Thông tư 57/2018/TT-BTC Hướng dẫn mới về xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản

Ngày 05/07/2018, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 57/2018/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 29/2018/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân. Thông tư bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 20/08/2018.

BỘ TÀI CHÍNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 57/2018/TT-BTC

Hà Nội, ngày 05 tháng 7 năm 2018

THÔNG TƯ 57/2018/TT-BTC

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 29/2018/NĐ-CP NGÀY 05 THÁNG 3 NĂM 2018 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU TOÀN DÂN VỀ TÀI SẢN VÀ XỬ LÝ ĐỐI VỚI TÀI SẢN ĐƯỢC XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU TOÀN DÂN

Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 29/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân;

Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý công sản;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện một số Điều của Nghị định số 29/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn thực hiện một số Điều của Nghị định số 29/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân (sau đây gọi là Nghị định số 29/2018/NĐ-CP), gồm:

1. Việc chuyển giao, tiếp nhận, bảo quản tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.

2. Việc lập phương án và tổ chức xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.

3. Việc quản lý, sử dụng số tiền thu được từ xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cơ quan, người có thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản.

2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.

3. Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 3. Việc chuyển giao, tiếp nhận, bảo quản tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân

1. Việc bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 115/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính, trừ các tài sản quy định tại Khoản 2 Điều này.

2. Các tài sản phải chuyển giao cho cơ quan chuyên ngành để bảo quản quy định tại Khoản 2 Điều 108 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và Khoản 2 Điều 17 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP được thực hiện như sau:

a) Tài sản là bảo vật quốc gia, cổ vật và vật khác có giá trị lịch sử, văn hóa chuyển giao cho:

- Bảo tàng Lịch sử Quốc gia;

- Bảo tàng nhà nước cấp tỉnh nơi tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

b) Tài sản là vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, phương tiện đặc chủng và tài sản khác liên quan đến quốc phòng, an ninh do cơ quan, người có thẩm quyền thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an ra quyết định tịch thu, cơ quan ra quyết định tịch thu có trách nhiệm bảo quản tài sản.

Tài sản là vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, phương tiện đặc chủng và tài sản khác liên quan đến quốc phòng, an ninh do cơ quan, người có thẩm quyền thuộc các cơ quan khác ra quyết định tịch thu được chuyển giao cho:

- Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

- Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

- Cơ quan nhà nước được phép sử dụng công cụ hỗ trợ để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.

c) Tài sản là tiền Việt Nam, ngoại tệ, giấy tờ có giá, vàng, bạc, đá quý, kim loại quý chuyển giao cho Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh (đối với tài sản do cơ quan, người có thẩm quyền thuộc trung ương, cấp tỉnh quyết định tịch thu) hoặc Kho bạc Nhà nước cấp huyện (đối với tài sản do cơ quan, người có thẩm quyền thuộc cấp huyện, cấp xã quyết định tịch thu) để bảo quản. Đối với giấy tờ có giá có khả năng chuyển đổi thành tiền mặt thì thực hiện thủ tục chuyển đổi thành tiền mặt nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định, trường hợp không đủ Điều kiện chuyển đổi thành tiền thì thực hiện thủ tục gửi Kho bạc Nhà nước để lưu giữ, bảo quản.

d) Tài sản là bộ phận (mẫu vật) của động vật rừng quý hiếm thuộc nhóm IB chuyển giao cho Cơ quan Dự trữ nhà nước thuộc Bộ Tài chính thực hiện nhiệm vụ lưu giữ, bảo quản theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

đ) Tài sản là gỗ, lâm sản khác thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm không được sử dụng vào mục đích thương mại, trừ tài sản quy định tại Điểm d Khoản này; động vật rừng còn sống hoặc sau khi được cứu hộ khỏe mạnh được chuyển giao theo quy định pháp luật cho các cơ quan sau:

- Cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh (đối với tài sản do cơ quan, người có thẩm quyền thuộc trung ương, cấp tỉnh quyết định tịch thu) hoặc cơ quan Kiểm lâm cấp huyện (đối với tài sản do cơ quan, người có thẩm quyền thuộc cấp huyện, cấp xã quyết định tịch thu) nơi có tang vật bị tịch thu;

- Vườn thú do Nhà nước quản lý;

- Các cơ sở nghiên cứu khoa học (bao gồm cả cơ sở nghiên cứu nhân giống), giáo dục môi trường, Viện nghiên cứu chuyên ngành;

- Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam.

e) Tài sản là động vật thủy sản nguy cấp, quý, hiếm không được sử dụng vào mục đích thương mại chuyển giao cho:

- Chi cục Kiểm ngư vùng hoặc cơ quan quản lý thủy sản cấp tỉnh hoặc khu bảo tồn để thả lại nơi cư trú đối với động vật thủy sản còn sống;

- Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam;

- Các cơ sở nghiên cứu khoa học (bao gồm cả cơ sở nghiên cứu nhân giống, giáo dục, viện nghiên cứu chuyên ngành).

g) Tài sản là chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị bức xạ và thiết bị hạt nhân chuyển giao cho Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ.

3. Đối với tài sản là vật chứng vụ án, tài sản của người bị kết án bị tịch thu theo quy định của pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và đã có quyết định thi hành án của cơ quan có thẩm quyền và tài sản là vật chứng vụ án do cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát nhân dân các cấp ra quyết định tịch thu, đơn vị chủ trì quản lý tài sản quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP chịu trách nhiệm bảo quản tài sản theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp phải chuyển giao cho cơ quan chuyên ngành bảo quản theo quy định tại Khoản 2 Điều này.

4. Đối với tài sản là hàng hóa tồn đọng được lưu giữ tại khu vực cảng, kho, bãi thuộc địa bàn hoạt động hải quan (sau đây gọi là hàng hóa tồn đọng), tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy, tài sản không có người nhận thừa kế, tài sản của quỹ xã hội, quỹ từ thiện bị giải thể nhưng không có quỹ khác có cùng mục đích hoạt động nhận tài sản chuyển giao hoặc bị giải thể do hoạt động vi phạm Điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội (sau đây gọi là tài sản của quỹ bị giải thể), đơn vị chủ trì quản lý tài sản quy định tại các Khoản 4, 5, 6 và 7 Điều 5 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP chịu trách nhiệm bảo quản tài sản theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp phải chuyển giao cho cơ quan chuyên ngành bảo quản theo quy định tại Khoản 2 Điều này.

5. Đối với tài sản do các tổ chức, cá nhân tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước Việt Nam, đơn vị chủ trì quản lý tài sản quy định tại Khoản 8, Khoản 9 Điều 5 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP có trách nhiệm tiếp nhận, bảo quản tài sản trong thời gian chờ xử lý.

Điều 4. Lập, phê duyệt phương án xử lý tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu

1. Đối với tài sản thuộc thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý của Bộ trưởng Bộ Tài chính theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 19 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP:

a) Đối với tài sản xử lý theo hình thức Điều chuyển từ trung ương về địa phương và ngược lại hoặc giữa các địa phương theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 18 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP:

- Đơn vị chủ trì quản lý tài sản đề xuất phương án xử lý (kèm theo 01 bản quyết định tịch thu - bản sao), báo cáo cơ quan cấp trên (nếu có), lấy ý kiến của cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 19 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và trình Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản đề nghị Bộ Tài chính phê duyệt.

- Căn cứ đề nghị của Bộ, cơ quan trung ương và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công thuộc Bộ Tài chính quy định tại Khoản 1 Điều 19 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (sau đây gọi là cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công thuộc Bộ Tài chính) lập phương án xử lý tài sản, trình Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt theo thẩm quyền.

b) Đối với tài sản là nhà, đất, xe ô tô và các tài sản khác có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên/01 đơn vị tài sản do cơ quan, người có thẩm quyền thuộc trung ương quyết định tịch thu xử lý theo các hình thức còn lại quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 18 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP; đơn vị chủ trì quản lý tài sản lập phương án xử lý tài sản, lấy ý kiến của cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại Khoản 2 Điều 19 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (sau đây gọi là cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công thuộc Bộ, cơ quan trung ương), báo cáo Bộ, cơ quan trung ương có văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định theo thẩm quyền.

2. Đối với tài sản thuộc thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan trung ương hoặc cơ quan, người được phân cấp theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 19 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP:

a) Đối với tài sản xử lý theo hình thức giao hoặc Điều chuyển cho cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Bộ, cơ quan trung ương quản lý, sử dụng theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 18 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP:

- Đơn vị chủ trì quản lý tài sản đề xuất phương án xử lý (kèm theo 01 bản quyết định tịch thu - bản sao), báo cáo cơ quan cấp trên (nếu có), gửi cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công thuộc Bộ, cơ quan trung ương.

- Cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý tài sản công thuộc Bộ, cơ quan trung ương lập phương án xử lý tài sản theo hình thức giao hoặc Điều chuyển cho cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Bộ, cơ quan trung ương quản lý, sử dụng, trình Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan trung ương hoặc cơ quan, người được phân cấp theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 19 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP xem xét, phê duyệt theo thẩm quyền.

b) Đối với tài sản xử lý theo các hình thức còn lại quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 18 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP, đơn vị chủ trì quản lý tài sản lập phương án xử lý, báo cáo cơ quan cấp trên (nếu có), lấy ý kiến của cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công thuộc Bộ, cơ quan trung ương, trình cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 19 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP phê duyệt hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định theo thẩm quyền.

3. Đối với tài sản thuộc thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp phê duyệt phương án xử lý theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 19 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP:

a) Đối với tài sản xử lý theo hình thức giao hoặc Điều chuyển cho cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc địa phương quản lý, sử dụng theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 18 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP:

Đơn vị chủ trì quản lý tài sản đề xuất phương án xử lý (kèm theo 01 bản quyết định tịch thu - bản sao) gửi Phòng Tài chính – Kế hoạch (đối với tài sản do cấp huyện quyết định tịch thu) để báo cáo Sở Tài chính hoặc gửi Sở Tài chính (đối với tài sản do cấp tỉnh quyết định tịch thu) lập phương án xử lý theo hình thức giao hoặc Điều chuyển cho cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc địa phương quản lý, sử dụng, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người có thẩm quyền thuộc cấp tỉnh được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 19 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP phê duyệt theo quy định (đối với tài sản do người có thẩm quyền thuộc cấp tỉnh phê duyệt phương án xử lý theo phân cấp).

Đối với tài sản do người có thẩm quyền thuộc cấp huyện phê duyệt phương án xử lý theo phân cấp, căn cứ đề xuất của đơn vị chủ trì quản lý tài sản, Phòng Tài chính - Kế hoạch lập phương án xử lý theo hình thức giao hoặc Điều chuyển cho cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của cấp huyện, trình người có thẩm quyền thuộc cấp huyện phê duyệt theo quy định.

b) Đối với tài sản xử lý theo các hình thức còn lại quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 18 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP:

Đơn vị chủ trì quản lý tài sản lập phương án xử lý, báo cáo cơ quan cấp trên (nếu có), lấy ý kiến của cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại Khoản 3 Điều 19 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (sau đây gọi là cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công thuộc địa phương), trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người có thẩm quyền thuộc cấp tỉnh được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 19 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP phê duyệt theo quy định (đối với tài sản do người có thẩm quyền thuộc cấp tỉnh phê duyệt phương án xử lý theo phân cấp).

Đối với tài sản do người có thẩm quyền thuộc cấp huyện phê duyệt phương án xử lý theo phân cấp thì đơn vị chủ trì quản lý tài sản lập phương án xử lý tài sản, lấy ý kiến của Phòng Tài chính - Kế hoạch, trình người có thẩm quyền thuộc cấp huyện phê duyệt theo quy định.

4. Đối với tang vật vi phạm hành chính là hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng, Bộ, cơ quan trung ương và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp cho đơn vị chủ trì quản lý tài sản lập, phê duyệt phương án xử lý và tổ chức thực hiện theo quy định.

Điều 5. Lập, phê duyệt phương án xử lý tài sản là vật chứng vụ án, tài sản của người bị kết án tịch thu

1. Đối với tài sản bị tịch thu thuộc thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý của Thủ tướng Chính phủ theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 19 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP. Đơn vị chủ trì quản lý tài sản có trách nhiệm lập phương án xử lý tài sản, báo cáo cơ quan cấp trên (nếu có), báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

2. Đối với tài sản bị tịch thu thuộc thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý của Bộ trưởng Bộ Tài chính theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 19 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP:

a) Đối với tài sản bị tịch thu đã có quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, Phòng Tài chính - Kế hoạch báo cáo Sở Tài chính (đối với tài sản do cơ quan thi hành án cấp huyện chuyển giao) hoặc Sở Tài chính (đối với tài sản do cơ quan thi hành án cấp tỉnh và cơ quan thi hành án cấp quân khu chuyển giao) đề xuất phương án xử lý (kèm theo 01 bản quyết định thi hành án - bản sao), trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản đề nghị Bộ Tài chính phê duyệt.

Căn cứ đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công thuộc Bộ Tài chính lập phương án xử lý tài sản, trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, phê duyệt theo thẩm quyền.

b) Đối với tài sản do cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát nhân dân các cấp ra quyết định tịch thu, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định tịch thu có hiệu lực pháp lý, cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát đề xuất phương án xử lý (kèm theo 01 bản quyết định tịch thu - bản sao), báo cáo cơ quan cấp trên (nếu có), trình Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có văn bản đề nghị Bộ Tài chính phê duyệt theo thẩm quyền.

Căn cứ đề nghị của Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý tài sản công thuộc Bộ Tài chính lập phương án xử lý, trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, phê duyệt theo thẩm quyền.

3. Đối với tài sản thuộc thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 19 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP:

a) Đối với tài sản xử lý theo hình thức giao hoặc Điều chuyển cho cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc địa phương quản lý, sử dụng theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 18 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP:

- Đối với tài sản bị tịch thu đã có quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, Phòng Tài chính - Kế hoạch báo cáo Sở Tài chính (đối với tài sản do cơ quan thi hành án cấp huyện chuyển giao) hoặc Sở Tài chính (đối với tài sản do cơ quan thi hành án cấp tỉnh và cơ quan thi hành án cấp quân khu chuyển giao) lập phương án xử lý tài sản theo hình thức giao hoặc Điều chuyển cho cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc địa phương quản lý, sử dụng, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người có thẩm quyền thuộc cấp tỉnh được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 19 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP phê duyệt theo thẩm quyền (đối với trường hợp tài sản do người có thẩm quyền thuộc cấp tỉnh phê duyệt phương án xử lý).

Trường hợp tài sản do người có thẩm quyền thuộc cấp huyện phê duyệt phương án xử lý theo phân cấp thì Phòng Tài chính - Kế hoạch lập phương án xử lý tài sản theo hình thức giao hoặc Điều chuyển cho cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của cấp huyện, trình người có thẩm quyền thuộc cấp huyện phê duyệt theo quy định.

- Đối với tài sản do cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát nhân dân các cấp ra quyết định tịch thu, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định tịch thu có hiệu lực pháp lý, cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát đề xuất phương án xử lý (kèm theo 01 bản quyết định tịch thu - bản sao) gửi Phòng Tài chính – Kế hoạch báo cáo Sở Tài chính (đối với tài sản do cơ quan thi hành án, viện kiểm sát cấp huyện quyết định tịch thu) hoặc gửi Sở Tài chính (đối với tài sản do cơ quan thi hành án, viện kiểm sát cấp tỉnh quyết định tịch thu) lập phương án xử lý theo hình thức giao hoặc Điều chuyển cho cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc địa phương quản lý, sử dụng, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người có thẩm quyền thuộc cấp tỉnh được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 19 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP phê duyệt theo quy định (đối với trường hợp tài sản do người có thẩm quyền thuộc cấp tỉnh phê duyệt phương án xử lý).

Trường hợp tài sản do người có thẩm quyền thuộc cấp huyện phê duyệt phương án xử lý theo phân cấp thì Phòng Tài chính - Kế hoạch lập phương án xử lý theo hình thức giao hoặc Điều chuyển cho cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của cấp huyện, trình người có thẩm quyền thuộc cấp huyện phê duyệt theo quy định.

b) Đối với tài sản xử lý theo các hình thức còn lại quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 18 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP:

- Đối với tài sản bị tịch thu đã có quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, Phòng Tài chính - Kế hoạch báo cáo Sở Tài chính (đối với tài sản do cơ quan thi hành án cấp huyện chuyển giao) hoặc Sở Tài chính (đối với tài sản do cơ quan thi hành án cấp tỉnh và cơ quan thi hành án cấp quân khu chuyển giao) lập phương án xử lý tài sản, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người có thẩm quyền thuộc cấp tỉnh được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 19 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP phê duyệt (đối với trường hợp tài sản do người có thẩm quyền thuộc cấp tỉnh phê duyệt phương án xử lý) hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định theo thẩm quyền.

Trường hợp tài sản do người có thẩm quyền thuộc cấp huyện phê duyệt phương án xử lý theo phân cấp thì Phòng Tài chính - Kế hoạch lập phương án xử lý tài sản, trình người có thẩm quyền thuộc cấp huyện phê duyệt theo quy định.

