái gì của làng Chợ Dầu cũng to lớn và đẹp đẽ, đẹp hơn hẳn
những thứ của thiên hạ, từ cái phòng thông tin triển lãm mà ông cho là
“sáng sủa và rộng rãi nhất vùng”, cho tới cái chòi phát thanh, đến cả cây
lúa ngoài đồng…
- Tuy sống xa làng nhưng ông luôn hướng về làng: Bởi thế mà khi chiến
tranh xảy ra, phải đi tản cư ở nơi khác, ông khoe rất nhiều về làng của
0.5
0.75
0.5
Liên kết tải về
Link Download chính thức:
Bộ đề thi thử vào lớp 10 năm học 2019 - 2020 trường THPT Hoàng Mai, Hà Nội Download
Có thể bạn quan tâm
-
Văn mẫu lớp 11: Phân tích ba lần Chí Phèo đến nhà Bá Kiến (Dàn ý + 8 Mẫu)
-
Tập làm văn lớp 5: Tả em trai của em
-
Đoạn văn Tiếng Anh về một hoạt động ở trường (4 mẫu)
-
Soạn bài Ôn tập trang 95 - Chân trời sáng tạo 7
-
Bài viết số 7 lớp 8 đề 3: Hãy nói không với các tệ nạn xã hội
-
Văn mẫu lớp 12: Nghị luận xã hội Chiến thắng bản thân là chiến thắng hiển hách nhất
-
Văn mẫu lớp 11: Phân tích bài thơ Chiều tối (Mộ) của Hồ Chí Minh
-
Lời chia buồn dùng trong đám tang - Lời phúng viếng đám ma cảm động nhất
-
Văn mẫu lớp 6: Cảm nghĩ về bài thơ Lượm của Tố Hữu (6 mẫu)
-
Lý thuyết và bài tập FoxPro - Giáo trình tự học FoxPro
Sắp xếp theo
Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm