Bài tập cuối khóa Mô đun 9 Tiểu học - Tất cả các môn Đáp án tập huấn Module 9 (12 môn)

Bài tập cuối khóa Mô đun 9 Tiểu học gồm 12 môn Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, Hoạt động trải nghiệm, Giáo dục thể chất, Tự nhiên và xã hội, Khoa học, Tin học, Mĩ thuật, Âm nhạc, Lịch sử - Địa lí, Công nghệ cấp Tiểu học.

Qua đó, giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng hoàn thiện bài tập cuối khóa Mô đun 9 của mình. Bên cạnh đó, còn có thể tham khảo thêm đáp án trắc nghiệm Mô đun 9 Tiểu học các môn. Chi tiết mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn nhé:

Bài tập cuối khóa Module 9 môn Toán

BẢN MÔ TẢ PHƯƠNG ÁN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CHO HOẠT ĐỘNG HỌC TRONG KẾ HOẠCH BÀI DẠY

TÊN BÀI DẠY: SỐ 6

MÔN HỌC: TOÁN - LỚP 1

THỜI LƯỢNG: 1 TIẾT

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Học xong bài này, HS đạt được các yêu cầu sau:

  • Biết cách đếm các nhóm đồ vật có số lượng đến 6. Thông qua đó HS nhận biết được số lượng, hình thành biểu tượng về số 6.
  • Đọc, viết được số 6.
  • Lập được các nhóm đồ vật có số lượng là 6.
  • Thực hiện tách, gộp 6.

2. Có cơ hội hình thành và phát triển:

  • Năng lực: Sử dụng công cụ, phương tiện học toán; Giao tiếp toán học; Mô hình hóa toán học.
  • Phẩm chất: Chăm chỉ; trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU SỐ:

  • Thiết bị: Máy vi tính, ti vi.
  • Học liệu số: Bài PowerPoint, video hướng dẫn quy trình viết số 6, hình ảnh.

1. MÔ TẢ HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ ỨNG DỤNG CNTT, THIẾT BỊ, PHẦN MỀM VÀ HỌC LIỆU SỐ

Tên hoạt động: Hình thành kiến thức mới

a. Mục tiêu: Biết cách đếm các nhóm đồ vật có số lượng đến 6. Thông qua đó HS nhận biết được số lượng, hình thành biểu tượng về số 6.

  • Đọc, viết được số 6.
  • Thực hiện tách số 6 theo yêu cầu.

b. Nội dung:

  • Học sinh quan sát hình ảnh giáo viên chia sẻ về nhóm một số đối tượng (6 số lượng) để có biểu tượng về số 6, nhận diện được số 6.
  • Học sinh quan sát dãy số từ 1 đến 5 giáo viên chia sẻ để nhận biết vị trí, thứ tự của số 6 trong dãy số tự nhiên.
  • Học sinh xem video quy trình viết số 6 giáo viên chia sẻ, thực hành viết số 6.
  • Học sinh dựa vào hình ảnh gợi ý giáo viên chia sẻ, thực hiện việc tách số 6 theo yêu cầu.

c. Sản phẩm:

  • Câu trả lời của học sinh: Xác định đúng các nhóm đồ vật có số lượng đến 6.
  • Học sinh đọc - viết đúng số 6.
  • Học sinh tách đúng số 6 theo yêu cầu.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động học của học sinh/ sản phẩm mong đợi

Cách tiến hành:

* Hình thành số 6

- GV trình chiếu hình vẽ 6 con bướm và yêu cầu học sinh đếm: Có mấy con bướm?

GV trình chiếu tiếp hình vẽ 6 chấm tròn: Có mấy chấm tròn?

- GV giới thiệu bài: số 6

- Gv chiếu 2 nhóm đồ vật có số lượng 5 và 6 - Yêu cầu HS đếm và nêu nhóm đồ vật có số lượng là 6.

* Đọc- viết số 6

- Gv chiếu số 6.

- GV chiếu tiếp dãy số từ 1 đến 6.

+Trong dãy số từ 1 đến 6 thì số 6 đứng sau số nào ?

- Gv cho HS xem video hướng dẫn quy trình viết số 6.

* Thực hiện tách số 6

- GV chiếu hình ảnh minh họa việc tách số 6.

- GV nhận xét việc tách số của học sinh.

- HS quan sát, đếm và nêu: Có 6 con bướm.

- HS quan sát, đếm và nêu: Có 6 chấm tròn.

- HS nhắc lại.

- HS đếm và nêu nhóm đồ vật có số lượng là 6 (hình 2: có 6 cái mũ).

- HS nối tiếp đọc (cá nhân, nhóm, tổ): Số sáu.

- HS đọc các số từ 1 đến 6.

- Số 6 đứng sau số 5.

- HS xem và tự viết số 6 vào bảng con.

- HS quan sát, thực hiện tách số 6 theo hình ảnh.

- Học sinh lắng nghe, quan sát, nhận xét bạn.

Bài tập cuối khóa Module 9 môn Đạo đức

BẢN MÔ TẢ PHƯƠNG ÁN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CHO HOẠT ĐỘNG HỌC TRONG KẾ HOẠCH BÀI DẠY
TÊN BÀI DẠY: BÀI 15. THỰC HIỆN QUY ĐỊNH NƠI CÔNG CỘNG
Môn học/Hoạt động giáo dục: Đạo đức; Lớp: 2
Thời lượng thực hiện: (số tiết: 4 tiết)

I. Yêu cầu cần đạt

1. Về năng lực

1.1. Năng lực chung: Góp phần đạt được năng lực:

- Tự chủ và tự học: Tìm được những cách giải quyết khác nhau để tuân thủ quy định nơi công cộng.

1.2. Năng lực đặc thù:

+ Nhận biết chuẩn mực hành vi: Nhận biết được một số chuẩn mực hành vi đạo đức, nêu được một số quy định cần tuân thủ ở nơi công cộng; nhận biết được sự cần thiết phải tuân thủ quy định nơi công cộng.

+ Đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Thể hiện được thái độ đồng tình với những lời nói, hành vi tuân thủ quy định nơi công cộng; không đồng tình với những lời nói, hành vi vi phạm quy định nơi công cộng.

+ Điều chỉnh hành vi: Thực hiện được các hành vi phù hợp để tuân thủ quy định nơi công cộng.

2. Về phẩm chất

- Góp phần hình thành phẩm chất Trách nhiệm: Thể hiện trách nhiệm của bản thân khi thực hiện các quy định nơi công cộng.

II. Thiết bị dạy học và học liệu số

- Thiết bị dạy học: Máy vi tính cá nhân, điện thoại thông minh, SGK lớp 2 Đạo đức CTST.

- Học liệu số:

+ Google meet: meet.google.com/xvw-rexh-mwu

+ Bài giảng Powerpoint.

+ Video bài hát Em đi chơi thuyền: https://youtu.be/F83t_UxKf8g

+ Hình ảnh minh họa bài dạy:

https://drive.google.com/drive/folders/1iBDtsKRN_SGCvlYDSxp2MOKbbCgKCcWM?usp=sharing

+ Video tuân thủ quy định nơi công cộng cắt từ phần mềm Camtasia 9:

https://youtu.be/IGCyBBmlZEc

+ Bài tập Azota: https://azota.vn/bai-tap/efwcj2

III. Mô tả hoạt động học có ứng dụng công nghệ thông tin, thiết bị, phần mềm và học liệu số

KHÁM PHÁ

* Hoạt động 1: Tìm hiểu các việc làm tuân thủ quy định nơi công cộng.

a) Mục tiêu: Học sinh nêu được những việc cần làm để tuân thủ quy định nơi công cộng và các quy định cần tuân thủ ở nơi công cộng.

b) Tổ chức thực hiện (giáo viên và học sinh thực hiện phần trình diễn, tương tác theo phần trình diễn…):

Nội dung/slide

GV

HS

Slide 5

Yêu cầu học sinh quan sát tranh 1 đến 5 trên màn hình laptop hoặc SGK/65 và trả lời câu hỏi: Nêu việc làm của các bạn trong tranh và cho biết: các bạn đã tuân thủ quy định nơi công cộng như thế nào?

Học sinh quan sát từng tranh và trả lời câu hỏi.

Slide 6, 7, 8, 9, 10

GV chiếu từng slide tương ứng với từng hình và yêu cầu học sinh trả lời: Nêu việc làm của các bạn trong tranh.

GV nhận xét, tuyên dương học sinh.

Từng tranh GV nhấn mạnh phần quy định.

Tranh 1: Quy định: Mua vé phải xếp hàng.

Tranh 2: Quy định: Cấm câu; Cấm tắm; Cấm chăn thả ở hồ chứa nước.

Tranh 3: Quy định: Không gây mất trật tự nơi công cộng/trên xe buýt.

Tranh 4: Quy định trong bảo tàng: Không chạm vào hiện vật.

Tranh 5: Quy định: Không vứt rác bừa bãi ở nơi công cộng.

HS quan sát từng tranh và trả lời:

Tranh 1: Các bạn nhỏ và người lớn xếp hàng mua vé vào vườn bách thú.

Tranh 2: Các bạn nhỏ đang tắm và đùa nghịch dưới hồ. Trên bờ có biển báo: “Hồ chứa nước: Cấm câu, cấm tắm, cấm chăn thả”.

Tranh 3: Hai bạn nhỏ đang cười đùa to tiếng trên xe buýt, ông cụ ngồi phía trước nét mặt nhăn nhó.

Tranh 4: Một bạn nam đang sờ tay vào chiếc bình cổ, phía dưới có biển báo: “ không chạm vào hiện vật”.

Tranh 5: Hai bạn nam đang đi tham quan và không vứt rác bừa bãi dù chưa tìm thấy thùng rác.

Slide 11, 12, 13

GV cho HS xem lại các tranh ở Slide 11 và đặt câu hỏi: Các việc làm nào đã tuân thủ quy định nơi công cộng, việc làm nào vi phạm quy định nơi công cộng ?

GV nhận xét, tuyên dương học sinh.

GVKL: Các em cần tuân thủ quy định nơi công cộng như: Đi Vườn bách thú thì “Mua vé phải xếp hàng”. Đi Viện bảo tàng thì “Không chạm vào hiện vật”. Đi xe buýt thì phải giữ trật tự. Phải bỏ rác đúng nơi quy định và không được tắm trong hồ chứa nước, cẩn thận đuối nước và phải có sự giám sát của người lớn.

HS quan sát các tranh và suy nghĩ trả lời.

Việc làm tuân thủ quy định nơi công cộng.

Tranh 1 và tranh 5.

Việc làm vi phạm quy định nơi công cộng.

Tranh 2, 3 và tranh 4.

c) Dự kiến sản phẩm hoạt động: Câu trả lời của học sinh.

d) Dự kiến tiêu chí đánh giá: Khen học sinh nêu đúng những việc cần làm để tuân thủ quy định nơi công cộng.

* Hoạt động 2: Xem video và trả lời câu hỏi.

a) Mục tiêu: Giúp HS thể hiện đồng tình với những lời nói, hành vi tuân thủ quy định nơi công cộng; không đồng tình với những lời nói, hành vi vi phạm quy định nơi công cộng. Nêu được vì sao phải tuân thủ quy định nơi công cộng.

b) Tổ chức thực hiện (giáo viên và học sinh thực hiện phần trình diễn, tương tác theo phần trình diễn…):

Nội dung/slide

GV

HS

Slide 15

GV yêu cầu HS xem video và trả lời câu hỏi: Em đồng tình hay không đồng tình với hành vi của bạn Sói ? Vì sao ?

GV cho HS xem đến giây 42 cho video dừng lại và đặt câu hỏi như trên. Sau khi học sinh trả lời, GV cho HS xem tiếp video phần trả lời của bạn Gấu.

GV nhận xét, tuyên dương HS.

HS xem video và trả lời câu hỏi.

Em không đồng tình với hành vi của bạn Sói. Vì trên xe buýt có rất nhiều bạn, nên bạn Sói không được ăn quà bánh, ăn quà bánh sẽ làm ảnh hưởng đến bạn khác, làm dơ xe.

Slide 16, 17

GV: Các em đã được tìm hiểu về việc cần làm để tuân thủ quy định nơi công cộng và xem video. Các em cho thầy biết: Vì sao phải tuân thủ quy định nơi công cộng ?

(Để canh thời gian cho HS trả lời 1 phút, GV bấm vào thanh thời gian màu đỏ, sau khi thanh thời gian chạy hết phần màu đỏ bấm vào tiếng chuông reo hết giờ, sau đó bấm next mũi tên chữ Hết giờ sẽ hiện ra.)

GV nhận xét, tuyên dương.

GVKL:

Tuân thủ quy định nơi công cộng:

- Công việc con người được thuận lợi.

- Môi trường trong lành.

- Có lợi cho sức khỏe.

- Thể hiện nếp sống văn minh và vì lợi ích chung của mọi người.

HS suy nghĩ và trả lời:

- Để mọi người nhận xét em là học sinh ngoan.

- Thể hiện em là người lịch sự.

- Để lớp học sạch sẽ….

c) Dự kiến sản phẩm hoạt động: Câu trả lời của học sinh.

d) Dự kiến tiêu chí đánh giá: Khen ngợi những học sinh không đồng tình với hành vi của bạn Sói, trả lời được vì sao phải tuân thủ quy định nơi công cộng.

Bài tập cuối khóa Module 9 môn Tiếng Việt

Bài học: CHUYỆN MỘT KHU VƯỜN NHỎ (Lớp 5)

Thời lượng: 30 phút

Người thực hiện: ……..

Lớp: Tiếng Việt

Gmail: ……………

Ngày soạn: ………..

Ngày dạy: ..............

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

TT

NĂNG LỰC ĐẶC THÙ

MÃ HOÁ

1.1. Kĩ thuật đọc

- Đọc đúng các từ: “ngọ nguậy, khoái, nhọn hoắt, săm soi”.

- Đọc đúng câu . Biết ngắt,nghỉ hơi giữa các cụm từ ở câu văn dài: “Ông ơi ,/đúng là có chú chim vừa đỗ ở đây/bắt sâu và hót nữa ông nhỉ.//”

- Biết đọc lưu loát, diễn cảm bài văn, phù hợp với tâm lý nhân vật (giọng bé Thu hồn nhiên,nhí nhảnh; giọng ông hiền từ, chậm rãi).

NLĐT1

NLĐT2

NLĐT3

NLĐT4

NLĐT5

NLĐT6

1.2. Đọc hiểu

- Hiểu nghĩa các từ ngữ , hành động của nhân vật có trong văn bản: ban công , săm soi, cầu viện”.

- Trả lời được các câu hỏi trong nội dung văn bản.

- Hiểu nội dung: Tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu bé Thu. Có ý thức làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh.

NĂNG LỰC CHUNG

- Năng lực tự chủ và tự hoc: Tự tin trình bày ý kiến (câu trả lời) của mình trước lớp.

NLC1

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Đọc nối tiếp trong nhóm, thảo luận với bạn trong nhóm để trả lời câu hỏi.

NLC2

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết hệ thống câu trả lời qua vẽ sơ đồ tư duy.

NLC3

- Năng lực thẩm mĩ: đọc và cảm nhận được vẻ đẹp của khu vườn qua bài văn. Từ đó yêu quý thiên nhiên, biết làm đẹp và bảo vệ môi trường.

NLC4

PHẨM CHẤT

- Có ý thức làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh.

PC1

- Yêu quý thiên nhiên, cảnh vật của quê hương đất nước.

PC2

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Giáo viên:

- Thiết bị, phần mềm dạy học: Máy tính, máy chiếu, Zoom, PowerPoint, Video Editor (làm video), Ayoa (vẽ sơ đồ tư duy), Google Form (bảng kiểm về kĩ năng đọc của HS).

- Học liệu: Tranh/ảnh về ngôi nhà có ban công, nhà có vườn hoa hoặc cây,...(GV có thể sử dụng công cụ tìm kiếm Google); tranh/ ảnh về các loài cây.

2. Học sinh:

- Sách giáo khoa.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

- Vấn đáp, thảo luận nhóm, …

- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.

- Kĩ thuật trình bày một phút

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động học

Mục tiêu dạy học

(Mã hóa)

Nội dung hoạt động (của HS)

Phương pháp, kĩ thuật dạy học

Phương án đánh giá

Phương án ứng dụng CNTT

Phương pháp kiểm tra, đánh giá

Công cụ kiểm tra, đánh giá

1. KHỞI ĐỘNG

(Dạy học trực tuyến)

- Tạo tâm thế tiếp nhận.

NLC1

- Xem video trả lời câu hỏi

- Hỏi đáp cá nhân

- PP vấn đáp.

- PP quan sát.

-Câu hỏi+đáp án

- Máy tính

- Zoom

- Google

- Powerpoint

- Video Editor

2. KHÁM PHÁ

(Dạy học trực tuyến)

NLĐT1,2,3

NLĐT4,5,6

NLC2,3,4

- HS đọc đúng các từ ngữ khó: khoái, ngọ nguậy, nhọn hoắt.

- Đọc ngắt, nghỉ đúng câu văn dài: Ông ơi, đúng là có chim về đỗ ở đây và bắt sâu nữa ông nhỉ.

- Đọc lưu loát toàn bài văn.

- Cá nhân, nhóm 6.

- PP vấn đáp.

- PP quan sát.

-Câu hỏi+đáp án

- Máy tính

- Zoom

- Google

- Powerpoint

- Imindmap

- Google Form

3. LUYỆN TẬP

(Dạy học trực tuyến)

NLĐT1,2,3

- HS đọc diễn cảm đoạn 3 của bài.

- Cá nhân.

- PP vấn đáp

- Câu hỏi+đáp án

- Máy tính

- Zoom

- Google

- Powerpoint

4. VẬN DỤNG

(Dạy học trực tuyến)

PC 1,2

- Liên hệ giáo dục bảo vệ môi trường.

- Cá nhân

- Kĩ thuật trình bày 1phút.

-PP vấn đáp

-Sản phẩm học tập

- Máy tính

- Zoom

- Google

- Powerpoint

B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: HÌNH THỨC DẠY HỌC TRỰC TUYẾN

1. Mục tiêu: Tạo tâm thế giờ học.

2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ:

-Yêu cầu HS xem video (được làm từ phần mềm Video Editor) và nói lên cảm nhận của mình về video đã xem.

Bước 2: Tổ chức trình bày

Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

- Em nhìn thấy những cảnh gì trong video ?

- Em có thích khi gia đình mình có khu vườn như thế không ?

- GV chốt lại, sau đó dẫn vào bài học hôm nay “Chuyện một khu vườn nhỏ”.

Bước 3: Nhận xét, đánh giá

-GV nhận xét, kết luận về thái độ của HS khi tam gia hoạt động này.

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ: HÌNH THỨC DẠY HỌC TRỰC TUYẾN

1. Mục tiêu:

- Đọc đúng từ khó, câu văn dài trong bài bài. Đọc lưu loát cả bài văn

- Hiểu được nghĩa của một số từ khó và hiểu nội dung bài.

- Học sinh biết trả lời các câu hỏi về nội dung bài và nêu được nội dung bài.

2. Tổ chức thực hiện

2.1: Hướng dẫn HS luyện đọc:

Bước 1: Giao nhiệm vụ:

- Yêu cầu Hs đọc toàn bài, xem cách chia đoạn.

Bước 2: Tổ chức thực hiện, trình bày:

- HS chia đoan: 3 đoạn

- HS đọc nối tiếp lần 1, GV hướng dẫn HS luyện đọc từ khó: ngọ nguậy, khoái, nhọn hoắt.

- GV hướng dẫn HS đọc câu văn dài: Ông ơi, đúng là có chim về đỗ ở đây, bắt sâu và hót nữa ông nhỉ.

- HS đọc nối tiếp lần 3, GV hướng dẫn HS giải nghĩa các từ: ban công, săm soi, cầu viện. (Hỏi HS, đưa ảnh, đặt câu để giải nghĩa từ)

- GV hướng dẫn cách đọc toàn bài và đọc mẫu bài văn.

Bước 3: Tổ chức nhận xét, đánh giá.

- HS nhận xét.

- Gv nhận xét, tuyên dương.

2.2: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài

Bước 1: Giao nhiệm vụ cho HS.

- Yêu cầu HS đọc bài văn, thảo luận nhóm 6 trả lời các câu hỏi: (GV chia phòng cho HS thảo luận nhóm và đưa lên Padlet)

Bước 2: Tổ chức thực hiện:

- HS vào phòng thảo luận các câu hỏi trong SGK.

- GV vào phòng của các nhóm theo dõi, giúp đỡ.

Bước 3: Tổ chức trình bày, đánh giá và nhận xét

-GV mời lần lượt các nhóm trình bày kết quả của các câu hỏi đã thảo luận. (mỗi nhóm trình bày 1 câu, các nhóm khác nghe và nhận xét, chia sẻ).

+ Bé Thu thích ra ban công để làm gì?

+ Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu có đặc điểm gì nổi bật?

+ Bé Thu chưa vui vì điều gì?

+ Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công, Thu muốn báo ngay cho Hằng biết?

+ Vì sao Thu muốn Hằng công nhận ban công nhà mình là vườn?

+ Vậy em hiểu “Đất lành chim đậu” là thế nào?

- GV dùng sơ đồ tư duy để chốt ý câu hỏi 2, nhấn mạnh về đặc điểm các loài cây trên ban công nhà bé Thu.

- GV hướng dẫn HS rút ra nội dung bài học

- GV yêu cầu HS đọc lại nội dung bài.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: HÌNH THỨC DẠY HỌC TRỰC TUYẾN

1. Mục tiêu: Học sinh đọc được diễn cảm đoạn 3 trong bài.

2. Tổ chức thực hiện

Bước 1: Giao nhiệm vụ cho HS

- GV yêu cầu 1 HS đọc toàn bài.

- Yêu cầu HS nêu giọng đọc từng đoạn và cả bài,.

- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm, chú ý nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.

- GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm đoạn 3.

Bước 2: Tổ chức thực hiện

- HS thi đọc diễn cảm với nhau (2 học sinh).

Bước 3: Tổ chức trình bày, đánh giá và nhận xét

- Lớp bình bầu bạn đọc hay nhất.

- GV nhận xét tuyên dương.

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG: HÌNH THỨC DẠY HỌC TRỰC TUYẾN

1. Mục tiêu: HS biết nói những việc cần làm để môi trường xung quanh đẹp hơn.

2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ cho HS

- GV yêu cầu HS nói 2-3 câu về những việc cần làm để môi trường sống xung quanh luôn tươi đẹp.

Bước 2: Tổ chức thực hiện

- Vài HS nói trước lớp (2 học sinh).

Bước 3: Tổ chức trình bày, đánh giá và nhận xét

- Lớp bình bầu bạn nói hay nhất.

- GV nhận xét tuyên dương.

- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI HỌC:

......................................................................................................................

......................................................................................................................

......................................................................................................................

Bài tập cuối khóa Mô đun 9 môn Hoạt động trải nghiệm

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
CHỦ ĐỀ: EM VÀ MÁI TRƯỜNG MẾN YÊU (LỚP 2)
(4 tiết)

I. Yêu cầu cần đạt:

Học sinh có khả năng:

  • Mô tả được những đặc điểm cơ bản về hình dáng bên ngoài của mình và của bạn.
  • Nêu được sở thích của mình và biết được sở thích của bạn.
  • Nhận ra và nêu được một số điểm khác biệt của mình và bạn bè.
  • Biết cách giới thiệu về bản thân trước bạn bè, thầy cô và người thân.

Chủ đề này góp phần hình thành và phát triển cho học sinh:

- Phẩm chất:

  • Thể hiện sự tự tin, yêu quý bản thân và tôn trọng bạn bè.
  • Trung thực trong tự đánh giá bản thân và đánh giá bạn bè.

- Năng lực:

  • Năng lực giao tiếp - hợp tác: thông qua các hoạt động như là việc nhóm, tham gia trò chơi,… hoc sinh sẽ mạnh dạn và tự tin hơn
  • Năng lực thích ứng với cuộc sống: Hiểu biết về bản thân và sở thích của mình để có thể tìm được những người bạn cùng sở thích.

II. Đồ dùng dạy học:

- Giáo viên: Clip, nhánh hoa giả, một số logo về sở thích (bóng đá, hát múa, vẽ, đọc sách, …); chân dung mẫu, giấy A4 cứng, màu,…

  • Thiết bị: Máy tính, máy chiếu, micro, loa
  • Học liệu: Tranh ảnh, SGK (trang 6), video giới thiệu các tình huống kèm theo các âm thanh thuyết minh của giáo viên cho từng tình huống.

- Học sinh: Viết chì màu, bài hát, bút chì, máy tính, điện thoại thông minh.

III. Tiến trình hoạt động:

Thời lượng

Các hoạt động học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Thiết bị đồ dùng dạy học

TIẾT 1

3 phút

KHỞI ĐỘNG: Chuyền hoa

- GV tổ chức trò chơi Chuyền hoa để học sinh làm quen với nhau. Cả lớp sẽ đứng thành vòng tròn. GV sẽ bắt nhịp một bài hát quen thuộc, cả lớp cùng hát theo và chuyền bông hoa đi. Khi bài hát kết thúc, bông hoa được chuyền đến bạn nào thì bạn đó sẽ giới thiệu về tên của mình cho cả lớp nghe.

- HS tham gia trò chơi và thực hiện nhiệm vụ.

Một nhánh hoa giả

NHẬN DIỆN – KHÁM PHÁ

5 phút

Hoạt động 1: Trò chơi “Tôi có thể”

Mục tiêu: Tạo sự hứng thú cho học sinh trước khi vào hoạt động.

- Cho tất cả học sinh đếm số từ 1 đến 5

- GV yêu cầu những bạn có số giống nhau sẽ về thành nhóm. Hướng dẫn HS đặt tên và bầu nhóm trưởng, các bạn trong nhóm tự giới thiệu tên với nhau

- HS thực hiện

- HS lắng nghe và thực hiện

15 phút

Hoạt động 2: Em đáng yêu.

Mục tiêu: Nhận biết những việc làm thể hiện sự thân thiện, vui vẻ của bản thân.

Nội dung: Những việc làm thể hiện sự thân thiện, vui vẻ của bản thân.

Thiết bị: Máy tính, máy chiếu, micro, loa

Học liệu: Tranh ảnh, SGK (trang 6), video giới thiệu các tình huống kèm theo các âm thanh thuyết minh của giáo viên cho từng từng tình huống.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chuẩn bị video minh họa cho các tranh trong SGK trang 6 (biên tập bằng phần mềm video editor) E Hình 1, hình 2, hình 3.

- GV yêu cầu hs xem lại đoạn video và chú ý các thông tin và trả lời các câu hỏi sau:

+ Các bạn trong tranh đang làm gì?

+ Chỉ ra những việc làm thể hiện sự thân thiện, vui vẻ của các bạn trong tranh?

+ Theo em người vui vẻ là người như thế nào?

+ Theo em người thân thiện là người như thế nào?

- GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi ( với bạn ngồi cạnh mình) để trả lời các câu hỏi vừa nêu. (3 phút)

Bước 2: Tổ chức cho học sinh trình bày kết quả

- GV xem video cùng với học sinh ( youtube, powerpoint)

- GV làm mẫu về phần hỏi đáp.

- HS nêu những việc làm thể hiện sự thân thiện, vui vẻ của các bạn trong từng tranh.

- Đại diện nhóm bạn nhận xét, bổ sung từng tranh.

- GV gợi ý học sinh nếu bạn chưa nêu được cảm xúc của nhân vật trong từng tranh, người hỏi sẽ tiếp tục gợi ý một vài đặc điểm khác của nhân vật.

Bước 3: Nhận xét, đánh giá

- GV lắng nghe các nhóm báo cáo, yêu cầu các nhóm đôi nhận xét bổ sung lẫn nhau.

- GV nhận xét, tổng kết lại hoạt động cách làm của các nhóm – Tuyên dương. ( sử dụng powerpoint) E Hình 4

- HS xem video và trả lời câu hỏi.

- HS trả lời

Tranh 1: Giúp đỡ bạn

Tranh 2: Nhảy múa

Tranh 3: Kể chuyện với bạn.

Tranh 4: Nói chuyện vui cùng bạn.

- Học sinh cùng giáo viên xem video https://youtu.be/DlYf706bEzc

- Đại diện nhóm trình bày

- Nhóm khác lắng nghe và nhận xét

- Link hs tham gia đánh giá

https://www.blooket.com/play?id=539058

Thiết bị: Máy tính, máy chiếu, micro, loa

Học liệu: Tranh ảnh, SGK (trang 6), video giới thiệu các tình huống kèm theo các âm thanh thuyết minh của giáo viên cho từng tình huống.

2 phút

Hoạt động 3: Kết nối

Mục tiêu: Tìm hiểu xem bạn Nobita và Doraemon có sở thích

- GV cho HS xem một đoạn clip ngắn về phim Doraemon và yêu cầu HS về nhà tìm hiểu xem bạn Nobita và Doraemon có sở thích gì?

- HS lắng nghe nhiệm vụ

- Xem phim để tìm câu trả lời

clip ngắn về phim Doraemon

TIẾT 2

TÌM HIỂU – MỞ RỘNG

2 phút

Hoạt động 4: khởi động

- Gọi HS trả lời câu hỏi tuần trước về sở thích của bạn Nobita và Doraemon

- GV nhận xét và dẫn vào bài mới

- HS trả lời

- Lắng nghe

10 phút

Hoạt động 5: Bạn đường hợp ý

Mục tiêu: Xây dựng tình bạn thêm gắn kết của những người bạn có cùng sở thích

- GV treo các logo lên các vị trí khác nhau trong lớp và gọi HS nêu tên như hình trên logo

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Gió thổi,gió thổi” để kết hợp nhóm đôi ngẫu nhiên.

- GV mời từng cặp HS lên tham gia trò chơi, HS sẽ trình bày về tên, sở thích của bạn chung nhóm của mình. Nếu câu trả lời đúng 2 bạn sẽ tạo thành hình trái tim và về vị trí nhóm có logo sở thích của mình, nếu câu trả lời chưa đúng 2 bạn sẽ bắt tay và hứa cùng tìm hiểu nhau nhiều hơn.

- HS thực hiện

- HS tham gia trò chơi và tạo nhóm đôi

- Lần lượt các nhóm lên chơi.

Một số logo về sở thích (bóng đá, hát múa, vẽ, đọc sách, …)

3 phút

Hoạt động 6:

Kết nối

- Cho các bạn trong nhóm làm quen tự do với nhau

- GV quan sát và giúp những em còn nhút nhát.

- GV yêu cầu HS về nhà chuẩn bị bút chì, bút màu để tiết sau mình sẽ làm họa sĩ nhí

- HS tiến hành làm quen

- Lắng nghe và thực hiện

TIẾT 3

THỰC HÀNH – VẬN DỤNG

3 phút

Hoạt động 7: Khởi động

Mục tiêu: kiểm tra dụng cụ và khả năng quan sát của HS

- GV chiếu hai bức chân dung

- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm đôi.

- GV yêu cầu các nhóm lấy hình chân dung đã chuẩn bị trước: Quan sát chân dung và chỉ ra điểm khác nhau của hai bạn (mái tóc, hình dáng bên ngoài,…)

- GV dẫn dắt vào bài học mới.

- HS quan sát

- Làm việc nhóm đôi

- HS thực hành theo hướng dẫn của GV.

Hai bức chân dung mẫu

15 phút

Hoạt động 8: Em là họa sĩ

Mục tiêu: Hs tự tay vẽ bức chân dung của mình

- GV phát cho HS vật liệu và khuyến khích các em thực hành: vẽ bức chân dung của mình.

- GV hỗ trợ HS thực hành – lưu ý các em cẩn thận khi thực hành và giữ vệ sinh.

HS thực hành

giấy A4 cứng, màu,…

2 phút

Hoạt động 9: Tổ chức triển lãm tranh của HS

Mục tiêu: Biết tham gia so sánh bài mình và bài bạn

- GV treo sản phẩm của HS và tổ chức triển lãm.

- Hướng dẫn HS quan sát và đặt câu hỏi:

+ Em ấn tượng nhất với bức chân dung nào?

+ Em học được điều gì với bạn?

- HS tham gia triển lãm và quan sát.

- HS trả lời câu hỏi.

TIẾT 4

ĐÁNH GIÁ – PHÁT TRIỂN

25 phút

Hoạt động 10: Đánh giá chủ đề: Em và mái trường mến yêu

Mục tiêu: Đánh giá quá trình tham gia vào hoạt động của học sinh

- GV-HS

+ Khả năng hợp tác, làm việc nhóm của tất cả học sinh trong lớp -> sao thưởng

+ Cách học sinh nhận xét, đánh giá nhau theo từng hoạt động -> sao thưởng

+ Tổng kết:sao thưởng, mặt cười,hoa ->Khích lệ bằng món quà nhỏ cho tất cả học sinh

· Cộng đồng- gia đình

- Chia sẻ cảm xúc sau buổi học với gia đình

- HS tìm hiểu thêm bạn bè ở nơi em sinh sống,tập làm quen và ghi lại tên, sở thích của bạn đó để giới thiệu cho cả lớp vào tiết học sau

- HS-HS

+ Miêu tả hình dáng của bạn thông qua lời nói ( khởi động) -> càng nhiều chi tiết đặc điểm của bạn -> càng nhiều sao thưởng

+ Đoán đúng tên bạn thông qua một số đặc điểm -> hoa mặt cười

+ Khả năng tự tin (nêu sở thích của mình- hoạt động khám phá) -> hoa mặt cười

+ Khả năng chia sẻ thông tin, sở thích bản thân cho bạn trong lớp (Hoạt động luyện tập: sở thích của bạn) -> hoa mặt cười

Phiếu quan sát

- GV hướng dẫn từng nội dung của phần tự đánh giá để học sinh làm quen với việc đánh giá.

HS sử dụng bộ thẻ cảm xúc để tự đánh giá.

2 phút

Hoạt động 11: kết nối

- GV yêu cầu HS tập giới thiệu về mình.

- GV đề nghị phụ huynh phối hợp để đánh giá phần thể hiện cá nhân của từng em bằng cách điền vào phần Ý kiến phụ huynh (tr.12 SBT)

- HS lắng nghe nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.

Bài tập cuối khóa Mô đun 9 môn Giáo dục thể chất

XÂY DỰNG CÁC HỌC LIỆU SỐ
PHỤC VỤ CHO MỘT HOẠT ĐỘNG HỌC TRONG KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN GDTC CÓ ỨNG DỤNG CNTT Ở CẤP TIỂU HỌC

MÔ TẢ CÁCH SỬ DỤNG HỌC LIỆU SỐ TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Học liệu số

TT

Học liệu

Định dạng

Yêu cầu kĩ thuật

1

Văn bản

PPT, DOCX

Powerpoint Hoạt động hình thành kiến thức. ( PPTx). KHBD (Docx)

(xây dựng kế hoạch theo cv 3969 và xây dựng kế hoạch kịch bản tiến trình dạy học Powerpoint)

2

Ảnh

JPG

Ảnh chụp màn hình SGK GDTC 2 bộ sách cánh diều.

3

Video

MP4

Video động tác chân và động tác lườn bài thể dục: (Tự quay kết hợp hình ảnh và phân tích động tác)

Sử dụng trong Slide 2 hoặc phần( 2.2)

4

File nhạc

Mp3

Bài hát Em yêu trường em và bài hát Mẹ yêu (Internet – Nhạc của tui.com)

2. Bảng mô tả

BẢN MÔ TẢ PHƯƠNG ÁN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CHO HOẠT ĐỘNG HỌC TRONG KẾ HOẠCH BÀI DẠY (Hỗ trợ dạy học trực tuyến)

CHỦ ĐỀ 2: BÀI THỂ DỤC

BÀI 2: ĐỘNG TÁC CHÂN VÀ ĐỘNG TÁC LƯỜN

Môn Giáo Dục Thể Chất – Lớp 2A

(Thời lượng: 1 tiết )

I. MỤC TIÊU ( YÊU CẦU CẦN ĐẠT):

1. Năng lực

- Năng lực chăm sóc sức khỏe: Biết vệ sinh sân bãi, vệ sinh cá nhân trước và sau khi tập luyện. Biết vận dụng kiến thức về dinh dưỡng trong tập luyện TDTT.

- Hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học: Thông qua việc đọc thông tin trong SGK, quan sát các hình và tranh, ảnh, video.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh biết phối hợp, phân công nhiệm vụ trong tập luyện.

- Thực hiện được động tác Chân và động tác lườn, nhận biết được thứ tự và nêu được tên động tác Chân và động tác lườn, biết tự điều chỉnh, sửa sai động tác thông qua nghe, quan sát hình ảnh, video.

- Hoàn thành lượng vận động bài tập theo yêu cầu của giáo viên. biết vận dụng những kiến thức đã học vào hoạt động sinh hoạt, tập luyện TDTT hằng ngày.

- Tự giác, tích cực khắc phục khó khăn trong tập luyện và biết nhận xét đánh giá kết quả học tập của bản thân.

2. Phẩm chất

- Trung thực: Thực hiện đầy đủ các yêu cầu của gv. Báo cáo trung thực việc tập luyện.

- Trách nhiệm: Tự giác hoàn thành nhiệm vụ tập luyện gv giao, hoàn thành nhiệm vụ vận động của bài.

- Chăm chỉ: Tích cực tập luyện các bài tập trong và ngoài giờ học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

- Điện thoại thông minh (học sinh chuẩn bị) hoặc máy tính + Máy chiếu (GV)

- Tranh động tác Chân và động tác Lườn bài thể dục.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

a) Mục tiêu:

- Mô tả được cách thức thực hiện, thực hiện nhận biết được động tác Vươn thở và tay bài thể dục.

- Biết cách thức thực hiện Động tác vươn thở, tay, chân, lườn của bài thể dục về biên độ, phương hướng, nhịp điệu.

b) Nội dung:

- Thực hiện động tác vươn thở và tay bài thể dục.

- Quan sát video tranh, SGK, động tác Chân và động tác lườn của bài thể dục.

c) Sản phẩm:

- (SP2) Biết cách thực hiện động tác Chân và lườn của bài thể dục.

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt độngCách thực hiệnCông cụHọc liệu kèm theo
Hoạt động của GVHoạt động của HS (dự kiến)

Mở đầu:

1. Nhận lớp:

- Tiếp nhận tình hình của lớp.

- Phổ biến nội dung yêu cầu giờ học

2. Khởi động:

“Nhún nhảy theo giai điệu bài hát “Thể dục buổi sáng”

+ Cách thực hiện:

* Lượt 1:

Động tác 1: Khép chân, 2 tay chống hông, nâng, hạ gót theo nhịp nhạc (nhạc dạo)

Động tác 2: Như động tác 1, thực hiện động tác hít vào, thở ra, chân nâng hạ gót theo nhịp nhạc

Động tác 3: Hai tay đưa từ dưới lên cao chếch hình chữ V, 2 chân nâng hạ gót theo nhịp nhạc

Động tác 4: Từ vị trí trên cao, hạ vòng xuống dưới vắt chéo trước ngực. chân nâng hạ gót theo nhịp nhạc

Động tác 5: Từ vị trí vắt chéo, đưa 2 tay ra trước, bàn tay sấp, chân nâng hạ gót theo nhịp nhạc

* Lượt 2:

Động tác 1: Chân bước tại chỗ , 2 tay co tự nhiên đánh từ sau ra trước (và ngược lại) theo nhịp nhạc

Động tác 2: Như động tác 1, thực hiện động tác hít vào, thở ra, chân bước tại chỗ theo nhịp nhạc

Động tác 3: Hai tay đưa từ dưới lên cao chếch hình chữ V, 2 chân bước tại chỗ theo nhịp nhạc

Động tác 4: Từ vị trí trên cao, hạ vòng xuống dưới vắt chéo trước ngực. chân bước tại chỗ theo nhịp nhạc

Động tác 5: Từ vị trí vắt chéo, đưa 2 tay ra trước, bàn tay sấp, chân bước tại chỗ theo nhịp nhạc.

- Chào các em học sinh, Cô (cô) tên là …………..– GV trường TH……………. Do dịch covid nên chúng ta không đến trường được, hôm nay Cô sẽ cùng các em học một giờ học GDTC trực tuyến nhé, các em có thích không? Cô hy vọng chúng ta sẽ có một giờ học vui vẻ và khỏe khoắn.

- Các hoạt động chính của giờ học hôm nay bao gồm: Khởi động, làm quen với các vận động của tay, trò chơi rèn luyện sự khéo léo và bài tập thể lực trong giờ học.

- Đầu tiên sẽ là phần khởi động

+ Bài khởi động hôm nay cô trò mình sẽ thực hiện các động tác qua bài hát “Thể dục buổi sáng”, Link: https://www.youtube.com/watch?v=xPhO6aKf4Sg

+ Cô mời 2 bạn lên tập cùng cô, các em còn lại vừa nghe nhạc, quan sát cô và tập theo nhé. Các em đã sẵn sàng chưa? Chúng ta bắt đầu nào (Bật nhạc)

- Tổ chức cho HS khởi động: GV thực hiện bài nhảy cùng học sinh.

- Lắng nghe



- Lắng nghe, quan sát

- Lắng nghe, quan sát

- HS thực hiện cùng GV.

+ Trình chiếu slide.

+ Phát nhạc.

- Chuẩn bị Slide gồm các tiêu đề:

+ Khởi động

+ Vận động của tay

+ Trò chơi rèn luyện sự khéo léo

+ Bài tập vận động rèn luyện thể lực

- Nhạc bài hát “Tập thể dục buổi sáng”

Hình thành kiến thức:

1. Giới thiệu động tác mới

- Vận động của tay: Tay lên cao; Tay dang ngang; Tay ra trước.

+ Cách thực hiện:

Tư thế chuẩn bị (TTCB): Đứng nghiêm, mắt nhìn thẳng

* Tay lên cao: Chân trái bước sang ngang, tay đưa từ dưới lên cao, thẳng, lòng bàn tay hướng vào nhau, mắt nhìn theo tay

Về TTCB: Thu chân trái về, hạ tay áp sát đùi

* Tay dang ngang: hai tay đưa từ dưới sang ngang, cánh tay thẳng, bàn tay ngửa, mắt nhìn thẳng trước

Về TTCB: Thu chân trái về, hạ tay áp sát đùi

* Tay ra trước: Tay đưa từ dưới lên cao, ra trước, tay thẳng.

Về TTCB: Thu chân trái về, hạ tay áp sát đùi.

* Tay dang ngang: hai tay đưa từ dưới sang ngang, cánh tay thẳng, bàn tay ngửa, mắt nhìn thẳng trước

Về TTCB: Thu chân trái về, hạ tay áp sát đùi

* Tay ra trước: Tay đưa từ dưới lên cao, ra trước, tay thẳng.

Về TTCB: Thu chân trái về, hạ tay áp sát đùi.

2. Hướng dẫn thực hiện:

- Vừa rồi chúng ta đã hoàn thành phần khởi động, sau đây Cô và các em sẽ làm quen với một số tư thế vận động cơ bản của Tay, bạn nào có thể cho Cô biết, chúng ta thường dùng tay để làm những việc gì nhỉ?

+ Mời 1 học sinh lên trả lời.

GV nhận xét kết luận:

+ Các hoạt động của tay bao gồm: cầm, nắm, bưng, bê, tung, ném...ví dụ: cầm bút, cầm bát, cầm đũa, tung, ném bóng trong thể thao và rất nhiều hoạt động khác.

+ Tay có vai trò quan trọng như vậy nên chúng ta phải vận động và rèn luyện để có đôi tay khỏe mạnh và khéo léo. Hôm nay Cô trò mình sẽ làm quen với một số tư thế vận động cơ bản của Tay gồm: Tay lên cao; Tay dang ngang; Tay ra trước

- Giới thiệu bằng hình ảnh

+ Sau đây Cô mời các con xem hình ảnh các Vận động của tay và các con thử bắt chước xem như nào nhé, Mời các con, chúng ta sẽ tự tập theo cảm nhận của bản thân

+ Bật hình ảnh và chờ khoảng 15s cho HS tự thực hiện

+ Vừa rồi các con đã tự tập theo cảm nhận cá nhân, bạn nào cho cô biết: các vận động này khó hay dễ?

HS trả lời dễ

+ Mời học sinh tập lại (GV hô tên động tác- học sinh thực hiện)

+ GV khen học sinh khẳng định là động tác dễ với HS, tuy nhiên cần lưu ý một số điểm: Cánh tay phải thẳng ở các vận động, dang ngang thì bàn tay ngửa, ra trước thì bàn tay sấp.

- Vừa rồi chúng ta vừa tự tập rồi, giờ các bạn sẽ vừa quan sát cô làm mẫu, vừa tập theo Cô nhé, bắt đầu:

- Hô khẩu lệnh; làm mẫu; yêu cầu HS thực hiện theo

+ Khẩu lệnh:

Tay lên cao - Về tư thế chuẩn bị

Tay dang ngang - Về tư thế chuẩn bị

Tay ra trước - Về tư thế chuẩn bị

- Vừa rồi các em thực hiện theo cô, lần tiếp theo cô không làm mẫu, chỉ hô và các em nghe khẩu lệnh để tập nhé. Các em sẵn sàng chưa? Chúng ta bắt đầu nào

- GV Hô khẩu lệnh; HS thực hiện

Tay lên cao - Về tư thế chuẩn bị

Tay dang ngang - Về tư thế chuẩn bị

Tay ra trước - Về tư thế chuẩn bị.

- Lắng nghe


- HS trả lời

- Lắng nghe, ghi nhớ.

- Quan sát, hình dung động tác

- Tự khám phá thực hiện động tác.

- HS trả lời, thực hiện

- Lắng nghe, ghi nhớ

- Quan sát, hình dung động tác

- HS thực hiện

+ Trình chiếu slide.

- Tranh các vận động của tay.

Luyện tập:

1. Tổ chức luyện tập

- Tổ chức luyện tập

cá nhân.

2. Trò chơi rèn luyện phản xạ “Tín hiệu giao thông”

Cách chơi:

GV sử dụng đồng thời cả khẩu lệnh và hiệu lệnh khác nhau, yêu cầu HS thực hiện động tác đã quy định theo luật giao thông:

Tư thế chuẩn bị: 2 tay gập vuông so le trước ngực

Đèn xanh: 2 tay quay nhanh, đuổi nhau theo vòng tròn

Đèn vàng: 2 tay quay chậm lại

Đèn đỏ: 2 tay gập vuông, dừng trước ngực

* Khi có khẩu lệnh và hiệu lệnh, HS nhanh chóng thực hiện các yêu cầu theo quy định. Nếu HS nào thực hiện chưa đúng với yêu cầu hoặc thực hiện quá chậm thì tính là phạm quy.

* Lưu ý: Ngay sau khi có khẩu lệnh và hiệu lệnh thì HS phải thực hiện ngay động tác, nếu thực hiện đúng nhưng chậm thì cũng chưa đạt yêu cầu.

3. Bài tập rèn luyện thể lực “Bước nhảy Kangaroo”

Cách thực hiện:

TTCB: Đứng chụm chân, gối hơi khuỵu, 2 tay co tự nhiên trước mặt, bàn tay khum, hướng phía trước

Thực hiện: Khi có hiệu lệnh, bật 2 chân cùng lúc sang bên phải, thân trên thả lỏng tự nhiên, tiếp đất bằng 2 chân, sau đó khuỵu gối lấy đà bật sang bên trái (tiếp tục như vậy đối với bật tiến và lùi)

(tốc độ bật từ chậm từng bước và chuyển nhanh dần)

- Vừa rồi chúng ta vừa tập theo hiệu lệnh của cô, bây giờ sẽ chuyển sang nội dung tự tập, các em vừa hô các khẩu lệnh và vừa tập nhé. Lưu ý cánh tay phải thẳng và tay dang ngang bàn tay ngửa, tay ra trước, bàn tay sấp.

Sẽ có 1 phút cho phần này, mời các em. Bắt đầu:

Nội dung: HS tự hô và tự tập 3 vận động cơ bản của tay.

Các em vừa thực hiện xong phần kiến thức cơ bản của bài, sau đây chúng ta sẽ tham gia chơi 1 trò chơi nhé. Cô chắc rằng các em sẽ rất thích phần này đấy

- Bạn nào cho cô biết các qui định của đèn giao thông (Xanh, đỏ, vàng) nào? Trình chiếu 3 loại đèn (HS trả lời đến đâu nhảy hình ảnh đến đó)

- gọi 1 HS xung phong lên trả lời, nhận xét, khen học sinh trả lời đúng

+ Các qui định của đèn:

Xanh: Các phương tiện được đi qua

Đỏ: Các phương tiện phải dừng lại

Vàng: Các phương tiện giảm tốc độ và chuẩn bị dừng lại

- Chúng ta sẽ cùng tham gia giao thông trên đường đến trường nhé, các em sẽ thực hiện động tác theo các tín hiệu như sau:

Tư thế chuẩn bị: 2 tay gập vuông so le trước ngực

Đèn xanh: 2 tay quay nhanh, đuổi nhau theo vòng tròn

Đèn vàng: 2 tay quay chậm lại

Đèn đỏ: 2 tay gập vuông, dừng trước ngực

- Sau đây, chúng ta sẽ chơi thử 1 lần, các em nghe hiệu lệnh của Cô và thực hiện thật nhanh theo nhé, cả lớp sẵn sàng chuẩn bị:

(GV hô 1 lượt tên các loại đèn và thực hiện mẫu để hs làm theo)

- Chúng ta vừa chơi thử, giờ bắt đầu chơi thật nào, 3-2-1- bắt đầu!

(GV hô tên các loại đèn (đảo thứ tự) và thực hiện mẫu để hs làm theo (từ chậm đến nhanh) (khoảng 1 phút)

- Vừa rồi các con đã được chơi trò chơi tìm hiểu về tín hiệu đèn giao thông, cô tin các con sẽ biết mình phải làm gì khi gặp các tín hiệu đèn này (nhưng không phải thực hiện bằng tay như hôm nay đâu nhé).

Các em thân mến, từ đầu giờ các em đã được vận động tay rồi, sau đây chúng ta sẽ làm quen với chú Kangaroo đến từ nước Úc (chiếu hình ảnh Kangaroo)

- Chú có đôi chân rất to và khỏe mạnh, các em có muốn được như vậy không? Chúng ta cùng bắt chước động tác nhảy của chú ấy nhé.

- Sau đây các em sẽ quan sát và thực hiện theo cô nào, cả lớp sẵn sàng chưa? Điệu nhảy kangaroo bắt đầu. (nhạc nền sôi động)

- Giáo viên hô, thực hiện mẫu - HS thực hiện theo (phải-trái-tiến- lùi khoảng 20 cái)

- Chúng ta vừa thực hiện lượt tập đầu tiên, các em có mệt không? Chúng ta đứng tại chỗ điều hòa hơi thở nhé

- Chúng ta tiếp tục lượt thứ 2 nào, các em chuẩn bị tư thế sẵn sàng nào: 3-2-1 bắt đầu!

- Giáo viên hô - HS thực hiện theo (phải-trái-tiến lùi khoảng 20 cái)

- Lắng nghe, ghi nhớ

- HS tự hô và tập luyện.

- Quan sát, hình dung trò chơi

- HS trả lời



- Lắng nghe, ghi nhớ.

- Quan sát, thực hiện.



- Lắng nghe, quan sát, hình dung động tác.

- Quan sát, thực hiện

- Điều hòa hơi thở

- Thực hiện.

+ Trình chiếu slide.

+ Trình chiếu slide.

- Nhạc nền

- Tranh vận động của Tay.

- Tranh đèn giao thông: Xanh, đỏ; vàng.

- Nhạc nền.

- Hình ảnh Kangaroo.

- Nhạc nền sôi động.

Vận dụng:

1. Thả lỏng:

- Thả lỏng cơ toàn thân dưới nền nhạc không lời bài: “Gia đình nhỏ, hạnh phúc to”

Cách thực hiện: (chậm, nhẹ nhàng)

* Lần 1:

+ Nhịp 1,2: 2 tay đưa từ dưới sang ngang lên cao, vươn người kiễng gót, hít thở

+ Nhịp 3,4: Hạ tay xuôi thân người, vắt chéo trước bụng, thở ra

+ Nhịp 5,6: chân trái bước sang ngang, gập thân về trước, chân thẳng, 2 tay dang ngang, bàn tay sấp + Nhịp 7,8: Thu chân trái, thu chân về TTCB.

Lần 2: như lần 1, nhịp 5,6 chân phải sang ngang.

(thực hiện bài thả lỏng với 4x8 nhịp)

2. Định hướng vận dụng, tổng kết; giao nội dung luyện tập tại nhà; xuống lớp.

- Sau đây các em sẽ tiến hành thả lỏng, các em quan sát và tập theo cô, chú ý thực hiện chậm, cố gắng hít vào, thở ra nhẹ nhàng nhé. Các em chuẩn bị xong chưa? Chúng ta bắt đầu nhé

- Bật nhạc - giáo viên cùng học sinh thực hiện thả lỏng trên nền nhạc.

- Hôm nay chúng ta học những vận động cơ bản nào của tay không?

- Mời 1 học sinh lên trả lời - khen ngợi HS nhớ bài

- Hôm nay chúng ta đã được học 3 vận động cơ bản của tay là: lên cao - dang ngang - ra trước. Các em có thể ôn tập các động tác này vào các buổi sáng nhé. Ngoài ra chúng ta hãy tập luyện động tác nhảy của chú Kangaroo để rèn luyện đôi chân thật khỏe mạnh

- Giờ học sau các em sẽ được làm quen với các vận động của chân, các em xem trước các vận động của chân trong sách giáo khoa và tự luyện tập trước nhé.

Giờ học hôm nay đến đây là kết thúc rồi, chào các em và hẹn gặp lại ở các tiết học sau nhé.

- Giáo viên hô: Cả lớp chú ý; Nghiêm! “Giải tán” HS hô “Khỏe!

- Lắng nghe, ghi nhớ.

- Quan sát, nghe nhạc và thực hiện.

- Lắng nghe, ghi nhớ.

- Trả lời.

- Lắng nghe, ghi nhớ


- Trả lời.

- Phát nhạc.

+ Trình chiếu slide.

- Nhạc không lời bài “Gia đình nhỏ, hạnh phúc to”

- Slide Nội dung giờ học.

Bản mô tả phương án ứng dụng công nghệ thông tin cho hoạt động học module 9 môn Tự nhiên xã hội lớp 3

BẢN MÔ TẢ PHƯƠNG ÁN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CHO HOẠT ĐỘNG HỌC TRONG KẾ HOẠCH BÀI DẠY

TÊN BÀI DẠY: Cá

Môn học/Hoạt động giáo dục: Tự nhiên xã hội; Lớp: 3

Thời lượng thực hiện: (số tiết)

I. Yêu cầu cần đạt

Học xong bài này, học sinh đạt được các yêu cầu sau:

  • Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các con cá được quan sát.
  • Nêu được ích lợi của cá.

Năng lực

- Năng lực nhận thức khoa học: Nhận biết và nêu được các lợi ích của cá.

- Năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh:

  • HS tìm các biện pháp nên, không nên trong quá trình chăm sóc và bảo vệ cá.
  • Học sinh quan sát tranh ( SGK) tự nêu yêu cầu cho bạn trả lời.

- Năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng: Nêu và nhận biết các bộ phận cơ thể của các con cá

Phẩm chất

  • Góp phần hình thành các phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm, trung thực, yêu thích môn học.

Giáo dục bảo vệ môi trường

  • Nhận ra sự phong phú, đa dạng của các con vật sống trong mơi trường tự nhiên, ích lợi và tác hại của chúng đối với con người.
  • Nhận biết sự cần thiết phải bảo vệ các con vật
  • Có ý thức bảo vệ sự đa dạng của các loài vật trong tự nhiên.

II. Thiết bị dạy học và học liệu số

* Giáo viên:

+ Máy tính (có hỗ trợ Camera và micro), sách giáo khoa, KHBD PowerPoint

* Học sinh:

+ Sách giáo khoa, vở.

III. Mô tả hoạt động học có ứng dụng công nghệ thông tin, thiết bị, phần mềm và học liệu số

Tên hoạt động: Hoạt động khởi động

a) Mục tiêu

Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về những tình huống

loài cá bơi trong nước

b) Nội dung

- Hướng dẫn học sinh biết loài cá sống trong nước (slide 3, 4)

c) Sản phẩm

- Dùng video editor cắt phim: đoạn quay hồ cá

- Dùng audio editor cắt ghép nhạc: Cá vàng bơi

- Phần mềm PP liên kết video, âm thanh và trình chiếu

Tên hoạt động: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”

a) Mục tiêu

- HS nói được tên các loại cá mà em đã biết.

- Có ý thức bảo vệ sự đa dạng của các loài vật trong tự nhiên.

b) Nội dung

- Hướng dẫn học sinh Truy cập đường link vào trò chơi: https://www.blooket.com/set/61b86db3e9a52a442e5b7dd8 (slide 19, 20, 21)

c) Sản phẩm

- Bài trình chiếu PowerPoint

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động GV

Hoạt động HS

1. HĐ khởi động (5 phút) (slide 3, 4)

- Cho HS hát bài Cá vàng bơi

- Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới - Ghi đầu bài lên bảng.

2. HĐ khám phá kiến thức (26 phút) (slide 5 đến 18)

* Mục tiêu:

- Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các con cá được quan sát.

- Nêu được ích lợi của cá

* Cách tiến hành:

Việc 1: Quan sát và thảo luận

- Giáo viên giao nhiệm vụ yêu cầu các nhóm học sinh quan sát hình ảnh các con cá trong SGK trang 100, 101 và tranh ảnh các con cá sưu tầm được, thảo luận và trả lời câu hỏi theo gợi:

- Giáo viên giao nhiệm vụ cho nhóm trưởng điều khiển mỗi bạn lần lượt quan sát và giới thiệu về một con.

- GV yêu cầu HS trình bày kết quả thảo luận.

* Câu hỏi gợi ý:

+ Chỉ và nói tên các con cá có trong hình.

+ Bên ngoài cơ thể của những con cá thường có gì bảo vệ?

+ Bên trong cơ thể chúng có xương sống không?

+ Cá sống ở đâu?

+ Chúng thở bằng gì và di chuyển bằng gì?

=> Giáo viên giảng thêm: Màu sắc, hình dáng cá rất đa dạng; có cá màu sắc sặc sỡ nhất là các loài cá cảnh như cá vàng; có loài có màu trắng bạc như cá mè, các loài cá biển thường có màu xanh lục pha đen; trên mình cá, sống cá thường sẫm, màu phần bụng ngả dần sang màu trắng. Có con mình tròn như cá vàng; có con dài như cá chuối, lươn; có con trông như quả trám như cá chim; có con trông giống cái diều như cá đuối; có con cá rất bé có con lại rất to như cá mập, cá voi, cá heo,… Có con có vây cứng như cá mập, rô phi, cá ngừ, cá chuối; có con có vây lại rất mềm như cá vàng, cá đuối; các loài cá nước ngọt thường có vẩy, cá loài cá biển thường có da trơn, không vảy; mồm cá có con rất nhỏ, có con mồm lại to và nhiều răng như cá mập.

Kết luận: Cá là động vật có xương sống, sống dưới nước, thở bằng mang. Cơ thể chúng thường có vảy bao phủ, có vây.

Việc 2 : Thảo luận

- Giáo viên yêu cầu các nhóm học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi theo gợi ý:

+ Kể tên một số cá sống ở nước ngọt và nước mặn mà em biết.

+ Nêu ích lợi của cá

+ Giới thiệu về hoạt động nuôi, đánh bắt hay chế biến cá mà em biết.

- GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

- Gv nhận xét, khen những nhóm làm việc tốt, sáng tạo.

* Lưu ý: Quan sát và theo dõi, trợ giúp đối tượng M1+ M2 hoàn thành YC của bài học

Kết luận chung:

+Phần lớn các loài cá được sử dụng làm thức ăn. Cá là thức ăn ngon và bổ, chứa nhiều chất đạm cần cho cơ thể con người.

+ Ở nước ta có nhiều sông, hồ và biển đó là những môi trường thuận tiện để nuôi trồng và đánh bắt cá. Hiện nay, nghề nuôi cá khá phát triển và cá đã trở thành một mặt hàng xuất khẩu của nước ta.

=> Câu hỏi GDBVMT: Chúng ta cần làm gì để bảo vệ cá?

=> GDBVMT : Để bảo vệ cá, chúng ta cần bảo vệ môi trường sống, không đánh bắt bừa bãi, phát triển nghề nuôi cá, sử dụng cá hợp lí.

3. HĐ ứng dụng (4 phút)

- Trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng” (slide 19, 20, 21)

- Hướng dẫn học sinh Truy cập đường link vào trò chơi: https://www.blooket.com/set/61b86db3e9a52a442e5b7dd8

- Về nhà nói lại kiến thức đã được học cho gia đình nghe. Đọc thêm sách, báo để biết rõ hơn về cá và các loại động vật khác.

- Cùng với bố mẹ tìm hiểu về mô hình nuôi các loại cá và các loại động vật khác có tại địa phương.

- HS tham hát.

- Lắng nghe – Mở vở ra ghi bài.

* HĐ cá nhân – Nhóm- Cả lớp

- Lắng nghe nhiệm vụ thực hiện

- Nhóm trưởng điều khiển mỗi bạn lần lượt quan sát, thảo luận nhóm, thống nhất KQ và ghi kết quả ra giấy

*TBHT điều hành:

+ Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình

+ Các nhóm khác nghe và bổ sung

*Dự kiến một số ND chia sẻ:

+…

+…vẩy,…

+ Bên trong cơ thể chúng có xương sống.

+Cá sống ở dưới nước.

+ Chúng thở bằng mang, …

=> Cả lớp rút ra đặc điểm chung của cá.

- Lắng nghe và ghi nhớ

- Lắng nghe và ghi nhớ

* HĐ Nhóm - Cả lớp

- Học sinh thảo luận nhóm, thống nhất KQ và ghi kết quả ra phiếu

- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.

- Các nhóm khác nghe và bổ sung.

- Học sinh trả lời theo suy nghĩ.

- Lắng nghe.

- HS tham gia chơi

- Lắng nghe, thực hiện

Bài tập cuối khóa Module 9 môn Khoa học

KẾ HOẠCH BÀI DẠY - LỚP 4
MÔN KHOA HỌC
BÀI: NHU CẦU NƯỚC CỦA THỰC VẬT

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Học sinh nêu được tên một số loài thực vật quen thuộc.

- Nêu được đặc điểm: mỗi loài thực vật, mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về nước khác nhau.

* Góp phần hình thành và phát triển năng lực tìm hiểu khoa học tự nhiên, năng lực giao tiếp hợp tác…

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Tranh ảnh phóng to trong SGK; ảnh sưu tầm từ internet

Clip1: https://drive.google.com/drive/folders/1PFwz9sGU2ftnFOFbGmGbAdgZt5BA-iWt

Clip2: https://drive.google.com/drive/folders/1PFwz9sGU2ftnFOFbGmGbAdgZt5BA-iWt

- HS: SGK, tranh ảnh sưu tầm

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

ỨNG DỤNG CNTT

1. Mở đầu: Giáo viên nêu câu hỏi.

- Cây được trồng trong chậu có chứa đất màu (đất trồng có chứa chất khoáng). Theo em cây sẽ phát triển thế nào, vì sao?

- Cây được trồng trong chậu có chứa đất màu (đất trồng có chứa chất khoáng). Theo em, cây có phát triển bình thường không, vì sao?

- Cây được trồng trong chậu có chứa đất màu (đất trồng có chứa chất khoáng). Theo em, cây sẽ phát triển thế nào, vì sao?

- Cây 5 trồng trong chậu sỏi đã được rửa sạch. Cây có phát triển bình thường không, vì sao?

- Để thực vật sống và phát triển bình thường thì cần những yếu tố nào?

- GV nhận xét, đánh giá.

2. Hình thành kiến thức mới

- Có phải tất cả các loài cây đều có nhu cầu nước như nhau?

- Giới thiệu bài.

2.1. Tìm hiểu nhu cầu nước của các loài thực vật khác nhau

- Quan sát hình 1, hãy nêu các loại cây có trong hình.

- Gọi HS lên trình bày trên bảng.

