Bộ đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Sinh học lớp 12 năm 2019 - 2020 Đề kiểm tra chất lượng đầu năm môn lớp 12
Download.vn xin gửi đến quý thầy cô giáo và các bạn học sinh Bộ đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Sinh học lớp 12 năm 2019 - 2020.
Đây là đề kiểm tra chất lượng đầu năm lớp 12 nhằm đánh giá chất lượng học sinh. Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Sinh học lớp 12 có đáp án chi tiết kèm theo sẽ giúp các em học sinh ôn tập các dạng bài tập môn Sinh học chuẩn bị cho bài thi khảo sát chất lượng đầu năm. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo và tải tài liệu tại đây.
Đề kiểm tra chất lượng đầu năm môn Sinh học
Câu 1: Cho các thành phần sau:
1. Các nucleotit A,T,G,X. 2. ADN polimeraza. 3. Riboxom.
4. ADN Ligaza. 5. ATP. 6. ADN.
7. Các axit amin tự do. 8. tARN.
Có bao nhiêu thành phần trực tiếp tham gia vào quá trình tổng hợp ADN?
A. 4
B. 6
C. 3
D. 5
Câu 2: Loại nucleotit nào sau đây không phải là đơn phân cấu tạo nên phân tử ADN?
A. Timin
B. Uraxin
C. Xitozin
D. Adenin
Câu 3: Một phân tử mARN ở E. coli có tỉ lệ % các loại nucleotit là: U = 20%, X = 30%, G = 20%. Tỉ lệ % từng loại nucleotit của gen đã tổng hợp nên phân tử mARN trên là
A. G = X = 25%; A = T = 25%
B. G = X = 30%; A = T = 20%
C. G = X = 20%; A = T = 30%
D. G = X = 10%; A = T = 40%
Câu 4: Codon nào sau đây quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã?
A. 5’UGG 3’
B. 5’UGX 3’
C. 5’UAG 3’
D. 5’UAX 3’
Câu 5: Loại enzim nào tham gia trực tiếp vào quá trình phiên mã các gen cấu trúc ở sinh vật nhân sơ?
A. ARN polimeraza
B. Restrictaza
C. ADN polimeraza
D. Ligaza
Câu 6: Phân tử tARN mang axit amin foocmin Metionin ở sinh vật nhân sơ có bộ ba đối mã (anticodon) là:
A. 5’AUG 3’.
B. 5’UAX 3’.
C. 3’AUG 5’.
D. 3’UAX 5’.
Câu 7: Một gen có 900 cặp nucleotit và có tỉ lệ các loại nucleotit bằng nhau. Số liên kết hidro của gen là
A. 1798
B. 1125
C. 2250
D. 3060
Câu 8: Một gen ở vi khuẩn E. coli có 2300 nucleotit và số nucleotit loại X chiếm 22% tổng số nucleotit của gen. Số nucleotit loại T của gen là
A. 644
B. 506
C. 322
D. 480
Câu 9: Gen là một đoạn ADN mang thông tin
A. mã hoá cho 1 chuỗi polipeptit hoặc 1 phân tử ARN.
B. mã hoá các axit amin.
C. qui định cấu trúc của 1 phân tử prôtêin.
D. qui định cơ chế di truyền .
Câu 10: Phát biểu đúng về đặc điểm của mã di truyền, trừ:
A. Mã di truyền được đọc từ một điểm xác định theo từng bộ ba (không gối lên nhau).
B. Mã di truyền có tính phổ biến (tất cả các loài đều có chung 1 bộ mã di truyền, không có ngoại lệ).
C. Mã di truyền có tính thoái hóa (nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa 1 loại axit amin, trừ AUG và UGG).
D. Mã di truyền có tính đặc hiệu (1 bộ ba chỉ mã hóa 1 loại axit amin).
Câu 11: Trong quá trình tổng hợp các mạch ADN mới, ADN pôlimeraza xúc tác hình thành mạch đơn mới theo chiều
A. chiều 3’ → 5’.
B. chiều 5’ → 3’.
C. cả 2 chiều.
D. chiều 5’ → 3’ hoặc 3’ → 5’ tùy theo từng mạch khuôn.
Câu 12: Vật liệu di truyền là ADN được truyền lại cho thế hệ sau là nhờ cơ chế
A. tự nhân đôi của ADN. B. phiên mã của ADN.
C. dịch mã trên phân tử mARN. D. phiên mã và dịch mã.
Câu 13: Trình tự phù hợp với trình tự các nucleotit được phiên mã từ 1 gen có đoạn mạch gốc là 3’ AGXTTAGXA 5’ là
A. 3’AGXUUAGXA5’.
B. 3’UXGAAUXGU5’.
C. 5’AGXUUAGXA3’.
D. 5’UXGAAUXGU3’
Câu 14: Sự phiên mã diễn ra trên
A. mạch mã gốc có chiều 3’ → 5’của gen.
B. trên cả 2 mạch của gen.
C. mạch bổ sung có chiều 5’ → 3’của gen.
D. mã gốc hay trên mạch bổ sung là tùy theo loại gen.
Câu 15: Quá trình dịch mã bao gồm các giai đoạn nào?
A. Phiên mã và tổng hợp chuỗi polipeptit.
B. Phiên mã và hoạt hóa axit amin.
C. Tổng hợp chuỗi polipeptit và loại bỏ axit amin mở đầu.
D. Hoạt hóa axit amin và tổng hợp chuỗi polipeptit.
Câu 16: Quá trình dịch mã sẽ dừng lại khi riboxom
A. tiếp xúc với codon mở đầu.
B. tiếp xúc với codon kết thúc.
C. tiếp xúc với vùng kết thúc nằm sau codon kết thúc.
D. trượt qua hết phân tử mARN.
Câu 17: Một gen cấu trúc thực hiện quá trình phiên mã liên tiếp 8 lần sẽ tạo ra số phân tử ARN thông tin là:
A. 15.
B. 3.
C. 8
. D. 6.
Câu 18: Ở tế bào nhân thực, quá trình nhân đôi ADN diễn ra ở đâu trong tế bào?
A. Tế bào chất
B. Riboxom
C. Ti thể
D. Nhân tế bào
Câu 19: Ở tế bào nhân thực, quá trình nào sau đây chỉ diễn ra ở tế bào chất?
A. Phiên mã tổng hợp tARN.
B. Nhân đôi ADN.
C. Dịch mã.
D. Phiên mã tổng hợp mARN.
Câu 20: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Một bộ ba mã di truyền có thể mã hoá cho một hoặc một số axit amin.
B. Trong phân tử ARN có chứa gốc đường C5H10O5 và các bazơ nitric A, T, G, X.
C. Ở sinh vật nhân chuẩn, axit amin mở đầu chuỗi pôlipeptit sẽ được tổng hợp là Metiônin.
D. Phân tử tARN và rARN có cấu trúc mạch đơn, phân tử mARN có cấu trúc mạch kép.
Câu 21: Sự giống nhau của hai quá trình nhân đôi và phiên mã là
A. trong một chu kì tế bào có thể thực hiện nhiều lần.
B. thực hiện trên toàn bộ phân tử ADN.
C. đều có sự xúc tác của ADN pôlimeraza.
D. việc lắp ghép các đơn phân được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc bổ sung.
Câu 22: Một gen ở sinh vật nhân thực có 3900 liên kết hidro và có 900 nucleotit loại Guanin. Mạch 1 của gen có số nucleotit loại Adenin chiếm 30% và số nucleotit loại Guanin chiếm 10% tổng số nucleotit của mạch. Số nucleotit mỗi loại ở mạch 1 của gen này là:
A. A = 450; T = 150; G = 750; X = 150
B. A = 150; T = 450; G = 750; X = 150
C. A = 750; T = 150; G = 150; X = 150
D. A = 450;T = 150; G = 150; X = 750
Câu 23: Trong quá trình dịch mã
A. tại cùng một thời điểm, trên mỗi mARN thường có một số Riboxom hoạt động được gọi là polixom
B. nguyên tắc bổ sung giữa codon và anticodon thể hiện trên toàn bộ các nucleotit của mARN
C. có sự tham gia trực tiếp của ADN, mARN, tARN và rARN.
D. Riboxom dịch chuyển trên mARN theo chiều 3Ꞌ - 5Ꞌ.
.............
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết