Thuyết minh về phong trào xây dựng trường học thân thiện trong giáo dục hiện nay Văn mẫu lớp 11 Kết nối tri thức

Thuyết minh về phong trào xây dựng trường học thân thiện trong giáo dục hiện nay là một chủ đề rất hay nằm trong chương trình SBT Ngữ văn 11 Kết nối tri thức tập 2 trang 14.

Thuyết minh về phong trào xây dựng trường học thân thiện trong giáo dục hiện nay mang đến bài văn mẫu hay, giúp các bạn có thêm nhiều tư liệu học tập hữu ích, giúp học sinh củng cố kiến thức, trau rồi ngôn ngữ để biết cách viết bài văn thuyết minh. Bên cạnh đó các bạn xem thêm: dàn ý thuyết minh Chữ người tử tù, dàn ý thuyết minh về bài thơ Sở kiến hành, dàn ý thuyết minh về tác phẩm văn học.

Thuyết minh về phong trào xây dựng trường học thân thiện trong giáo dục

Phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực do Bộ GD&ĐT phát động là một trong những phong trào lớn, có tác động tích cực đến việc xây dựng môi trường sư phạm. Phong trào không chỉ giáo dục ý thức, kĩ năng sống cho học sinh mà còn thúc đẩy nâng cao chất lượng giáo dục. Hiện nay, phong trào đã được triển khai rộng khắp ở tất cả các cơ sở giáo dục từ mầm non đến phổ thông trong tỉnh, thành phố và từng bước đi vào chiều sâu.

Phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" là phong trào thi đua rộng lớn đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai trong toàn ngành, trong các trường học trên toàn quốc và tiếp tục thực hiện vào năm học 2023-2024. Mục tiêu của phong trào là huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng, các tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội. Phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập và hoạt động xã hội…

Để thực hiện phong trào thi đua này, BGH nhà trường đã xây dựng kế hoạch và thực hiện với 5 nội dung gồm: Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn; Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh và giúp các em tự tin trong học tập; rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh; tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh; học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng tại địa phương. Đồng thời nhà trường đã đưa ra các phương pháp cụ thể để thực hiện nội dung một cách hiệu quả, cụ thể như sau:

Cần huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của trường vùng cao, đáp ứng nhu cầu xã hội.

Khắc phục tính thụ động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội một cách phù hợp, hiệu quả. Bằng cách đổi mới phương pháp dạy học như dạy học nêu vấn đề, phương pháp đóng vai, kiểm tra, phát vấn, giao việc cho các em, cùng với sự khuyến khích, động viên kịp thời qua đó góp phần giúp các em có khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ nói một cách có hệ thống, tự tin khi trình bày trước tập thể (thuyết trình, sáng tác thơ văn…

Trong những buổi ngoại khóa, chào cờ đầu tuần nhà trường tổ chức lồng ghép phần giáo dục địa phương, gặp gỡ giao lưu với các nhà khoa học, các nhà xã hội học… Trong các buổi học đặc biệt là các môn xã hội như Ngữ văn, Lịch sử có sự tích hợp lồng ghép các di tích lịch sử văn hóa của địa phương. Hoàn thiện nhân cách cho học sinh bằng cách phát động các phong trào: Nói lời hay, làm việc tốt; kính trên nhường dưới; lễ phép với thầy cô giáo, người lớn tuổi. Xây dựng, chỉnh trang trường, lớp xanh hơn, sạch hơn, đẹp hơn. Bảo đảm trường sạch sẽ, có cây xanh, thoáng mát, lớp học đủ ánh sáng, thoáng đãng, bàn ghế hợp lứa tuổi học sinh bằng cách tổ chức phát động các phong trào "Giữ gìn trường em xanh, sạch, đẹp"; "Học từ thiên nhiên"… Tổ chức cho học sinh trồng cây (dịp đầu xuân) và chăm sóc cây thường xuyên. Có đủ nhà vệ sinh và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, không ảnh hưởng xấu đến lớp học và cảnh quan môi trường. Học sinh tích cực tham gia giữ vệ sinh các công trình công cộng, nhà trường, lớp học và cá nhân.

Bên cạnh đó, trường tổ chức và tham gia cùng các hoạt động văn nghệ, thể thao, các cuộc thi do Công đoàn, Đoàn thanh niên Trường ĐHSPHN tổ chức… trong những dịp ngày hội, ngày lễ một cách thiết thực, khuyến khích sự tham gia chủ động, tự giác của học sinh; rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, sinh hoạt, ứng xử văn hóa, loại bỏ bạo lực và tệ nạn xã hội trong học đường. Hình thành thói quen làm việc theo nhóm.

Nhận thức đầy đủ về trách nhiệm và nhiệm vụ của mình, cán bộ giáo viên trường THPT Chuyên ĐHSP đã một lòng đoàn kết cùng thực hiện từng bước phong trào thi đua trên. Ngay từ đầu năm, phong trào thi đua "Dạy tốt" của các tổ khối trong nhà trường đã được hưởng ứng và thực hiện tốt: Mỗi tổ sinh hoạt chuyên môn một buổi/ tuần/một tiết dạy học ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng. Mỗi tổ chuyên môn xây dựng 1 chuyên đề và thường xuyên trao đổi rút kinh nghiệm cho đồng nghiệp

Phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực” phải được kết hợp với việc thực hiện nhiệm vụ năm học và thực hiện các cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Hai không” và cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức tự học, sáng tạo” và thực hiện tốt các nhiệm vụ giáo dục trong năm học.

Những việc làm trên phải được thể hiện trong kế hoạch của từng cá nhân, các tổ chức trong nhà trường hàng tuần, tháng, có đánh giá nhận xét, rút kinh nghiệm vào cuối kỳ, cuối năm, đưa vào nội dung thi đua để xét khen thưởng và kỷ luật. Phân công nhiệm vụ cụ thể trong Ban Chỉ đạo để có kế hoạch theo dõi, tổ chức giám sát, chỉ đạo, đánh giá... kịp thời, khách quan mang lại hiệu quả tốt. Tiếp tục thực hiện “Quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường” đã được thống nhất, đặc biệt cần thực hiện tốt các quy tắc ứng xử giữa các thành viên trong Nhà trường đã được cụ thể hoá trong quy chế.

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 04
  • Lượt xem: 343
  • Dung lượng: 117,5 KB
Sắp xếp theo