- Những cây đó sống ở đâu, nhu cầu nước của chúng như thế nào?

- Quan sát một số hình ảnh về cây và cho biết đó là cây gì, nhu cầu nước của cây đó như thế nào?

- Em có nhận xét gì về nhu cầu nước của các loài cây?

Kết luận: Các loài cây khác nhau có nhu cầu về nước khác nhau. Có cây ưa ẩm, có cây chịu được khô hạn.

- Nêu tên và nhu cầu nước của một số cây mà bạn biết.

- Gv giới thiệu một số cây và nhu cầu về nước của chúng.

* Cho Hs xem clip 1: Hạn hán ở Ninh Thuận

- Loại cây được nhắc đến trong clip là những loại cây nào? Vì sao những cây đó lại bị khô héo rồi chết?

- Muốn cây phát triển bình thường, người dân phải làm gì?

- Người dân đã thay thế hai loại cây đó bằng cây gì, vì sao?

* Cho Hs xem clip 2: Khô hạn kéo dài

- Người ta tạo ra dụng cụ đo độ bốc hơi của nước để làm gì?

- Việc biết chính xác nhu cầu nước của cây và cung cấp nước kịp thời có tác dụng gì?

=> Khi cây bị thiếu nước, nhu cầu nước của cây không được đáp ứng đầy đủ sẽ ảnh hưởng đến năng suất của cây, cây sẽ bị héo khô rồi chết.

* Cho hs quan sát ảnh chụp vườn cam bị ngập trong nước.

- Chuyện gì sẽ xảy ra với vườn cam nếu tình trạng ngập nước kéo dài?

- Để cứu vườn cam không bị chết, người dân cần phải làm gì?

2.2. Tìm hiểu nhu cầu về nước của một cây ở những giai đoạn phát triển khác nhau và ứng dụng trong trồng trọt

- Yêu cầu HS mô tả những gì em nhìn thấy trong các ảnh chụp. (ảnh cắt từ SGK)

+ Vào giai đoạn nào cây lúa cần nhiều nước? giai đoạn cây lúa cần ít nước?tại sao?

+ Em còn biết những loại cây nào mà ở những giai đoạn phát triển khác nhau sẽ cần những lượng nước khác nhau ?

- Cùng một cây, trong những giai đoạn phát triển khác nhau nhu cầu về nước của cây đó thay đổi thế nào?

* GV giới thiệu một số hình ảnh cây lúa và cây ngô khi thiếu nước và khi thừa nước.

- Trong các giai đoạn phát triển của cây, nếu không đáp ứng kịp thời nhu cầu nước của cây hoặc cung cấp nước vượt quá nhu cầu sẽ xảy ra hiện tượng gì?

* Cho hs quan sát cây bàng vào mùa đông và mùa xuân.

- Em có nhận xét gì về nhu cầu nước của cây bàng trong mỗi mùa?

* Cho hs quan sát hình ảnh vườn rau.

- Nêu nhu cầu nước của cây rau.

* Gv lưu ý thời điểm tưới rau phù hợp đó là sáng sớm và chiều tối. Nhiệt độ thấp giữ ẩm lâu hơn. Tránh tưới cây giữa trưa nắng vì nước bay hơi nhanh, nhiệt độ cao gây sốc nhiệt... cây hay bị héo...

+ Khi thời tiết thay đổi, nhu cầu về nước của cây thay đổi như thế nào?

Kết luận: Cùng một loại cây , trong những giai đoạn phát triển khác nhau cần những lượng nước khác nhau. Biết nhu cầu về nước của cây để có chế độ tưới và tiêu nước hợp lí cho từng loại cây vào từng thời kì phát triển của một cây mới có thể đạt năng suất cao.

3. Luyện tập, thực hành

- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:

+ Có phải tất cả các loài cây đều có nhu cầu nước như nhau?

+ Cùng một cây, trong những giai đoạn phát triển khác nhau nhu cầu nước của cây thay đổi như thế nào?

=> Ghi nhớ.

- Trong sản xuất nông nghiệp, việc nắm được nhu cầu nước của cây mang lại lợi ích gì?

- Trường em, bản thân em đã có những việc làm nào để chăm sóc và bảo vệ cây xanh?

- Tại sao các em lại thường xuyên tưới nước cho các cây rau, cây hoa còn các cây gỗ (phượng, bàng...) lại không tưới?

- GV nhận xét, tuyên dương.

4. Vận dụng

- Nhận xét tiết học.

- Về nhà chia sẻ với người thân về nhu cầu nước của thực vật.

Hs quan sát ảnh trên màn hình rồi trả lời. (Xem ảnh cây cắt từ SGK)

- Cây phát triển không bình thường vì thiếu ánh sáng. (ảnh cây 1 - cây đặt trong bóng tối)

- Cây phát triển không bình thường vì thiếu không khí. (ảnh cây 2 - lá cây bị phủ kín lớp keo)

- Cây sẽ chết vì thiếu nước. (ảnh cây 3 - cây không được tưới nước)

- Cây 5 phát triển không bình thường vì thiếu chất khoáng. (ảnh cây 5 - cây trồng trong chậu sỏi)

- Thực vật chỉ sống và phát triển bình thường khi có đủ nước, chất khoáng, không khí và ánh sáng.

- Lắng nghe.

- Hs nêu dự đoán của mình.

- Lắng nghe.

- HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi.

- HS lên chỉ và giới thiệu về một số cây có trong ảnh: bèo, khoai môn, tre, chuối… (ảnh cây cắt từ SGK)

+ Cây bèo sống dưới nước – ưa ẩm.

+ Cây chuối ở gần mép nước – ưa ẩm.

+ Cây khoai môn ở gần mép nước – ưa ẩm.

+ Cây tre ở nơi cằn cỗi - chịu được khô hạn.

- HS quan sát hình ảnh (ảnh cây sưu tầm từ Internet) và nêu:

+ Cây xương rồng – chịu được khô hạn.

+ Cây hoa súng – ưa ẩm.

+ Cây phi lao – chịu được khô hạn.

+ Cây diếp cá – ưa ẩm.

+ Cây rau muống – ưa ẩm.

+ Cây dừa – chịu được khô hạn.

+ Cây dừa nước – ưa ẩm.

- Các loài cây khác nhau thì có nhu cầu về nước khác nhau, có cây chịu được khô hạn, có cây ưa ẩm, có cây lại vừa sống ở trên cạn, vừa sống được ở dưới nước.

- Hs giới thiệu về những cây mà mình biết (cây đã chuẩn bị): cây ở trường, ở nhà, xung quanh nơi em ở…

+ Nhóm cây sống dưới nước: bèo, rong, rêu, tảo, khoai môn, đước, rau muống, rau nhút,...

+ Nhóm cây sống ở nơi khô hạn: xương rồng, hành tỏi, thông, phi lao...

+ Nhóm cây sống ở nơi ẩm ướt: khoai môn, rau má, rêu, lá lốt,...

+ Nhóm cây vừa sống trên cạn, vừa sống dưới nước: rau muống, dừa, cỏ...

- Quan sát hình ảnh.

- (ảnh cây sưu tầm từ Internet)

* Theo dõi clip, trả lời câu hỏi.

- Cây cà phê và hồ tiêu. Cây bị chết do thiếu nước tưới.

- … phải cung cấp đủ nước cho cây.

- Người dân thay thế cà phê, hồ tiêu bằng các loại cây ngắn ngày, vì nhu cầu nước của các cây ngắn ngày ít hơn.

* Theo dõi clip, trả lời câu hỏi.

- Người ta tạo ra dụng cụ đo độ bốc hơi của nước để biết chính xác lúc nào cây cần được tưới nước để tưới nước kịp thời.

- Giúp tăng năng suất cây trồng; đặc biệt là tiết kiệm nước.

- Lắng nghe.

* Quan sát ảnh vườn cam ngập nước. (ảnh sưu tầm từ Internet)

- Vườn cam sẽ bị chết do bị ngập úng. (thừa nước)

- …. Người dân cần tháo nước kịp thời tránh hiện tượng ngập úng.

+ 3 ảnh trên: Ruộng lúa giai đoạn mới cấy và làm đòng; trên thửa ruộng bà con nông dân đang làm cỏ lúa. Trên ruộng lúa có rất nhiều nước.

+ 2 ảnh dưới: Lúa giai đoạn vào hạt và thu hoạch; bà con nông dân đang gặt lúa. Bề mặt ruộng lúa khô.

- Cây lúa giai đoạn mới cấy và làm đòng cần nhiều nước để phát triển – nhu cầu về nước cao.

- Giai đoạn cây lúa vào hạt và thu hoạch cây lúa cần ít nước - nhu cầu về nước thấp.

+ Cây ngô: Lúc ngô nảy mầm đến lúc ra hoa cần có đủ nước nhưng đến lúc bắt đầu vào hạt thì không cần nước.

+ Cây rau cải; rau sà lách; su hào cần phải có nước thường xuyên.

+ Các loại cây ăn quả lúc còn non cần tưới nước thường xuyên nhưng đến khi quả chín cần ít nước hơn.

- Cùng một cây, trong những giai đoạn phát triển khác nhau cần những lượng nước khác nhau.

- Hs quan sát hình ảnh.

(ảnh sưu tầm từ Internet)

- Cây sẽ chết khô do thiếu nước. Hoặc cây sẽ chết do bị ngập úng.

- Quan sát hình ảnh cây bàng ở mùa đông và mùa xuân, nhận xét nhu cầu nước của cây trong mỗi mùa.

+ Mùa đông, cây rụng hết lá – nhu cầu nước ít.

+ Mùa xuân, cây mọc lá xanh tốt – nhu cầu nước nhiều hơn.

* Hs quan sát ảnh vườn rau. (ảnh sưu tầm từ Internet)

- Cây rau ưa ẩm nên có nhu cầu nước rất cao. Cần thường xuyên tưới nước cho cây.

- Khi thời tiết thay đổi, nhu cầu nước của cây cũng thay đổi. Vào những ngày nắng, nóng, lá cây thoát nhiều hơi nước hơn nên nhu cầu nước của cây cũng cao hơn.

- Lắng nghe.

- HS suy nghĩ trả lời.

- HS đọc lại phần ghi nhớ.

+ Giúp ta lựa chọn cây phù hợp với

từng loại đất, phù hợp với khí hậu để đạt năng suất cao.

+ Giúp ta tiết kiệm nước, sử dụng nguồn nước hiệu quả.

- Tham gia trồng cây, nhặt cỏ, tưới nước cho cây…

(Quan sát hình ảnh GV và HS trường trồng cây - ảnh tự chụp)

- Vì nhu cầu nước của các cây rau, hoa nhiều hơn nhu cầu nước của các cây gỗ.

- Lắng nghe, ghi nhận

Bài tập cuối khóa Module 9 môn Tin học

BẢN MÔ TẢ PHƯƠNG ÁN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CHO HOẠT ĐỘNG HỌC TRONG KẾ HOẠCH BÀI DẠY

TÊN CHỦ ĐỀ BÀI HỌC: CHỦ ĐỀ X: TỔ CHỨC LƯU TRỮ, TÌM KIẾM VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN
CHỦ ĐỀ CON: TỔ CHỨC CÂY THƯ MỤC, LƯU TRỮ THÔNG TIN TRONG MÁY TÍNH
BÀI: CÁC THAO TÁC VỚI TỆP VÀ THƯ MỤC
MÔN HỌC: TIN HỌC - LỚP: 4
THỜI LƯỢNG: 1 TIẾT

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

NĂNG LỰC, PHẨM CHẤTYÊU CẦU CẦN ĐẠTMÃ HÓA
NĂNG LỰC ĐẶC THÙ
(Nlb)Biết tôn trọng bản quyền: không sao chép tệp/thư mục của người khác khi chưa được cho phép.(1)
(Nlc)

Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông

+ Thực hiện được các thao tác với tệp: đổi tên tệp, xóa tệp.
+ Di chuyển một tệp từ thư mục này sang thư mục khác.
(2)
NĂNG LỰC CHUNG
Tự chủ và tự họcHS sẽ được tự tìm kiếm được tệp mình đã lưu trữ trong thư mục trên máy tính.(3)
Giao tiếp và hợp tácHS làm việc nhóm, thảo luận trao đổi với nhau để đưa ra câu trả lời của giáo viên.(4)
Giải quyết vấn đề và sáng tạoHS sử dụng kĩ năng, tư duy logic để giải quyết những vấn đề mà giáo viên đưa ra.(5)
PHẨM CHẤT
Chăm chỉHọc sinh tích cực trong việc hoàn thành các hoạt động học tập của cá nhân và của nhóm.(6)
Trách nhiệmTham gia tích cực vào hoạt động của nhóm, tự giác hoàn thành các nhiệm vụ mà nhóm đã phân công.(7)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Thiết bị dạy học

GIÁO VIÊNHỌC SINH
THIẾT BỊMáy tính và các thiết bị ngoại vi, Phòng máy tính, máy chiếu, loa, micro, mạng Internet, phiếu học tập (hoạt động 2)Máy tính và các thiết bị ngoại vi
PHẦN MỀM
MS Powerpoint 365, trò chơi học tập (hoạt động 1 và mục 4), website: blooket.com
MS Powerpoint 365