- Đối với tài sản do cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát nhân dân các cấp ra quyết định tịch thu, cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát lập phương án xử lý tài sản, báo cáo cơ quan cấp trên (nếu có), lấy ý kiến của cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công thuộc địa phương, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người có thẩm quyền thuộc cấp tỉnh được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 19 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP phê duyệt (đối với trường hợp tài sản do người có thẩm quyền thuộc cấp tỉnh phê duyệt phương án xử lý) hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định theo thẩm quyền.

Trường hợp tài sản do người có thẩm quyền thuộc cấp huyện phê duyệt phương án xử lý theo phân cấp thì cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát lập phương án xử lý tài sản, lấy ý kiến của Phòng Tài chính - Kế hoạch, trình người có thẩm quyền thuộc cấp huyện phê duyệt theo quy định.

Điều 6. Lập, phê duyệt phương án xử lý tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bỏ quên, tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy di sản không có người thừa kế

1. Đối với tài sản thuộc thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý của Thủ tướng Chính phủ quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 19 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP:

Sở Tài chính hoặc Phòng Tài chính – Kế hoạch báo cáo Sở Tài chính lập phương án xử lý tài sản, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

2. Đối với tài sản thuộc thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 19 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP:

a) Sở Tài chính đề xuất phương án xử lý (kèm theo 01 bản quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản - bản sao), báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản đề nghị Bộ Tài chính phê duyệt.

b) Căn cứ đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý tài sản công thuộc Bộ Tài chính lập phương án xử lý tài sản, trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, phê duyệt theo thẩm quyền.

3. Đối với tài sản thuộc thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý của người có thẩm quyền thuộc địa phương theo quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 19 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP:

a) Sở Tài chính hoặc Phòng Tài chính – Kế hoạch báo cáo Sở Tài chính lập phương án xử lý tài sản, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người có thẩm quyền thuộc cấp tỉnh được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp phê duyệt theo quy định (đối với trường hợp tài sản do người có thẩm quyền thuộc cấp tỉnh phê duyệt phương án xử lý) hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định theo thẩm quyền.

b) Phòng Tài chính – Kế hoạch lập phương án xử lý tài sản, trình người có thẩm quyền phê duyệt theo quy định (đối với trường hợp tài sản do người có thẩm quyền thuộc cấp huyện phê duyệt phương án xử lý theo phân cấp).

Điều 7. Lập, phê duyệt phương án xử lý tài sản là hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan

1. Đối với tài sản là hàng hóa tồn đọng thuộc thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý của Thủ tướng Chính phủ theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 19 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP, cơ quan hải quan đề xuất phương án xử lý (kèm theo 01 bản quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản - bản sao), gửi cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công thuộc Bộ Tài chính.

Căn cứ báo cáo của cơ quan hải quan, cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý tài sản công thuộc Bộ Tài chính lập phương án xử lý tài sản báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

2. Đối với tài sản là hàng hóa tồn đọng thuộc thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý của Bộ trưởng Bộ Tài chính theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 19 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP, cơ quan hải quan đề xuất phương án xử lý (kèm theo 01 bản quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản - bản sao), gửi cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công thuộc Bộ Tài chính.

Căn cứ báo cáo của cơ quan hải quan, cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý tài sản công thuộc Bộ Tài chính lập phương án xử lý tài sản, trình Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt theo thẩm quyền.

3. Đối với tài sản là hàng hóa có yêu cầu quản lý đặc biệt theo quy định của pháp luật, cơ quan hải quan phối hợp với cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công thuộc Bộ Tài chính báo cáo Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định hình thức xử lý.

Điều 8. Lập, phê duyệt phương án xử lý tài sản của quỹ xã hội, quỹ từ thiện bị giải thể

1. Đối với tài sản quỹ thuộc trung ương quản lý bị giải thể, đơn vị chủ trì quản lý tài sản đề xuất phương án xử lý (kèm theo 01 bản quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản - bản sao), gửi cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công thuộc Bộ Nội vụ.

Căn cứ báo cáo của đơn vị chủ trì quản lý tài sản, cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý tài sản công thuộc Bộ Nội vụ lập phương án xử lý tài sản, trình Bộ trưởng Bộ Nội vụ hoặc người được Bộ trưởng Bộ Nội vụ phân cấp phê duyệt hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định theo thẩm quyền.

2. Đối với tài sản của quỹ thuộc địa phương quản lý bị giải thể, Sở Tài chính lập phương án xử lý tài sản, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp phê duyệt hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định theo thẩm quyền.

Điều 9. Lập, phê duyệt phương án xử lý tài sản do tổ chức, cá nhân tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước

1. Đối với tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh thuộc thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an:

a) Đơn vị chủ trì quản lý tài sản đề xuất phương án xử lý (kèm theo 01 bản quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản - bản sao), báo cáo cơ quan cấp trên (nếu có), gửi cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.

b) Cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý tài sản công thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an lập phương án xử lý tài sản, trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an hoặc người được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an phân cấp phê duyệt hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định theo thẩm quyền.

2. Đối với tài sản thuộc thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý của Bộ trưởng Bộ Tài chính:

a) Đối với tài sản do tổ chức, cá nhân tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước Việt Nam nhưng không xác định cụ thể cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận tài sản, đơn vị chủ trì quản lý tài sản đề xuất phương án xử lý (kèm theo 01 bản quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản - bản sao), gửi cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công thuộc Bộ Tài chính lập phương án xử lý tài sản, trình Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định theo thẩm quyền.

b) Đối với tài sản do tổ chức, cá nhân tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước đã xác định cụ thể cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc trung ương tiếp nhận tài sản:

- Đơn vị chủ trì quản lý tài sản đề xuất phương án xử lý (kèm theo 01 bản quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản - bản sao), báo cáo cơ quan cấp trên (nếu có), lấy ý kiến của cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công thuộc Bộ, cơ quan trung ương và trình Bộ, cơ quan trung ương có văn bản đề nghị Bộ Tài chính phê duyệt.

- Căn cứ đề nghị của Bộ, cơ quan trung ương, cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý tài sản công thuộc Bộ Tài chính lập phương án xử lý tài sản, trình Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định theo thẩm quyền.

3. Đối với tài sản thuộc thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan trung ương:

a) Đơn vị chủ trì quản lý tài sản đề xuất phương án xử lý (kèm theo 01 bản quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản - bản sao), báo cáo cơ quan cấp trên (nếu có), gửi cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công thuộc Bộ, cơ quan trung ương.

b) Cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công thuộc Bộ, cơ quan trung ương lập phương án xử lý tài sản, trình Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan trung ương phê duyệt hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định theo thẩm quyền.

4. Đối với tài sản thuộc thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người có thẩm quyền được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp:

a) Đối với tài sản do tổ chức, cá nhân tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho chính quyền địa phương nhưng không xác định cụ thể cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận tài sản; Sở Tài chính lập phương án xử lý tài sản, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người có thẩm quyền thuộc cấp tỉnh được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp phê duyệt hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định theo thẩm quyền.

b) Đối với tài sản do tổ chức, cá nhân tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho chính quyền địa phương đã xác định cụ thể cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc địa phương tiếp nhận tài sản:

- Đơn vị chủ trì quản lý tài sản đề xuất phương án xử lý (kèm theo 01 bản quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản - bản sao) gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch báo cáo Sở Tài chính (đối với trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận tài sản thuộc cấp huyện) hoặc gửi Sở Tài chính (đối với trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận tài sản thuộc cấp tỉnh).

- Sở Tài chính lập phương án xử lý tài sản, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người có thẩm quyền thuộc cấp tỉnh được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp phê duyệt hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định theo thẩm quyền.

5. Đối với tài sản là hàng tạm nhập tái xuất của các dự án do chuyên gia, nhà thầu, tư vấn nước ngoài chuyển giao cho Nhà nước Việt Nam nhưng chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế với Nhà nước, đơn vị chủ trì quản lý tài sản có trách nhiệm làm thủ tục nộp thuế, trình cấp có thẩm quyền xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản theo quy định của pháp luật.

Trường hợp đơn vị chủ trì quản lý tài sản không bố trí được kinh phí để nộp thuế thì báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, quyết định việc nộp thuế sau khi bán, thanh lý tài sản hoặc giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị được tiếp nhận tài sản làm thủ tục nộp thuế theo quy định của pháp luật.

............

Tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết Thông tư

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo