Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 trường THPT Trần Hưng Đạo, Vĩnh Phúc Đề thi minh họa THPT Quốc gia môn Toán, Lịch sử, Địa lý

Download.vn xin gửi đến các bạn học sinh lớp 12 Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 trường THPT Trần Hưng Đạo, Vĩnh Phúc. Đề thi bám sát theo cấu trúc đề thi THPT quốc gia 2018 của Bộ GD&ĐT với 50 câu hỏi trắc nghiệm trong thời gian làm bài là 90 phút.

Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn thí sinh ôn tập và củng cố thêm kiến thức của môn Toán để làm tốt bài thi THPT quốc gia sắp tới. Sau đây là nội dung chi tiết, mời bạn đọc cùng tham khảo và tải tài liệu tại đây.

Đề thi minh họa THPT Quốc gia môn Lịch sử

Câu 1: Hội nghị Ianta (tháng 2 - 1945) không thông qua quyết định nào?

A. Giao cho quân Pháp việc giải giáp quân đội Nhật ở Đông Dương.

B. Quy định việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít.

C. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình, an ninh thế giới.

D. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật.

Câu 2: Quốc gia đầu tiên phóng thành công tàu vũ trụ có người lái bay vòng quanh trái đất là

A. Mỹ

B. Liên Xô.

C. Anh

D. Pháp.

Câu 3: Chính quyền cách mạng do quần chúng nhân dân thiết lập nên sau Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là

A. Chính phủ lâm thời.

B. Nhà nước dân chủ nhân dân.

C. Nhà nước cộng hòa dân chủ nhân dân.

D. Các Xô viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính.

Câu 4: Theo thỏa thuận các nước đồng minh tại Hội nghị Ianta, khu vực Đông Nam Á thuộc phạm vi ảnh hưởng của

A. Các nước phương Tây.

B. Liên Xô.

C. Mĩ.

D. Anh.

Câu 5: Vai trò quan trọng nhất của tổ chức Liên hợp quốc là

A. thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các nước trên thế giới.

B. duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

C. giải quyết các vụ tranh chấp và xung đột khu vực.

D. giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế.

Câu 6: Biến đổi lớn nhất của các nước Đông Nam Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. thành lập tổ chức ASEAN, đẩy mạnh hợp tác trong khu vực.

B. trở thành khu vực hòa bình, hợp tác, hữu nghị.

C. trở thành khu vực năng động và phát triển.

D. trở thành các quốc gia độc lập.

Câu 7: Tháng 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập là biểu hiện rõ nét của xu thế nào?

A. Toàn cầu hóa.

B. Hòa hoãn Đông - Tây.

C. Đa cực, nhiều trung tâm.

D. Liên kết khu vực.

Câu 8: Trong công cuộc xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, Liên Xô đi đầu trong lĩnh vực

A. công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

B. công nghiệp vũ trụ và công nghiệp điện hạt nhân.

C. công nghiệp nặng, chế tạo máy móc.

D. công nghiệp quốc phòng.

Câu 9: Kết quả cuộc đấu tranh giành độc lập của các nước Đông Nam Á năm 1945 chứng tỏ

A. điều kiện khách quan giữ vai trò quyết định.

B. lực lượng vũ trang giữ vai trò quyết định.

C. tầng lớp trung gian đóng vai trò nòng cốt.

D. điều kiện chủ quan giữ vai trò quyết định.

Câu 10: Chính sách đối ngoại của Trung Quốc 1979 đến nay là

A. Mở rộng quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước trên thế giới.

B. Tiếp tục đường lối đóng cửa.

C. Duy trì hai đường lối bất lợi cho Trung Quốc.

D. Chỉ mở rộng quan hệ hợp tác với các nước Xã hội chủ nghĩa

Câu 11: Sự khởi sắc của tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được đánh dấu bằng sự kiện nào

A. Việt Nam gia nhập ASEAN (7/1995).

B. Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Bali (2/1976).

C. Campuchia gia nhập ASEAN (4/1999).

D. Các nước ký bản Hiến chương ASEAN (11/2007).

Câu 12: Sắp xếp các dữ liệu theo thứ tự thời gian về thành tựu khoa học-kĩ thuật Liên Xô từ sau năm 1945:

1. Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo.

2. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.

3. Liên Xô phóng tàu vũ trụ, mở đầu kỷ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.

A. 2, 3, 1.

B. 2, 1, 3.

C. 3, 2,1.

D. 1, 3, 2.

Câu 13: Tình hình kinh tế Trung Quốc (1979 - 1998 ) có điểm gì nổi bật?

A. Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm chạp.

B. Kinh tế phát triển mạnh, trở thành một trong những trung tâm kinh tế tài chính của thế giới.

C. Nền kinh tế Trung Quốc tiến bộ nhanh chóng, tốc độ tăng trưởng cao.

D. Nền kinh tế đã phục hồi ngang bằng so với thời kì trước chiến tranh thứ hai.

Câu 14: Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX là

A. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh.

B. Khởi nghĩa Ba Đình.

C. Khởi nghĩa Hương Khê.

D. Khởi nghĩa Bãi Sậy

Câu 15: Việc thực dân Anh đưa ra phương án Mobatơn đã chứng tỏ

A. thực dân Anh đã nhượng bộ trong quá trình cai trị ở Ấn Độ.

B. thực dân Anh muốn thay đổi phương án cai trị để xoa dịu mâu thuẫn dân tộc.

C. cuộc đấu tranh đòi độc lập của nhân dân Ấn Độ đã giành thắng lợi hoàn toàn.

D. thực dân Anh đã chấm dứt việc cai trị và bóc lột Ấn Độ.

Câu 16: Ý nào dưới đây không phải là điểm tương đồng về lịch sử của cả ba nước Đông Dương trong giai đoạn 1945 -1975?

A. Ba nước tiến hành kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ xâm lược.

B. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam, Lào và Campuchia góp phần vào sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ và kiểu mới.

C. Sự đoàn kết của ba dân tộc góp phần vào thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.

D. Có những giai đoạn thực hiện chính sách hòa bình, trung lập và đấu tranh chống lại chế độ diệt chủng.

Câu 17: Việc Nhật Bản đầu hàng không điều kiện có ý nghĩa như thế nào?

A. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.

B. Quân Nhật chính thức ngừng chiến đấu trên các mặt trận.

C. Khẳng định sức mạnh của Liên Xô và Mĩ.

D. Các nước thuộc địa của Nhật được giải phóng.

Câu 18: Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam từ sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu là

A. thừa nhận chế độ đa nguyên đa đảng.

B. tập trung cải cách chính trị.

C. kiên định con đường xã hội chủ nghĩa, giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

D. duy trì nền kinh tế bao cấp.

Câu 19: Tháng 3 - 1921, Đảng quyết định thực hiện Chính sách kinh tế mới (NEP) ở nước Nga trong bối cảnh

A. đã hoàn thành nhiệm vụ công nghiệp hóa.

B. quan hệ sản xuất phong kiến vẫn thống trị.

C. đã hoàn thành tập thể hóa nông nghiệp.

D. nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng.

Câu 20: Tính chất của Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là

A. Cách mạng tư sản

B. Cách mạng vô sản

C. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.

D. Cách mạng giải phóng dân tộc.

Câu 21: Đường lối chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước Nga (1917) được V. I. Lê nin đề ra trong

A. Chính sách cộng sản thời chiến.

B. Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa.

C. Chính sách kinh tế mới (NEP).

D. Luận cương tháng Tư.

Câu 22: Sự kiện nước Đức kí văn bản đầu hàng không điều kiện ngày 9-5-1945 có ý nghĩa gì?

A. Chủ nghĩa phát xít bị tiêu diệt hoàn toàn.

B. Chiến tranh chấm dứt hoàn toàn ở châu Âu.

C. Liên Xô đã giành thắng lợi hoàn toàn.

D. Chiến tranh chấm dứt hoàn toàn trên thế giới.

................

Đề thi minh họa THPT Quốc gia môn Địa lý

Đề thi minh họa THPT Quốc gia môn Toán

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
Sắp xếp theo