2. Học liệu

  • Bài trình chiếu đa phương tiện
  • Phiếu học tập
  • Trò chơi học tập
  • website: blooket.com: https://www.blooket.com/play?id=101892
  • Học liệu (dành cho HS)

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động họcMục tiêu dạy học (Mã hóa)Nội dung hoạt động (của HS)Phương pháp, kĩ thuật dạy họcPhương pháp kiểm tra, đánh giáCông cụ kiểm tra, đánh giáPhương án ứng dụng CNTT
1. Khởi động (7 phút)(2)Chơi trò chơi học tập “Ai nhanh hơn”.PPDH: Trò chơi, KT: Động nãoPP vấn đáp, PP quan sát.Câu hỏi + đáp ánMáy tính, Powerpoint
2.1. Hoạt động 1.Đổi tên tệp và xóa tệp (13 phút)(2), (3), (4), (5), (6), (7)
HS mở thư mục chứa tệp trình chiếu “Lớp 3” trên màn hình máy tính theo nhóm.(GV đã chia sẻ)
+ Đổi tên tệp“Lớp 3” thành “Lớp 4” và nêu các thao tác để đổi tên tệp.
+ Xóa tệp “Lớp 4”và nêu các thao tác để xóa tệp.
Đại diện nhóm trình bày lại thao tác vừa thực hiện.
PPDH: Nhóm, KT: Phòng tranhPP vấn đáp, PP quan sát.Sản phẩm học tậpMáy tính, Powerpoint
2.2. Hoạt động 2 – Di chuyển tệp(7 phút)(2), (3), (4), (5), (6), (7)
HS di chuyển tệp trình chiếu “Lớp 4” từ thư mục Tổ 1 sang thư mục Tổ 2 trên màn hình máy tính theo nhóm
Đại diện nhóm trình bày lại thao tác của mình vừa thực hiện.
PPDH: Hợp tác và giải quyết vấn đề, KT: Chia sẻ nhóm đôi, hỏi và trả lờiPP vấn đáp, PP quan sát.Sản phẩm học tậpMáy tính, Powerpoint
3. Luyện tập (5 phút)(2), (3), (5), (6)
Học sinh cần thực hiện:
(1) Đổi tên tệp trình chiếu “Lớp 4” ở Tổ 2 thành tên của mình.
(2) Di chuyển tệp vừa đổi tên sang thư mục Tổ 1
(3) Xóa tệp vừa di chuyển vào thư mục Tổ 1
PPDH: Giải quyết vấn đề, KT: Giao nhiệm vụ cụ thểQuan sátBảng kiểmMáy tính, Powerpoint
4. Vận dụng mở rộng (3 phút)(5), (6)Đăng nhập đường link giáo viên gửi, học sinh nhập tên và tham gia trò chơi trên trang Blooket: https://www.blooket.com/play?id=101892PPDH: Trò chơi, KTDH: Trò chơiQuan sátBảng kết quả trò chơi của học sinhBộ câu hỏi trong Blooket

B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - NHỮNG GÌ EM ĐÃ BIẾT (7 phút)

1. Mục tiêu: Học sinh nhớ lại các thao tác với thư mục và tệp đã học ở lớp 3: tạo thư mục, xóa và đổi tên thư mục, tìm kiếm tệp.
2.Sản phẩm hoạt động của HS: Trả lời bài tập trắc nghiệm thông qua trò chơi học tập “Ai nhanh hơn”.
3. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho HS
- GV tổ chức cho lớp chơi trò chơi "Ai nhanh hơn"
- Luật chơi: Có 3 câu hỏi, mỗi câu hỏi các con có thời gian trả lời tối đa là 15 giây. Bạn nào trả lời đúng và hoàn thành nhanh nhất và nhận được pháo hoa là người chiến thắng.
Bước 2: Tổ chức thực hiện
- Quan sát học sinh chơi và hỗ trợ những học sinh (nếu cần)
- Học sinh tham gia trò chơi
- Học sinh trả lời câu hỏi
Bước 3: Tổ chức trình bày, đánh giá và nhận xét
- Nhận xét, tuyên dương những học sinh về đích thành công và nhanh nhất.
- Nếu có HS làm bài chưa đúng, chiếu bài của 1 – 2 HS, yêu cầu HS đứng dậy nêu lại câu trả lời của
- Chốt kiến thức và chuyển ý: Thông qua trò chơi Ai nhanh hơn các con đã được nhớ lại các thao tác với thư mục mà các con đã được học ở lớp 3 như: tạo, xóa, đổi tên thư mục. Vậy để xóa và đổi tên tệp ta phải thực hiện như thế nào chúng mình cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay nhé.

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ - HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (20 phút)

HOẠT ĐỘNG 1 - ĐỔI TÊN TỆP VÀ XÓA TỆP (13 phút)

1. Mục tiêu: Học sinh biết và thực hiện được các thao tác: đổi tên tệp, xóa tệp.
2.Sản phẩm hoạt động của HS: Các nhóm hoàn thành phiếu thảo luận, trình bày được các thao tác đổi tên tệp và xóa tệp.
3. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho HS
- GV chiếu yêu cầu: Hãy mở thư mục chứa tệp trình chiếu “Lớp 3” trên màn hình máy tính.(GV đã chia sẻ)
- Chia nhóm 2 (hoặc 3), yêu cầu HS thảo luận theo nhóm để hoàn thành phiếu thảo luận.
Bước 2: Tổ chức thực hiện
- GV phân công các nhóm để thực hiện theo yêu cầu sau:
+ Đổi tên tệp“Lớp 3” thành “Lớp 4” và nêu các thao tác để đổi tên tệp.
+ Xóa tệp “Lớp 4”và nêu các thao tác để xóa tệp.
- GV quan sát hoạt động của các nhóm, hỗ trợ nhóm HS còn chậm.
- Các nhóm học sinh trao đổi, thực hiện đổi tên tệp, xóa tệp và nêu các thao tác vừa thực hiện vào phiếu thảo luận
Bước 3: Tổ chức trình bày, đánh giá và nhận xét
- Gắn hoặc chiếu phiếu thảo luận của 2-3 nhóm.
- Gọi đại diện nhóm trình bày lại thao tác vừa thực hiện.
- Nhận xét kết quả thảo luận của các nhóm. Tuyên dương các nhóm hoạt động hiệu quả.

HOẠT ĐỘNG 2 - DI CHUYỂN TỆP (7 phút)

1. Mục tiêu: Học sinh biết và thực hiện được các thao tác di chuyển tệp
2.Sản phẩm hoạt động của HS: Học sinh thực hiện được di chuyển tệp từ thư mục ban đầu đến một thư mục khác theo yêu cầu của giáo viên.
3. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho HS
- GV chia nhóm đôi yêu cầu học sinh thực hiện các thao tác sau:
Hãy di chuyển tệp trình chiếu “Lớp 4” từ thư mục Tổ 1 sang thư mục Tổ 2 trên màn hình máy tính.
- Yêu cầu các nhóm ghi lại các thao tác di chuyển tệp vừa thực hiện ra nháp
Bước 2: Tổ chức thực hiện
- GV quan sát các nhóm HS thực hiện yêu cầu, phát hiện những nhóm HS thực hiện tốt để tuyên dương.
- Hỗ trợ nhóm còn chậm.
- Các thành viên trong nhóm thực hiện các yêu cầu.
- Ghi ra nháp những thao tác đã thực hiện.
Bước 3: Tổ chức trình bày, đánh giá và nhận xét
- GV chiếu kết quả của 2-3 nhóm học sinh.
- Gọi đại diện nhóm trình bày lại thao tác của mình vừa thực hiện.
- GV tuyên dương những nhóm hoạt động tốt, hiệu quả.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (20 phút)

1. Mục tiêu: Học sinh thực hành lại các thao tác vừa học
2.Sản phẩm hoạt động của HS: Học sinh thực hiện thành thạo các thao tác vừa học
3. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho HS
- GV nêu yêu cầu học sinh cần thực hiện:
(1) Đổi tên tệp trình chiếu “Lớp 4” ở Tổ 2 thành tên của mình.
(2) Di chuyển tệp vừa đổi tên sang thư mục Tổ 1
(3) Xóa tệp vừa di chuyển vào thư mục Tổ 1
Bước 2: Tổ chức thực hiện
- GV quan sát HS thực hành
- Hỗ trợ học sinh còn chậm
- HS thực hiện theo các yêu cầu trên máy tính con theo hình thức cá nhân
Bước 3: Tổ chức trình bày, đánh giá và nhận xét
- GV Nhận xét, tuyên dương HS thực hiện tốt.

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, MỞ RỘNG (3 phút)

1. Mục tiêu: Học sinh khắc sâu lại kiến thức của bài học
2.Sản phẩm hoạt động của HS: Bảng kết quả trò chơi của học sinh
3. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ cho HS
Giáo viên gửi đường link truy cập trò chơi cho học sinh. (Có thể ghim trang web trên các máy tính của học sinh): https://www.blooket.com/play?id=101892
- GV giới thiệu trò chơi Về đích, phổ biến luật chơi và cách chơi.
* Luật chơi: Để tiến lên một bước trên đường đua học sinh phải trả lời nhanh và đúng các câu hỏi. Ai về đích đầu tiên là người chiến thắng.
- Chờ đến khi đủ học sinh tham gia vào trò chơi thì nháy chuột vào nút “Start” để bắt đầu trò chơi.
Bước 2: Tổ chức thực hiện
- Quan sát kết quả chơi của học sinh trên màn hình của giáo viên, động viên những học sinh chưa tiến được bước nào hoặc tiến chậm trên đường đua, khích lệ HS dẫn đầu đường đua.
- Học sinh tham gia chơi trò chơi trên máy tính theo hình thức cá nhân bằng cách chọn các đáp án đúng khi các câu hỏi xuất hiện.
Bước 3: Tổ chức trình bày, đánh giá và nhận xét
- Thông báo học sinh về đích đầu tiên và tuyên dương Top 3 học sinh dẫn đầu đường đua.
- Chiếu thống kê các câu trả lời của học sinh.
- Nhận xét giờ học
- Dặn dò.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI HỌC:

.....................................................................................

......................................................................................

.....................................................................................

......................................................................................

HỒ SƠ DẠY HỌC:

1. BÀI GIẢNG ĐA PHƯƠNG TIỆN

2. CÁC CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ

a) Các câu hỏi trong hoạt động khởi động

Các câu hỏi trắc nghiệm trong trò chơi

Câu 1. Con hãy sắp xếp các thao tác sau để được thao tác tạo thư mục riêng của em:

(1) Chọn New

(2) Nháy phải chuột vào vùng trống trên màn hình nền của máy tính

(3) Chọn Folder

(4) Gõ tên thư mục rồi nhấn phím Enter

Câu 2. Thao tác: Nháy phải chuột vào thư mục -> Chọn Rename là để:

a) Tạo thư mục

b) Xóa thư mục

c) Đổi tên thư mục

Câu 3. Để xóa thư mục ta thực hiện các thao tác nào?

a) Nháy phải chuột vào thư mục muốn xóa -> Chọn Delete

b) Nháy chuột chọn thư mục muốn xóa -> Nhấn phím Delete trên bàn phím

c) Cả 2 thao tác trên đều đúng

b) Phiếu thảo luận - Hoạt động 1

Câu 1. Trình bày các thao tác đổi tên tệp.

.....................................................................................

......................................................................................

.....................................................................................

......................................................................................

Câu 2. Trình bày các thao tác xóa tệp.

.....................................................................................

......................................................................................

.....................................................................................

......................................................................................

c) Các câu hỏi trong hoạt động vận dụng mở rộng

CÁC CÂU HỎI TRONG TRÒ CHƠI

Câu 1. Đâu là phát biểu đúng.

a) Thao tác đổi tên tệp giống như thao tác đổi tên thư mục

b) Thao tác đổi tên tệp khác với thao tác đổi tên thư mục

c) Cả 2 đáp án trên đều sai.

Câu 2. Thao tác: Nháy phải chuột vào tên tệp -> Chọn Rename để :

a) Đổi tên tệp

b) Xóa tệp

c) Di chuyển tệp

Câu 3. Thao tác: Nháy phải chuột vào tên tệp -> Chọn Delete để :

a) Đổi tên tệp

b) Xóa tệp

c) Di chuyển tệp

Câu 4. Sắp xếp các thao tác sau để được thao tác đúng di chuyển tệp.

(1) Mở thư mục mới muốn lưu trữ tệp

(2) Nháy phải chuột vào tệp muốn di chuyển -> Chọn Cut

(3) Nháy phải chuột vào vùng trống của thư mục -> Chọn Paste

Thao tác đúng là:

a) 1 – 2 – 3

b) 2 – 1 – 3

c) 1 – 3 - 2

Bài tập cuối khóa Module 9 môn Mĩ thuật

BẢN MÔ TẢ PHƯƠNG ÁN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CHO HOẠT ĐỘNG HỌC TRONG KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN MĨ THUẬT
LỚP 5
TÊN CHỦ ĐỀ: KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN HỌC: MĨ THUẬT
Tiết 1:
HOẠT ĐỘNG Ở TRƯỜNG EM

Thời gian thực hiện: ngày… tháng … năm … (hoặc từ …/ … / … đến …/ … / …)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

- HS hiểu về chủ đề trường em và các hoạt động ở trường: học tập,lao động, vui chơi, sinh hoạt tập thể, vă-n nghệ…

- Hiểu được hình dáng hoạt động của con người để tạo được những bức tranh về hoạt động ở trường em

2. Về phẩm chất:

- Thể hiện được phẩm chất nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm ở HS, cụ thể qua một số biểu hiện.

- Biết cảm nhận vẻ đẹp và yêu quý mái trường, yêu quê hương

3. Về năng lực

3.1. Năng lực chung

- Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập.

- Biết cách sử dụng, bảo quản một số vật liệu, chất liệu trong thực hành, sáng tạo.

3.2. Năng lực đặc thù

- Khai thác được các hình ảnh, hoạt động đặc trưng trong nhà trường để tạo thành sản phẩm hai chiều, ba chiều.

3.3. Năng lực khác

- Năng lực ngôn ngữ: Vận dụng kĩ năng nói trong trao đổi, giới thiệu, nhận xét,...

- Năng lực khoa học: Vận dụng sự hiểu biết về chủ đề trường em để áp dụng vào các môn học khác và trong cuộc sống hằng ngày.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Thiết bị dạy học:

Máy tính, máy chiếu, điện thoại

2. Học liệu số:

- Học liệu số: Powerpoint, Padlet

- Học liệu khác: Google, YouTube

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

A. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động học (thời gian)

YCCĐ

Nội dung

dạy học

trọng tâm.

PP/KTDH

chủ đạo.

Phương án đánh giá

Phương án sử dụng CNTT

Hoạt động 1. Khởi động ( khám phá)

3 phút

- Tạo tinh thần thoải mái cho học sinh.

- Nhận ra những hình ảnh, những hoạt động quen thuộc dưới mái trường.

- Biết yêu thương, trách nhiệm với bạn bè qua hoạt động nhóm.

+ GV yêu cầu lớp đứng lên hát bài hát “Bài ca đi học”

+ GV đặt câu hỏi: Em nhận ra những hình ảnh nào, những hoạt động gì có trong bài hát?

- GV nhận xét tuyên dương lớp

PP quan sát, xem video, tranh ảnh

Đánh giá đồng đẳng.

- Sử dụng công cụ Bảng Kiểm để đánh giá

https://www.youtube.com/watch?v=I-WEUSHnb3w

https://padlet.com/nguyenvantrieuhn/clgoi26uzclqn0id

Hoạt động 2: Kiến tạo kiến thức – kỹ năng

Hoạt động 3: Luyện tập - sáng tạo

Hoạt động 4: Phân tích – đánh giá

3 phút

- Biết trưng bày và nêu sản phẩm.

- Biết tự nhận xét về sản phẩm: cách sắp xếp bố cục, hình vẽ,..

- Nêu được cảm nhận và đánh giá sản phẩm của mình, của bạn.

- Biết tham gia hoạt động nhóm, trao đổi, thảo luận, giới thiệu, nhận xét quá trình học/thực hành trưng bày, nêu tên SP.

- GV hướng dẫn HS cách trưng bày sản phẩm theo vị trí nhóm hoặc tập trung trên bảng.

- GV kết hợp nhận xét, tuyên dương các HS có biểu hiện tích cực, tiến bộ, khuyến khích HS còn chưa hoàn thành SP.

- Gợi ý hs tìm qua Youtube, báo chí, google…

- PP quan sát, lắng nghe và ghi nhớ

-Đánh giá đồng đẳng.

- Sử dụng công cụ Bảng Kiểm để đánh giá

https://padlet.com/nguyenvantrieuhn/clgoi26uzclqn0id

Hoạt động 5. Vận dụng – phát triển

A. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CHỦ YẾU

TIẾT 1

Hoạt động 1: Khởi động (khám phá)

a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Gv tổ chức cho học sinh xem Video, trả lời câu hỏi

b. Tổ chức cho học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập

- Học sinh cùng nhau xem Video trên phần mềm YouTube, hình ảnh trên Powerpoint.

c. Tổ chức cho học sinh trình bày kết quả học tập.

- Kết quả học sinh trình bày trên Padlet

d. Nhận xét, đánh giá thực hiện nhiệm vụ học tập

- Gv nhận xét và đánh giá học sinh được bài vẽ hoạt động ở trường em

Hoạt động 2: Kiến tạo kiến thức – kỹ năng

a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

b. Tổ chức cho học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập

c. Tổ chức cho học sinh trình bày kết quả học tập

d. Nhận xét, đánh giá thực hiện nhiệm vụ học tập

Hoạt động 3: Luyện tập - sáng tạo

a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

b. Tổ chức cho học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập

c. Tổ chức cho học sinh trình bày kết quả học tập

d. Nhận xét, đánh giá thực hiện nhiệm vụ học tập

Hoạt động 4: Phân tích – đánh giá

a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS cách trưng bày sản phẩm theo vị trí nhóm hoặc tập trung trên bảng.

b. Tổ chức cho học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập

- Nhận xét SP của nhóm mình và nhóm bạn trong theo câu hỏi gợi ý

c. Giáo viên tổng hợp việc thực hiện nhiệm vụ của học sinh.

- Nhận xét bài vẽ HS và tuyên dương.

d. Nhận xét, đánh giá thực hiện nhiệm vụ học tập ( ở tiết học sau ).

Hoạt động 5: Vận dụng – phát triển

a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

b. Tổ chức cho học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập

c. Giáo viên tổng hợp việc thực hiện nhiệm vụ của học sinh.

d. Nhận xét, đánh giá thực hiện nhiệm vụ học tập

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT/ BÀI DẠY

Bài tập cuối khóa Module 9 môn Âm nhạc

BẢN MÔ TẢ PHƯƠNG ÁN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CHO HOẠT ĐỘNG HỌC TRONG KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN ÂM NHẠC

LỚP

TÊN CHỦ ĐỀ:

TÊN BÀI HỌC:

Thời gian thực hiện: ngày… tháng … năm … (hoặc từ …/ … / … đến …/ … / …)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Về năng lực:

2. Về phẩm chất:

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Thiết bị dạy học:

2. Học liệu số:

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

A. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động học

(thời gian)

YCCĐ

Nội dung dạy học

trọng tâm.

PP/KTDH

chủ đạo.

Phương án đánh giá

Phương án sử dụng CNTT

Hoạt động 1. Mở đầu

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 3: Luyện tập

Hoạt động 4: Vận dụng

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CHỦ YẾU

TIẾT ……

Hoạt động 1: Mở đầu

a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

b. Tổ chức cho học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập

c. Tổ chức cho học sinh trình bày kết quả học tập.

d. Nhận xét, đánh giá thực hiện nhiệm vụ học tập

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

b. Tổ chức cho học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập

c. Tổ chức cho học sinh trình bày kết quả học tập

d. Nhận xét, đánh giá thực hiện nhiệm vụ học tập

Hoạt động 3. Luyện tập

a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

b. Tổ chức cho học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập

c. Tổ chức cho học sinh trình bày kết quả học tập

d. Nhận xét, đánh giá thực hiện nhiệm vụ học tập

Hoạt động 4. Vận dụng, trải nghiệm

a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

b. Tổ chức cho học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập

c. Tổ chức cho học sinh trình bày kết quả học tập

d. Nhận xét, đánh giá thực hiện nhiệm vụ học tập

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

Bản mô tả phương án ứng dụng công nghệ thông tin cho hoạt động học Module 9 môn Lịch sử - Địa lí

BẢN MÔ TẢ PHƯƠNG ÁN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CHO HOẠT ĐỘNG HỌC TRONG KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: Lịch sử và Địa lí - Lớp 5
Chủ đề: CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ NĂM 1954
Thời lượng thực hiện: (3 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

  • Kể lại được diễn biến chính của chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 có sử dụng tư liệu lịch sử (lược đồ, tranh ảnh và các câu chuyện về kéo pháo ở Điện Biên Phủ, chuyện bắt sống tướng Đờ Ca-xtơ-ri,...).
  • Sưu tầm và kể lại được một số câu chuyện về một số anh hùng trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 (ví dụ: Phan Đình Giót, Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn, Trần Can,...).
  • Trình bày được sơ lược ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ.
  • Biết tinh thần chiến đấu anh dũng của bộ đội ta trong chiến dịch.

1. Về năng lực

* Năng lực chung

  • Tự chủ và tự học: Tìm được tư liệu cho bài học.
  • Giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm về diễn biến chính, ý nghĩa của chiến dịch và tinh thần chiến đấu của bộ đội ta trong chiến dịch.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết được tình huống về tinh thần chiến đấu của bộ đội ta trong chiến dịch.

* Năng lực đặc thù

  • Năng lực nhận thức khoa học lịch sử và địa lí: Kể lại được diễn biến chính của chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
  • Năng lực tìm hiểu lịch sử: Sưu tầm và kể lại được một số câu chuyện về một số anh hùng trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Nêu được diễn biến chính của chiến dịch và giải quyết được tình huống về tinh thần chiến đấu của bộ đội ta trong chiến dịch.

2. Về phẩm chất

  • Yêu nước: Câu chuyện về một số anh hùng trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 (ví dụ: Phan Đình Giót, Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn, Trần Can,...).
  • Trách nhiệm: Sưu tầm được tư liệu bài học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU SỐ

* Thiết bị dạy học

  • Máy vi tính, smart tivi, mạng internet.
  • Phần mềm MS-PowerPoint; Quizizz; Padlet.
  • Thiết bị dạy học khác: Loa

* Học liệu số

  • Bài trình chiếu
  • Video clip
  • Lược đồ diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ
  • Hình ảnh diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ.
  • Học liệu khác: Chương trình Lịch sử và Địa lí cấp Tiểu học 2018

III. MÔ TẢ HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, THIẾT BỊ, PHẦN MỀM VÀ HỌC LIỆU SỐ

Hoạt động 1: Kể lại diễn biến chính của chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954

a) Mục tiêu: Học sinh kể lại được diễn biến chính của chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 có sử dụng tư liệu lịch sử.

b) Nội dung: Giáo viên cho học sinh xem video và lược đồ chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. Học sinh kể lại diễn biến chính về chiến Điện Biên Phủ năm 1954, học sinh thực hiện kể chuyện trong nhóm và trước lớp.

c) Sản phẩm: Học sinh kể được diễn biến chính của chiến dịch Điện Biên Phủ theo 3 đợt tấn công:

  • Đợt 1: Ngày 13/3/1954, ta mở màn tấn công vào phía bắc của Điện Biên Phủ ở Him Lam, Độc lập, Bản Kéo. Sau 5 ngày chiến đấu, địch bị tiêu diệt.
  • Đợt 2: Ngày 30/3/1954, ta đồng loạt tấn công vào phân khu trung tâm của địch ở Mường Thanh. Đêm 26/4/1954, ta đã kiểm soát được phần lớn các cứ điểm phía Đông, riêng đồi A1, C1 địch vẫn kháng cự quyết liệt.
  • Đợt 3: Ngày 01/5/1954, ta tấn công các cứ điểm còn lại. Chiều 6/5/1954, đồi A1 bị công phá, 17 giờ 30 phút ngày 7/5/1954 Điện Biên Phủ thất thủ, ta bắt sống tướng Đờ Ca-xtơ-ri và toàn bộ chỉ huy của địch.

d) Tổ chức thực hiện

Bước 1: Giáo viên trình chiếu video và lược đồ chiến dịch Điện Biên Phủ và yêu cầu học sinh kể lại diễn biến chính của chiến dịch theo câu hỏi gợi ý sau:

  • Câu 1: Vì sao ta quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ?
  • Câu 2: Ta mở chiến dịch Điện Biên Phủ gồm mấy đợt tấn công? Thuật lại từng đợt tấn công đó?
  • Câu 3: Kết quả của chiến dịch như thế nào?

Bước 2: Giáo viên tổ chức học sinh thảo luận, kể trong nhóm.

Bước 3: Đại diện nhóm trình bày.

Bước 4: Nhóm nhận xét, đánh giá và giáo viên nhật xét chốt lại.

Đáp án bài tập cuối khóa Module 9 môn Công nghệ

Đáp án bài tập cuối khóa Module 9 môn Công nghệ

Đáp án bài tập cuối khóa Module 9 môn Công nghệ

Đáp án bài tập cuối khóa Module 9 môn Công nghệ

Đáp án bài tập cuối khóa Module 9 môn Công nghệ

....

>> Tải file để tham khảo trọn bộ Bài tập cuối khóa Mô đun 9 Tiểu học

Chia sẻ bởi: 👨 Tử Đinh Hương
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 2.965
  • Lượt xem: 29.346
  • Dung lượng: 34 MB
Sắp xếp theo