Trắc nghiệm Địa lí 11 Cấu trúc mới (Học kì 1) Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lý 11 (Dùng chung 3 sách)
Trắc nghiệm Địa lí 11 - Cấu trúc mới (Học kì 1) bao gồm 3 dạng câu hỏi trắc nghiệm khác nhau có đáp án giải chi tiết kèm theo. Qua đó các bạn học sinh lớp 11 củng cố và mở rộng kiến thức.
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 11 là tài liệu vô cùng hữu ích được biên soạn theo cấu trúc mới gồm trắc nghiệm lựa chọn đáp án đúng, trắc nghiệm đúng sai, trả lời ngắn (form 2025). Trắc nghiệm Địa lí 11 cấu trúc mới các em học sinh sẽ được thử sức với các dạng bài tập ở nhiều mức độ từ dễ đến khó, từ đó củng cố kiến thức tốt hơn. Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 11 này dùng chung cho cả 3 sách Chân trời sáng tạo, Cánh diều và Kết nối tri thức các bạn tải về ôn luyện nhé.
Trắc nghiệm Địa lí 11 - Cấu trúc mới
BÀI 1: SỰ KHÁC NHAU VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA CÁC NHÓM NƯỚC
I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯỚNG ÁN NHIỀU LỰA CHỌN
(Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng)
1. NHẬN BIẾT
Câu 1. Đặc điểm kinh tế của nhóm nước phát triển
A. Tốc độ tăng GDP rất cao.
B. Thường có qui mô GDP nhỏ.
C. Tiến hành công nghiệp hóa từ sớm.
D. Nông nghiệp có tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP.
Câu 2. Nhóm nước phát triển có
A. GNI bình quân đầu người cao.
B. tỉ trọng của địch vụ trong GDP thấp.
C. chỉ số phát triển con người còn thấp.
D. tỉ trọng của nông nghiệp còn rất lớn.
Câu 3: Nhóm nước đang phát triển có
A. thu nhập bình quân đầu người rất cao.
B. tỉ trọng của dịch vụ trong GDP rất cao.
C. chỉ số phát triển con người không quá cao.
D. tỉ trọng của nông nghiệp còn rất nhỏ bé.
Câu 4: Dựa vào các tiêu chí chủ yếu nào sau đây để phân chia thế giới thành các nhóm nước?
A. GNI/ người, cơ cấu ngành kinh tế và chỉ số phát triển con người.
B. GDP/ người, đầu tư ra nước ngoài và chỉ số phát triển con người.
C. GNI, cơ cấu ngành kinh tế và trình độ dân trí, tuổi thọ trung bình.
D. GDP/ người, chỉ số phát triển con người và cơ cấu ngành kinh tế.
Câu 5. Để đánh giá, so sánh trình độ phát triển kinh tế và mức sống dân cư giữa các quốc gia. Ngân hàng Thế giới đã phân chia các nhóm nước dựa vào
A. Cơ cấu kinh tế theo ngành.
B. Chỉ số phát triển con người (HDI):
C. Cơ cấu kinh tế theo thành phần.
D. Tổng thu nhập quốc gia bình quân đầu người (GNI/người)
Câu 6. Để phán ánh sức khoẻ, giáo dục và thu nhập của con người giữa các quốc gia. Liên Hợp quốc đã phân chia các nhóm nước dựa vào
A. Cơ cấu kinh tế theo ngành.
B. Chỉ số phát triển con người (HDI):
C. Cơ cấu kinh tế theo thành phần.
D. Tổng thu nhập quốc gia bình quân đầu người (GNI/người)
Câu 7: Các nước đang phát triển có đặc điểm là
A. GNI bình quân đầu người rất cao.
B. đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) rất nhiều.
C. chỉ số phát triển con người rất cao.
D. cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa.
Câu 8: Khu vực nào sau đây có GNI/người cao nhất?
A. Đông Á.
B. Trung Đông.
C. Bắc Mỹ.
D. Đông Âu.
Câu 9: Khu vực nào sau đây có GNI/người thấp nhất?
A. Tây Âu.
B. Bắc Mỹ.
C. Trung Phi.
D. Bắc Á.
Câu 10. Sự phân chia thế giới thành các nhóm nước nói lên tình trạng chủ yếu nào sau đây?
A. Thế giới có nhiều quốc gia, dân tộc và tôn giáo.
B. Sự khác biệt về trình độ phát triển giữa các nhóm nước.
C. Sự khác nhau về chế độ chính trị - xã hội giữa các nước.
D. Hậu quả kéo dài của chiến tranh lạnh kéo dài.
Câu 11. Đặc điểm nào sau đây là của các nước đang phát triển?
A. GNI/người, chỉ số HDI ở mức cao, nợ nước ngoài nhiều.
B. GDP cao, chỉ số HDI ở mức thấp, nợ nước ngoài nhiều.
C. GDP/người thấp, chỉ số HDI ở mức thấp, nợ nước ngoài nhiều.
D. GNI cao, năng suất lao động xã hội cao, chỉ số HDI ở mức thấp.
Câu 12. Các nước đang phát triển có đặc điểm nào sau đây?
A. Thu nhập bình quân theo đầu người cao.
B. Chỉ số phát triển con người ở mức cao.
C. Tuổi thọ trung bình của dân cư còn thấp.
D. Tỉ trọng ngành dịch vụ rất cao trong cơ cấu GDP.
Câu 13: Phương diện nào dưới đây không được phản ánh trong HDI?
A. Sức khỏe.
B. Mức độ đô thị hóa.
C. Học vấn.
D. Thu nhập.
Câu 14. Ở các nước đang phát triển, ngành nông nghiệp thu hút nhiều lao động nhưng lại chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu GDP là do
A. dân số đông và tăng nhan
B. truyền thống sản xuất lâu đời.
C. trình độ phát triển kinh tế thấp.
D. kĩ thuật canh tác lạc hậu.
Câu 15. Ở các nước phát triển, lao động chủ yếu tập trung vào ngành nào dưới đây?
A. Công nghiệ
B. Nông nghiệp.
C. Dịch vụ.
D. Lâm nghiệp.
Câu 16. Châu lục có tuổi thọ trung bình của người dân thấp nhất thế giới là
A. Châu Âu.
B. Châu Á.
C. Châu Mĩ.
D. Châu Phi.
Câu 17: Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nước phát triển có đặc điểm là
A. khu vực II rất cao, khu vực I và III thấp.
B. khu vực I rất thấp, khu vực II và III cao.
C. khu vực I và III cao, Khu vực II thấp.
D. khu vực I rất thấp, khu vực III rất cao.
Câu 18: Phát biểu nào sau đây đúng về sự thay đổi tỉ trọng các ngành trong cơ cấu nền kinh tế của các nước đang phát triển?
A. Tăng công nghiệp và xây dựng, dịch vụ.
B. Công nghiệp và xây dựng giảm nhanh.
C. Tỉ trọng dịch vụ có nhiều biến động.
D. Nông - lâm - ngư có xu hướng tăng.
Câu 19: Tổ chức nào dưới đây đã dựa vào chỉ tiêu GNI/ người phân chia các nước thành nước có thu nhập cao, nước có thu nhập trung bình cao, nước có thu nhập trung bình thập và nước có thu nhập thấp?
A. Liên hợp quốc.
B. Ngân hàng Thế giới.
C. Tổ chức Thương mại thế giới.
D. Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
...............
PHẦN II: TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI
Thí sinh trả lời các câu hỏi sau. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1: Cho thông tin sau:
Kinh tế tri thức là nền kinh tế phát triển dựa trên sức mạnh của tri thức để sử dụng hiệu quả các nguồn lực kinh tế. Bao gồm các hoạt động chuyển giao, cải tiến, nghiên cứu các công nghệ ….
a) Kinh tế tri thức là hệ quả của cuộc Cách mạng khoa học công nghệ hiện đại.
b) Sản xuất công nghệ là hình thức quan trọng nhất của nền kinh tế tri thức.
c) Kinh tế tri thức thúc đẩy Toàn cầu hóa diễn ra nhanh hơn.
d) Kinh tế tri thức giúp tình trạng chảy máu chất xám của Việt Nam hạn chế hơn.
→ Đáp án: a,b,c đúng; d sai.
Câu 2: Cho thông tin sau:
HDI là thước đo tổng hợp phản ánh sự phát triển của con người trên các phương diện sức khỏe, học vấn, thu nhập. Dựa vào chỉ tiêu này, Liên hợp quốc phân chia các nước thành nước có HDI rất cao (từ 0,800 trở lên), cao (từ 0,700 đến dưới 0,800), trung bình (từ 0,550 đến dưới 0,700) và thấp (dưới 0,550).
a) HDI là một chỉ tiêu phân loại trình độ phát triển giữa các nhóm nước.
b) Một trong những thước đo trình độ học vấn là số năm đi học của người trên 25 tuổi.
c) HDI cao thì tuổi thọ trung bình cao.
d) Việt Nam và các nước đang phát triển khác có thu nhập bình quân đầu người cao do có tốc độ tăng trưởng GDP cao.
→ Đáp án: b đúng; a,c,d sai.
............
PHẦN III. CÂU TRẮC NGHIỆM YÊU CẦU TRẢ LỜI NGẮN.
Câu 1. Năm 2020, thế giới có khoảng 768 triệu người bị thiếu dinh dưỡng, trong đó có hơn 50% sống ở châu Á. Theo đó, nếu có 100 triệu người bị thiếu dinh dưỡng thì châu Á có bao nhiêu triệu người? (Làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của triệu người)
→ Đáp án: 50
Câu 2. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, tổng tiêu thụ năng lượng trên thế giới năm 2020 là 400 triệu Tê-ra-jun (TJ), dự đoán đến năm 2050 nhu cầu sẽ tăng 24%. Như vậy nghĩa là vào năm 2050 nhu cầu năng lượng tăng thêm bao nhiêu Tê-ra-jun (TJ)? (Làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của (TJ))
→ Đáp án: 96
Câu 3. Năm 2021, biết GDP của Hoa Kì là 23 315,1 tỉ USD và GDP của Việt Nam là 366,1 tỉ USD. GDP của Hoa Kì gấp bao nhiêu lần GDP của Việt Nam? (Làm tròn kết quả đến số thập phân thứ nhất)
→ Đáp án: 63,7
Câu 4. Năm 2019 giá trị xuất khẩu toàn thế giới là 24 791,1 tỉ USD; giá trị nhập khẩu là 24 348,1 tỉ USD. Tính cán cân xuất nhập khẩu của toàn thế giới năm 2019. (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của tỉ USD)
→ Đáp án: 443
...............
Tải file tài liệu để xem thêm Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 11