Phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tác phẩm Đời thừa Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm truyện lớp 11

Phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tác phẩm Đời thừa mang đến gợi ý cách viết và bài văn mẫu cực hay. Qua đó giúp các bạn có thêm nhiều gợi ý tham khảo để biết cách viết văn bản nghị luận về một tác phẩm truyện (những đặc điểm trong cách kể của tác giả).

Đời thừa là một trong những tác phẩm nổi tiếng của Nam Cao đã phản ánh rất rõ những số phận của con người trong xã hội trước năm 1945, do nghèo đói bủa vây, con người bị tha hóa, những người nghệ sĩ chân chính cũng luôn phải chịu áp lực tiền bạc để rồi bị tha hóa đi tâm hồn của những người nghệ sĩ. Vậy sau đây là bài văn mẫu phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Đời thừa mời các bạn theo dõi.

Dàn ý nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Đời thừa

1. Mở bài

- Truyện ngắn Đời thừa đăng trên tuần báo Tiểu thuyết thứ bảy số 409 ra ngày 4/12/1943.

- Tác giả cảm thông và xót xa đối với tấn bi kịch tinh thần đau đớn, dai dẳng của người trí thức nghèo có tài năng, có tâm huyết, giàu lòng nhân đạo trong xã hội thực dân phong kiến. Thông qua 2 nhân vật Hộ và Từ.

2.Thân bài

a. Nhân vật Từ

  • Ngoại hình: Nam Cao rất ít tả ngoại hình của nhân vật Từ.: Da mặt xanh nhợt, môi nhợt nhạt, mí mắt hơi tím tím, mắt có quầng, má hơi hóp lại... Cái bàn tay lủng củng rặt những xương, cổ tay mỏng mảnh. Làn da mỏng, xanh trong, xanh lọc...
  • Lỡ làng vì bị tình phụ. Cảnh Từ ôm con sau ngày đẻ, nhịn đói, mẹ già bị mù, cả mẹ lẫn con chỉ có một cách là khóc cho đến khi nào bao nhiêu thịt đều chảy ra thành nước mắt hết, để rồi cùng chết cả.
  • Từ là hội tụ bao đức tính tốt đẹp của người vợ yêu chồng, người mẹ thương con. Dịu dàng, chịu thương chịu khó, giàu đức hi sinh.
  • Nam Cao với trái tim nhân đạo đã miêu tả sâu sắc tâm hồn nhân hậu của Từ, cảm thông với nỗi đau của Từ, của bao người phụ nữ bạc mệnh và đau khổ trong xã hội cũ. Tiếng ru con của Từ là tiếng thương, là nỗi đau buồn về cuộc đời bi kịch của người phụ nữ: sống trong tình yêu mà ít có hạnh phúc!

b. Nhân vật Hộ.

- Hộ là một con người giàu tình thương

  • Hộ đã hành động một cách cao đẹp là nuôi Từ, nuôi mẹ già, con dại cho Từ. Lúc mẹ Từ qua đời, Hộ đã đứng ra làm ma, rất chu đáo. Hộ nhận Từ làm vợ, nhận làm bố cho đứa con thơ.
  • Hộ là một người chồng thật sự yêu thương vợ con. Anh tính chuyện Phí đi một vài năm để kiếm tiền lo cho Từ một cái vốn làm ăn. Những lúc Từ ốm, Hộ lo xanh mặt và thức suốt đêm. Chỉ xa các con vài ngày, lúc gặp lại chúng, Hộ cảm động đến ứa nước mắt, hôn hít chúng vồ vập.
  • Hộ là một nhà văn nhân đạo chủ nghĩa. Với Hộ thì trang văn là cuộc đời, thấm tình đời phải chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình. Nó làm cho người gần người hơn. Đó là một quan niệm rất tiến bộ, quan niệm nghệ thuật vị nhân sinh.

- Hộ là một nhà văn trải qua một bi kịch tinh thần đau đớn, dai dẳng

  • Hộ có tài, lúc đầu, anh viết rất thận trọng. Mang một hoài bão lớn, anh băn khoăn nghĩ đến một tác phẩm nó sẽ làm mờ các tác phẩm cùng ra một thời. Từ khi phải lo kiếm tiền nuôi vợ con, Hộ cho in cuốn văn vội, anh xấu hổ khi đọc lại văn mình, tự xỉ vả mình là một thằng khốn nạn, là một kẻ bất lương.
  • Văn chương đối với Hộ như là một cái nghiệp. Nợ áo cơm ghì sát đất nhưng anh vẫn mê văn. Hộ nói, đọc được một câu văn hay mà hiểu được thì ăn một món ăn ngon đến đâu cũng không thích bằng.
  • Hộ đã tìm đến rượu để giải sầu, càng ngày hắn càng lún sâu vào bi kị say rượu và đối xử vũ phu với vợ con. Vốn rất yêu vợ con nhưng có hôm say rượu hắn gườm gườm đôi mắt, đòi vật một nhát cho chết cả. Có điều lạ, Hộ rất tỉnh khi anh bàn luận văn chương, rất biết điều và ân hận thực sự lúc tỉnh rượu.
  • Và câu hát ru còn thấm lệ của Từ như tô đậm thêm bi kịch của Hộ, của hai vợ chồng. Nỗi đau ấy được cực tả qua câu hát cho hai hàng lệ đầm đìa tấm thương. Tiếng khóc của Hộ, tiếng khóc của Từ mang ý nghĩa tố cáo cái xã hội tàn ác đã cướp đi mọi ước mơ, đã đày đọa cuộc sống của mỗi gia đình, đã đầu độc tâm hồn con người và làm méo mó mối quan hệ vốn tốt đẹp giữa người với người.
  • Cũng qua nhân vật Hộ, Nam Cao đã thể hiện ngòi bút hiện thực vừa tỉnh táo, vừa sắc lạnh, vừa nặng trĩu suy nghĩ đằm thắm yêu thương. Nghệ thuật cho người đọc vô cùng thấm thía về bi kịch của một tri thức nghèo, của một nhà văn nghèo trong xã hội cũ.

3. Kết bài

-Truyện Đời thừa là một thành công tiêu biểu của Nam Cao viết về đề tài người trí thức nghèo trước Cách mạng.

- Truyện đã hàm chứa một tính nhân đạo và có giá trị tố cáo hiện thực sâu sắc.

Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Đời thừa

Đời thừa ‘là truyện ngắn xuất sắc của Nam Cao viết về người trí thức tiểu tư sản nghèo trước cách mạng. Tác phẩm. không chỉ thành công về mặt nội dung mà đặc biệt thành công về mặt nghệ thuật, nhất là nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật.

Đời thừa chủ yếu tập trung xoay quanh tấn bi kịch tinh thần của văn sĩ Hộ: đó là bi kịch nghề nghiệp và bi kịch tình thương. Tấn bi kịch ấy sẽ mãi đeo đuổi Hộ cho đến khi giọt nước mắt ở cuối tác phẩm trở thành sự giải thoát cho anh. Trong một truyện ngắn khác cũng viết về đề tài người trí thức nghèo, Nam Cao đã dẫn lời của một nhà văn Pháp như sau: Người ta chỉ xấu xa hư hỏng trước đôi mắt ráo hoảnh của phường ích kỉ, và nước mắt là một tấm kính biến hình vũ trụ. Tác phẩm ấy được Nam Cao đặt tên là Nước mắt. Giọt nước mắt của những người trí thức đương thời trở thành nỗi ám ảnh đối với nhà văn, để ông đưa vào tác phẩm như một chi tiết nghệ thuật độc đáo ở Đời thừa, giọt nước mắt của Hộ là sự tự thức tỉnh, là sự cứu rỗi anh trước những sa ngã. Điều ấy có ý nghĩa quan trọng đối với nhân cách con người.

Hộ là một nhà văn trẻ, nghèo nhưng có hoài bão, có lý tưởng về nghề nghiệp. Anh bỏ qua những lo lắng về vật chất để chăm chút cho sự nghiệp của mình. Anh ao ước có một tác phẩm để đời, được giải Nobel và dịch ra mọi thứ tiếng. Và đáng lẽ Hộ sẽ có cơ hội để thực hiện ước mơ của mình nếu như anh không có gánh nặng gia đình. Ấy là khi Hộ cưới Từ về làm vợ và những đứa con lần lượt ra đời. Hộ Có cả một gia đình phải gánh trên vai. Anh buộc phải thay đổi cách viết để lo cho cuộc sống gia đình. Anh phải viết vội, viết cho nhanh mà không có thời gian sửa chữa. Đó là một thứ văn nhạt nhẽo, vô vị và khiến người ta đọc một lần rồi quên ngay. Chuyện cơm áo muôn đời không đùa với những nhà văn nghèo như anh. Anh buộc phải hi sinh khát vọng nghề nghiệp để thực hiện trách nhiệm của người đàn ông trong gia đình. Bi kịch của Hộ là ở chỗ hiện thực cuộc sống không cho phép anh sáng tạo nghệ thuật, đè bẹp ý chí, mài mòn ước mơ của một người sẵn sàng hiến dâng cho nghệ thuật như anh.

Hiện thực cuộc sống không cho phép Hộ thực hiện ước mơ nghề nghiệp, nhưng anh vẫn được làm người theo nghĩa đầy đủ. Nhưng nếu anh tiếp tục vi phạm cả vào nguyên tắc sống thì anh sẽ vượt qua ranh giới của con người. Giọt nước mắt đã thanh lọc tâm hồn anh, cứu anh thoát khỏi những sai lầm bế tắc. Sự thức tỉnh, sám hối ấy chính là quá trình tự đấu tranh của người trí thức trước những cám dỗ của cuộc đời.

Nói tóm lại, chi tiết giọt nước mắt của nhân vật Hộ không chỉ là chế tiết để nhà văn thể hiện tâm lí nhân vật mà nó còn chứa đựng nội dung tư tưởng sâu sắc. Đối với tác phẩm của Nam Cao, nước mắt không phải là biểu liên của những yếu đuối, đớn hèn, ủy mị mà nó là vũ khí bảo vệ danh dự và nhân phẩm của con người. Chính điều đó đã làm nên một cá tính sáng tạo riêng của nhà văn, một gương mặt không thể trộn lẫn.

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm