Tổng hợp phím tắt sử dụng trên Mac OS X

Khi mới làm quen với hệ điều hành Mac thì người dùng cảm thấy rất khó, nhưng khi đã quen rồi thì lại rất thích bởi sự tiện lợi. Tương tự như trên Windows, thì Mac cũng có hệ thống phím tắt khá đa dạng, phong phú, giúp người dùng thao tác một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây của Download.vn để nắm được toàn bộ phím tắt sử dụng trên Mac OS X:

Phím tắt trên máy Mac

Cách sử dụng phím tắt trên Mac OS

Để sử dụng phím tắt trên Mac OS X, bạn cần nhấn đồng thời phím chức năng và các phím ký tự. Các phím chức năng bao gồm phím:

  • Command (⌘).
  • Shift (⇧).
  • Option (⌥).
  • Control (⌃).
  • Caps Lock (⇪).
  • Funtion (fn).

Danh sách phím tắt sử dụng trên Mac OS X

1. Phím tắt Cut, Copy và Paste

Bạn có thể dễ dàng sao chép, cắt, dán văn bản, hình ảnh, nhạc và nhiều nội dung khác bằng tổ hợp phím tắt sau đây:

  • ⌘ + C: Copy dữ liệu đã chọn vào Clipboard.
  • ⌘ + X: Cắt dữ liệu vào Clipboard.
  • ⌘ + V: Dán nội dung trong Clipboard vào tài liệu hoặc ứng dụng đang chọn.

2. Phím tắt chụp ảnh màn hình

Sử dụng những phím tắt dưới đây để chụp ảnh màn hình. Ngoài ra, có thể sử dụng Grab để chụp ảnh màn hình, Grab nằm trong thư mục Applications > Utilities:

  • ⌘ + Shift + 3: Chụp ảnh toàn màn hình và lưu ra file.
  • ⌘ + Shift + Control + 3: Chụp ảnh toàn màn hình và lưu vào Clipboard.
  • ⌘ + Shift + 4: Chụp lại một phần màn hình lựa chọn và lưu ra file hoặc bấm Spacebar để chụp cửa sổ bạn chọn.
  • ⌘ + Shift + Control + 4: Chụp ảnh một phần màn hình lựa chọn và lưu vào Clipboard hoặc bấm Spacebar để chụp cửa sổ bạn chọn.

3. Phím tắt khi khởi động

Các bạn chú ý nhấn vào giữ các phím ngay lập tức sau khi khởi động máy, cho tới khi chức năng xuất hiện:

  • Option hoặc Alt: Hiển thị tất cả phân vùng khởi động (Startup Manager).
  • Shift: Khởi động với Safe Mode.
  • C: Khởi động từ đĩa DVD, CD, USB.
  • T: Khởi động trong Target Disk Mode (Chế độ cho phép Mac khởi động qua cổng FireWire hay Thunderbolt hoặc kết nối với máy Mac khác như ổ đĩa ngoài).
  • N: Khởi động từ NetBoot Server (Có thể cài hoặc khởi động OS X thông qua mạng sử dụng dịch vụ OS X Server).
  • X: Khởi động trực tiếp vào Mac OS X (Khi không có phân vùng cài OS X có sẵn).
  • D: Khởi chạy chế độ kiểm tra phần cứng (Apple Hardware Test).
  • ⌘ + R: Sử dụng OS X Recovery (Từ phiên bản OS X Lion về sau).
  • ⌘ + Option + R: Sử dụng Internet Recovery trên những máy có hỗ trợ.
  • ⌘ + V: Khởi động vào Verbose Mode.
  • ⌘ + S: Khởi động vào Single User Mode.
  • ⌘ + Option + P + R: Reset NVRAM (nhấn và giữ tổ hợp phím cho đến khi Mac phát ra tiếng khởi động 2 lần. Có tác dụng giải phóng PRAM đưa về cấu hình mặc định của Display Setting, Time and Date, Time Zone, Speaker Volume, DVD Setting, Region).
  • Giữ phím Media Eject (⏏) , F12, hoặc chuột hoặc bấm trackpad: Eject ổ di động.

4. Phím tắt khi Sleep, Shutdown và Logout

  • Nút Power: Khởi động máy, khi đã bật nhấn để Sleep hoặc bật máy lại.
  • Giữ nút Power trong 1,5s hoặc Control + nút Power: Hiển thị bảng Restart/Sleep/Shutdown.
  • Giữ nút Power trong 5s: Ép tắt máy.
  • ⌘ + Control + nút Power: Ép máy khởi động lại.
  • ⌘ + Option + nút Power: Chuyển về chế độ Sleep.
  • ⌘ + Control + nút Power: Thoát tất cả ứng dụng, sau đó khởi động lại máy.
  • Shift + Control + nút Power: Chuyển màn hình về chế độ Sleep.
  • ⌘ + Shift + Q: Logout.
  • ⌘ + Shift + Option + Q: Logout ngay lập tức.

5. Phím tắt trong Finder

  • ⌘ + A: Lựa chọn toàn bộ tập tin trong cửa sổ.
  • ⌘ + Option + A: Bỏ chọn toàn bộ.
  • ⌘ + C: Sao chép tập tin đã chọn.
  • ⌘ + V: Dán tập tin.
  • ⌘ + D: Tạo bản sao với file được chọn.
  • ⌘ + E: Eject.
  • ⌘ + F: Tìm bất kỳ thuộc tính phù hợp với Spotlight.
  • ⌘ + I: Hiển thị cửa sổ Get Info với file được chọn.
  • ⌘ + Shift + C: Mở cửa sổ Computer.
  • ⌘ + Shift + D: Mở thư mục desktop.
  • ⌘ + Shift + F: Hiển thị cửa sổ All My Files.
  • ⌘ + Shift + G: Di chuyển tới thư mục.
  • ⌘ + Shift + H: Mở thư mục Home của tài khoản đang sử dụng.
  • ⌘ + Shift + I: Mở iCloud Drive.
  • ⌘ + Shift + K: Mở Network.
  • ⌘ + Shift + L: Mở Downloads.
  • ⌘ + Shift + O: Mở Documents.
  • ⌘ + Shift + R: Mở cửa sổ AirDrop.
  • ⌘ + Shift + U: Mở Utilities.
  • ⌘ + Control + T: Thêm vào Sidebar (OS X Mavericks).
  • ⌘ + Option + I: Ẩn hoặc hiển thị cửa sổ thông tin (inspector)
  • ⌘ + Control + I: Lấy thông tin tổng hợp.
  • ⌘ + Option + P: Ẩn hoặc hiện thanh đường dẫn.
  • ⌘ + Option + S: Ẩn hoặc hiện thanh Sidebar.
  • ⌘ + J: Hiển thị thiết lập tùy chọn xem.
  • ⌘ + K: Kết nối tới Server.
  • ⌘ + L: Tạo Alias của mục được chọn.
  • ⌘ + N: Mở cửa sổ Finder mới.
  • ⌘ + Shift + N: Tạo thư mục mới.
  • ⌘ + Option + N: Tạo Smart Folder mới.
  • ⌘ + O: Mở mục được chọn.
  • ⌘ + R: Hiển thị bản gốc (của Alias).
  • ⌘ + T: Hiển thị hay ẩn thanh tab khi một tab đang được mở trong Finder.
  • ⌘ + Shift + T: Hiển thị hoặc ẩn thanh Tab.
  • ⌘ + Option + T: Ẩn hoặc hiển thị thanh công cụ (Toolbar) khi một tab đang được mở trong Finder.
  • ⌘ + Option + V: Di chuyển các tập tin đã đặt vào Clipboard từ vị trí ban đầu tới vị trí hiện tại.
  • ⌘ + Option + Y: Xem Slideshow QuickLook của các tập tin đã chọn.
  • ⌘ + 1: Xem theo dạng biểu tượng (icon).
  • ⌘ + 2: Xem theo dạng danh sách (List).
  • ⌘ + 3: Xem theo dạng cột (Columns).
  • ⌘ + 4: Xem theo dạng Cover Flow (Đối với Mac OS X 10.5 và cao hơn).
  • ⌘ + [: Quay lại thư mục trước.
  • ⌘ + ]: Vào thư mục tiếp theo.
  • ⌘ + ↑: Mở thư mục chứa thư mục hiện tại.
  • ⌘ + Control + ↑: Mở thư mục chứa thư mục hiện tại trong cửa sổ mới.
  • ⌘ + ↓: Mở mục đã chọn.
  • Mũi tên chỉ bên phải → (trong danh sách xem): Mở thư mục đã chọn.
  • Mũi tên chỉ bên trái ← (trong danh sách xem): Đóng thư mục được lựa chọn.
  • ⌘ + Delete: Chuyển vào thùng rác.
  • ⌘ + Shift + Delete: Xóa vĩnh viễn.
  • ⌘ + Shift + Option + Delete: Dọn thùng rác mà không cần hiển thị xác nhận.
  • Space bar (Hoặc ⌘ + Y): Quick Look tập tin được chọn.
  • Nhấn phím ⌘ trong khi kéo: Di chuyển các tập tin được chọn vào phân vùng khác hoặc vị trí khác.
  • Nhấn phím Option trong khi kéo: Sao chép các mục kéo.

6. Phím tắt trong các Ứng dụng

Các phím tắt sau hoạt động trong phần lớn các ứng dụng:

  • ⌘ + A: Chọn tất cả hoặc toàn bộ chữ trong cửa sổ đầu tiên.
  • ⌘ + Z: Hoàn tác lệnh trước đó (một số ứng dụng cho phép bạn thực hiện nhiều lần).
  • ⌘ + Space bar: Hiển thị hoặc ẩn ô tìm kiếm Spotlight.
  • ⌘ + Option + Space bar: Hiển thị cửa sổ kết quả tìm kiếm Spotlight.
  • ⌘ + Tab: Di chuyển đến các ứng dụng gần đây nhất.
  • Option + Media Eject (⏏): Eject ổ đĩa quang.
  • ⌘ + Brightness down (F1): Chuyển chế độ "Mirror Displays" cho màn hình đa cấu hình.
  • ⌘ + Brightness up (F2): Chuyển chế độ Target Display Mode.
  • ⌘ + Mission Control (F3): Hiển thị Desktop.
  • ⌘ + F5: Bật tắt VoiceOver.
  • Option + Brightness (F2): Bật "Displays" trong System Preference.
  • Option + Mission Control (F3): Mở thiết lập Mission Control.
  • Option + Volume key (F12): Mở thiết lập âm thanh.
  • ⌘ + Option + D: Hiển thị hoặc ẩn Dock.
  • ⌘ + Control + D: Hiển thị hoặc ẩn định nghĩa của từ đang được chọn.
  • ⌘ + D: Chọn thư mục Desktop trong cửa sổ hiển thị Open và Save.
  • ⌘ + Delete: Lựa chọn không lưu (don't save) trong hộp thoại có chứa nút Delete hoặc Don't save.
  • ⌘ + E: Sử dụng lựa chọn để tìm kiếm.
  • ⌘ + F: Mở cửa sổ Tìm kiếm hoặc tìm từ trong văn bản.
  • ⌘ + Option + F: Chuyển đến mục tìm kiếm nâng cao.
  • ⌘ + H: Ẩn cửa sổ các ứng dụng đang chạy.
  • ⌘ + Option + H: Ẩn cửa sổ tất cả các ứng dụng đang chạy.
  • ⌘ + Option + I: Hiển thị thông tin.
  • ⌘ + M: Thu nhỏ cửa sổ đang làm việc vào Dock.
  • ⌘ + Option + M: Thu nhỏ toàn bộ các cửa sổ vào Dock.
  • ⌘ + N: Tạo một tài liệu mới trong ứng dụng.
  • ⌘ + O: Hiển thị hộp thoại lựa chọn tài liệu mở trong ứng dụng.
  • ⌘ + P: In tài liệu hiện tại.
  • ⌘ + Shift + P: Hiển thị cửa sổ thiết lập các thông số trang văn bản (Page Setup).
  • ⌘ + Q: Thoát khỏi ứng dụng đang mở.
  • ⌘ + S: Lưu tài liệu đang sử dụng.
  • ⌘ + Shift + S: Hiển thị hộp thoại Save As hoặc tạo bản sao các tài liệu hiện hành.
  • ⌘ + Option + T: Ẩn hoặc hiển thị Toolbar.
  • ⌘ + W: Đóng cửa sổ đang mở.
  • ⌘ + Option + W: Đóng tất cả cửa sổ trong ứng dụng hiện tại.
  • ⌘ + Option + ESC: Lựa chọn ứng dụng để Force Quit.
  • ⌘ + Shift + Option + Esc (giữ trong 3s): Force Quit ứng dụng hiển thị.

7. Làm việc với văn bản

  • ⌘ + B: Bôi đậm văn bản hoặc hủy định dạng này nếu đã chọn trước đó.
  • ⌘ + I: In nghiêng văn bản.
  • ⌘ + U: Gạch chân đoạn văn bản hoặc hủy định dạng này nếu đã chọn trước đó.
  • ⌘ + T: Hiển thị hay ẩn cửa sổ Fonts.
  • Fn + Delete: Xóa phía trước (bên phải).
  • Fn + ↑: Cuộn trang lên (Tương tự phím Page Up).
  • Fn + ↓: Cuộn trang xuống (Tương tự phím Page Down).
  • Fn + ←: Cuộn tới đầu của văn bản (Tương tự phím Home).
  • Fn + →: Cuộn xuống cuối văn bản (Tương tự phím End)
  • ⌘ + →: Di chuyển đến cuối dòng hiện tại.
  • ⌘ + ←: Di chuyển về đầu dòng hiện tại.
  • ⌘ + ↑: Di chuyển đến cuối văn bản.
  • ⌘ + ↓: Di chuyển đến đầu văn bản.
  • Option + →: Di chuyển điểm chèn văn bản vào cuối của từ tiếp theo.
  • Option + ←: Di chuyển điểm chèn văn bản đến phía trước của từ trước đó.
  • Option + Delete: Xóa từ bên trái con trỏ.
  • Control + A: Di chuyển đến đầu dòng hoặc đoạn.
  • Control + B: Di chuyển sang trái một ký tự.
  • Control + D: Xóa ký tự trước con trỏ (bên phải).
  • Control + E: Di chuyển đến đầu dòng hoặc đoạn.
  • Control + F: Di chuyển sang phải một ký tự.
  • Control + H: Xóa một ký tự bên trái con trỏ (Tương đương phím Delete).
  • Control + K: Xóa đoạn văn bản từ bên phải con trỏ đến hết.
  • Control + L: Tìm con trỏ nhanh.
  • Control + N: Di chuyển xuống một dòng.
  • Control + O: Chèn một dòng mới sau con trỏ.
  • Control + P: Di chuyển lên một dòng.
  • Control + T: Đổi ký tự chữ cái hiện tại con trỏ và chữ phía trước.
  • Control + V: Di chuyển xuống.
  • ⌘ + {: Lựa chọn căn lề trái.
  • ⌘ + }: Lựa chọn căn lề phải.
  • ⌘ + |: Lựa chọn căn giữa.
  • ⌘ + Option + C: Sao chép định dạng văn bản.
  • ⌘ + Option + V: Dán định dạng đã copy sang một đoạn văn bản khác.

Với hệ thống phím tắt khá đầy đủ này, chắc chắn sẽ giúp bạn sử dụng máy Mac của mình thuận tiện, nhanh chóng hơn. Mới nhìn thì có vẻ khó nhớ, nhưng sử dụng nhiều, quen tay sẽ nhớ dễ dàng hơn.

Chúc các bạn thực hiện thành công!

  • 1.376 lượt xem
Cập nhật: 22/09/2016
Sắp xếp theo