Bài thu hoạch tập huấn SGK lớp 1 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống Bài thu hoạch tập huấn môn Toán lớp 1
Bài thu hoạch tập huấn môn Toán lớp 1 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp thầy cô tham khảo, có thêm kinh nghiệm để viết bài thu hoạch bồi dưỡng thay sách giáo khoa lớp 1 cho mình.
Sau khi học xong lớp tập huấn sách giáo khoa mới, giáo viên phải viết bài thu hoạch tập huấn SGK lớp 1 để trình bày lại những gì đã học. Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm bài thu hoạch sách Cánh diều. Vậy mời thầy cô tham khảo bài thu hoạch trong bài viết dưới đây của Download.vn:
Bài thu hoạch tập huấn SGK Toán lớp 1 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Câu 1: Phân tích một số điểm mới trong sách giáo khoa Toán 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống)
Cấu trúc SGK Toán 1
Sách giáo khoa (SGK) Toán 1 được biên soạn bám sát theo quan điểm chung của bộ sách là “Kết nối tri thức với cuộc sống” trong đó đảm bảo tính cơ bản, sáng tạo và thực tiễn.
Về cấu trúc và nội dung, SGK Toán 1 có một số điểm đổi mới căn bản khi thiết kế các nội dung theo chủ đề, mỗi chủ đề được biên soạn theo từng bài thay vì tiết học. Cách tiếp cận này sẽ giúp giáo viên (GV) linh hoạt hơn trong giảng dạy tuỳ theo tình hình thực tế của lớp học.
Cấu trúc mỗi bài thường gồm các phần: Phần Khám phá giúp học sinh (HS) tìm hiểu kiến thức mới, phần Hoạt động giúp HS thực hành kiến thức ở mức độ cơ bản, phần Trò chơi giúp HS thực hành, củng cố kiến thức và phần Luyện tập giúp HS ôn tập, vận dụng và mở rộng kiến thức thông qua hệ thống các bài tập cơ bản và nâng cao.
Những điểm mới của SGK Toán 1
1. Xây dựng tuyến nhân vật xuyên suốt
Tuyến nhân vật xuyên suốt được xây dựng giúp HS cảm thấy gần gũi và tương tác nhiều hơn với cuốn sách, bao gồm: hai chị em Mai và Mi; hai bạn Việt và Nam học cùng lớp Mai và bạn Rô-bốt, nhân vật đặc biệt rất thông minh và tinh nghịch. Các bạn nhỏ trong bộ sách sẽ lớn lên theo từng lớp học và hi vọng sẽ trở thành những người bạn thân thiết của mỗi HS trong những năm tháng học trò.
2. Nội dung luôn được gắn với thực tiễn
Về mức độ nội dung, SGK Toán 1 đảm bảo các yêu cầu cần đạt của Chương trình Giáo dục phổ thông môn Toán năm 2018 đối với lớp 1. Với mỗi bài học, các đơn vị kiến thức, hệ thống các bài tập, ví dụ minh hoạ được thiết kế theo định hướng phát triển năng lực, luôn xuất phát từ trực quan, gắn với thực tiễn, mức độ khó đa dạng, đảm bảo phục vụ cho tất cả các đối tượng HS sử dụng. Ví dụ: Bài 14, trang 92, Toán 1, tập một.
3. Hỗ trợ đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
Các nội dung của SGK Toán 1 được lồng ghép rất nhiều hoạt động, trò chơi giúp GV cùng HS có thể trải nghiệm và tổ chức lớp học một cách đa dạng, góp phần đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Ví dụ: Trò chơi nhặt trứng, trang 19, Toán 1, tập một,...
4. Lồng ghép, tích hợp nội dung nội môn và liên môn
Nhiều nội dung lịch sử, địa lí, văn học, khoa học và công nghệ được lồng ghép không chỉ giúp HS cảm thấy sự gần gũi của toán học mà còn tăng thêm hiểu biết, vốn sống cho các em. Ví dụ: Bài tập về các giai đoạn phát triển của hoa sen (trang 89, Toán 1, tập hai); Bài tập về xem giờ đi máy bay (trang 83, Toán 1, tập hai); Bài tập về Rô-bốt đi du lịch (trang 79, Toán 1, tập hai); Bài tập về Rùa và Thỏ (trang 82, Toán 1, tập hai),...
5. Minh hoạ sách đặc biệt được chú trọng
Do đặc thù của sách tiểu học, công tác minh hoạ đặc biệt được chú trọng, đảm bảo tính xuyên suốt, tính lôgic và thẩm mĩ cao trong toàn bộ cuốn sách. Từng chi tiết nhỏ như tính phù hợp về trang phục đối với vùng miền, thời tiết, bối cảnh đều được cân nhắc rất kĩ lưỡng. Ví dụ: Hoạt động trang 25, trang 29 Toán 1, tập một được minh hoạ đảm bảo tính lôgic và thẩm mĩ cao.
6. Đổi mới về kiểm tra, đánh giá
Cuốn sách đưa ra một số nội dung có thể sử dụng để phục vụ công tác kiểm tra, đánh giá định kì (Bài 20, Toán 1, tập một và Bài 41, Toán 1, tập hai).
Câu 2: Lựa chọn một nội dung trong sách giáo khoa Toán 1 (Kết nối tri thức với cuộc sống) và soạn bài dạy học cho nội dung đó.
BÀI 22: So sánh số có hai chữ số
I. MỤC TIÊU:
Học xong bài này học sinh đạt các yêu cầu sau:
- So sánh các số có hai chữ số.
- Nhận ra số lớn nhất, bé nhất trong nhóm có 3 số.
- Học sinh tích cực, hứng thú, chăm chỉ. Thực hiện các yêu cầu của giáo viên nêu ra.
- Học sinh quan sát và trình bày được kết quả quan sát thông qua các hoạt động học.
- Vận dụng được kiến thức kĩ năng được hình thành trong bài học để giải quyết vấn đề thực tiễn.
I. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Giáo án, tranh ảnh, phiếu học tập, bảng nhóm
2. Học sinh:
- Vở, SGK
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
Hoạt động 1: Khởi động | |
- Tổ chức cho học sinh đọc nối tiếp các số từ 85 đến 100 - Nhận xét, chốt, chuyển - Giới thiệu bài học. YC HS đọc mục tiêu Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới - Yêu cầu HS quan sát tranh gv đính lên bảng - Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát các hình vẽ trong bài học để dựa vào trực quan mà nhận ra: 16: có 1 chục và 6 đơn vị. 19: có 1 chục và 9 đơn vị. 16 và 19 cùng có 1 chục, mà 6 < 9 nên 16 < 19 (đọc là 16 bé hơn 19) Chốt nội dung. - Giáo viên đưa ra 2 cặp số và yêu cầu học sinh tự đặt dấu < dấu > vào chỗ chấm 42 … 44 76 …. 71 *Giới thiệu 42 > 25 - Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát hình vẽ trong bài học để dựa vào trực quan mà nhận ra: 42 có 4 chục và 2 đơn vị. 25 có 2 chục và 5 đơn vị. 42 và 25 có số chục khác nhau 4 chục lớn hơn 2 chục (40 > 20) Nên 42 > 25. Có thể cho học sinh tự giải thích (chẳng hạn 42 và 25 đều có 2 chục, 42 còn có thêm 2 chục và 2 đơn vị. Tức là có thêm 22 đơn vị, trong khi đó 25 chỉ có thêm 5 đơn vị, mà 22 > 5 nên 42 > 25) - Giáo viên đưa ra 2 số 24 và 28 để học sinh so sánh và tập diễn đạt: 24 và 28 đều có số chục giống nhau, mà 4 < 8 nên 24 < 28 - Vì 24 < 28 nên 28 > 24 Hoạt động 3: Thực hành luyện tập Bài 1: - Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu bài 1. - Đính tranh hướng dẫn học sinh so sánh (theo mẫu) - Cho HS làm vào bảng con từng tranh - HS cùng GV nhận xét, sửa bài. - Giáo viên yêu cầu học sinh nói lên cách so sánh từng tranh. Bài 2: - Cho hs đọc yêu cầu - Muốn tìm được số lớn nhất em cần làm gì? - Phát phiếu học tập yêu cầu HS làm phiếu bt . - GV nhận xét chốt. Bài 3: - Cho hs đọc yêu cầu bài 3 - Phát phiếu học tập yêu cầu học sinh thảo luận nhóm lớn làm vào phiếu bt - GV nhận xét, chốt ý 24 > 19 56< 65 35<37 90 >89 68=68 71< 81 Bài 4: -Cho HS đọc yêu cầu bài - Gv đính các lọ theo hình trong sách. Hỏi: - Muốn tìm được số bé nhất ta cần làm gì ? - Muốn tìm được số lớn ta cần làm gì ? Trò chơi: Thi tiếp sức. Chia lớp thành 2 đội chơi. Mỗi đội 4 người. Luật chơi: Lần lượt các thành viên trong đội chạy lên chọn lọ có đáp án đúng. Đội nào làm nhanh và đúng hơn đội đó dành chiến thắng. - Tiến hành trò chơi. - Nhận xét, phát thưởng. Hoạt động 4: Vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn. - Yêu cầu học sinh đếm và so sánh số bạn nam và bạn nữ trong lớp . -Nhận xét - GV tổng kết bài học. - Nhận xét, dặn dò. | - HS chơi nối tiếp nhau đọc các số từ 85 đến 100. Một bạn đọc trước số 85 rồi chỉ định một bạn khác nêu số tiếp theo, lần lượt như vậy đến hết số 100 - Nghe, viết mục bài vào vở - Quan sát tranh - Học sinh nhận biết 16 < 19 nên 19 > 16 - Học sinh điền dấu vào chỗ chấm, có thể giải thích - Học sinh quan sát tranh - Học sinh so sánh và nhận biết: 42 > 25 nên 25 < 42 - Học sinh đọc yêu cầu bài 1 - Lắng nghe - Cả lớp làm vào bảng con - HS diễn đạt cách so sánh từng tranh -1 Hs đọc yêu cầu bài 2 - Cá nhân HS trả lời: ta cần so sánh các số. -Cả lớp làm bài tập phiếu học tập. -1 Hs đọc yêu cầu bài 3 - Làm bài trên phiếu học tập - Trình bày kết quả và cùng nhau nhận xét. -1 HS đọc yêu cầu bài - HS trả lời: Ta cần so sánh các số. - Chơi theo đội. - Đếm và so sánh theo yêu cầu |