Thông tư 12/2017/TT-BGTVT Quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ

Ngày 15/4/2017, Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư 12/2017/TT-BGTVT về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ. Theo đó, việc đổi giấy phép lái xe sang thẻ PET được khuyến khích thực hiện trước ngày 31/12/2020 chứ không còn bắt buộc như trước đây nữa.

Thông tư 12/2017/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 01/6/2017, thay thế cho Thông tư 58/2015/TT-BGTVT. Mời các bạn tham khảo nội dung chi tiết thông tư dưới đây:

Nội dung Thông tư 12/2017/TT-BGTVT - Quy định mới về đổi giấy phép lái xe qua PET

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 12/2017/TT-BGTVT

Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2017

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ ĐÀO TẠO, SÁT HẠCH, CẤP GIẤY PHÉP LÁI XE CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Nghị định số 65/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 07 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam,

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.

Phần I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Thông tư này áp dụng đối với cơ quan quản lý công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe; cơ sở đào tạo lái xe, trung tâm sát hạch lái xe; tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ trong phạm vi cả nước.

2. Thông tư này không áp dụng đối với công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe của ngành công an, quân đội làm nhiệm vụ an ninh, quốc phòng.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Xe ô tô tải, xe ô tô tải chuyên dùng, xe ô tô chuyên dùng là loại xe ô tô được định nghĩa tại các tiêu chuẩn TCVN 6211:2003, TCVN 7271:2003.

2. Máy kéo là loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ chạy bằng động cơ, có bốn bánh xe dùng để kéo một rơ moóc chở hàng.

3. Máy kéo nhỏ là loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ chạy bằng động cơ, được liên kết với thùng chở hàng qua khớp nối, lái bằng càng hoặc vô lăng lái, có bốn bánh xe (hai bánh của đầu kéo và hai bánh của thùng hàng).

4. Trọng tải của xe ô tô tải sử dụng để tập lái được hiểu là khối lượng hàng chuyên chở theo thiết kế của xe nguyên thủy do nhà sản xuất quy định.

5. Trọng tải thiết kế của xe ô tô tải chuyên dùng, xe ô tô chuyên dùng được hiểu là khối lượng hàng chuyên chở theo thiết kế của xe ô tô tải cùng kiểu loại hoặc tương đương.

6. Thời gian hành nghề lái xe là thời gian người có giấy phép lái xe đã lái loại xe ghi trong giấy phép lái xe.

7. Người hành nghề lái xe là người sinh sống bằng nghề lái xe.

8. Số phôi giấy phép lái xe là mã số do nhà sản xuất phôi quy định, ghi ở mặt sau của giấy phép lái xe, bao gồm 02 chữ cái và các số phía sau nhằm nhận diện giấy phép lái xe.

Phần II

ĐÀO TẠO LÁI XE CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ

Chương I: QUẢN LÝ ĐÀO TẠO LÁI XE

Mục 1. TIÊU CHUẨN, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA CƠ SỞ ĐÀO TẠO LÁI XE

Điều 4. Quản lý hoạt động của cơ sở đào tạo

1. Cơ sở thực hiện chức năng đào tạo và sát hạch lái xe có thể sử dụng sân sát hạch để đào tạo lái xe.

2. Giáo viên dạy thực hành lái xe ô tô phải qua tập huấn về nghiệp vụ dạy thực hành lái xe theo chương trình do Tổng cục Đường bộ Việt Nam ban hành.

3. Trên cơ sở bảo đảm các điều kiện về phòng học, sân tập lái, đội ngũ giáo viên theo quy định tại Nghị định số 65/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe (sau đây viết tắt là Nghị định số 65/2016/NĐ-CP), lưu lượng đào tạo mỗi hạng giấy phép lái xe ô tô được xác định bằng số lượng xe tập lái hạng đó (bao gồm cả xe số tự động) nhân với số lượng học viên quy định trên một xe và nhân với hệ số 02 (hai), số lượng học viên học thực hành không được vượt quá khả năng đáp ứng số xe tập lái từng hạng của cơ sở đào tạo.

4. Cơ sở đào tạo lái xe các hạng A1, A2, A3, A4 phải thông báo phương án hoạt động đào tạo với Sở Giao thông vận tải địa phương, nơi tổ chức đào tạo để thực hiện việc giám sát, quản lý.

…………………

Mời các bạn tải file về xem nội dung chi tiết Thông tư 12/2017/TT-BGTVT

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Mời bạn đánh giá!
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Sắp xếp theo