14 lỗi vi phạm về đăng ký thường trú, tạm trú

Mức phạt hành chính đối với vi phạm về đăng kí tạm trú

Đăng ký thường trú, tạm trú là một trong những thủ tục bắt buộc. Vậy nếu không đăng kí tạm trú thì bị phạt bao nhiêu tiền? Mức phạt ra sao? Là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm.

Mức xử phạt vi phạm hành chính về đăng ký thường trú, tạm trú được quy định tại Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống, chống bạo lực gia đình. Theo đó, có 14 lỗi vi phạm về đăng ký thường trú, tạm trú mà người dân cần biết nhé.

Mức phạt lỗi vi phạm về đăng ký thường trú, tạm trú

Lỗi vi phạmMức phạtHình thức xử phạt bổ sung (nếu có)
Cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú100.000- 300.000 đồng
Cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng
Không chấp hành việc kiểm tra tạm trú, kiểm tra lưu trú theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về cư trú;1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồngBuộc hủy bỏ thông tin, tài liệu sai sự thật
Cơ sở kinh doanh lưu trú không thực hiện việc thông báo lưu trú với cơ quan công an theo quy định khi có người đến lưu trú;
Tổ chức kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, môi giới, cưỡng bức người khác vi phạm pháp luật về cư trú
Khai man, giả mạo hồ sơ, giấy tờ để được đăng ký thường trú, tạm trú
2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng
Buộc thu hồi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú
Làm giả sổ hộ khẩu, sổ tạm trú hoặc giả mạo điều kiện để được đăng ký thường trú;Buộc thu hồi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú
Cho người khác đăng ký cư trú vào chỗ ở của mình để vụ lợi hoặc trong thực tế người đăng ký cư trú không sinh sống tại chỗ ở đó;Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được
Cá nhân, chủ hộ gia đình cho người khác nhập hộ khẩu vào cùng một chỗ ở của mình nhưng không bảo đảm diện tích tối thiểu trên đầu người theo quy định;
Ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn với người lao động không thuộc doanh nghiệp của mình để nhập hộ khẩu;Buộc hủy bỏ hợp đồng lao động trái quy định của pháp luật
Sử dụng hợp đồng lao động trái với quy định của pháp luật để nhập hộ khẩu;Buộc hủy bỏ hợp đồng lao động trái quy định của pháp luật
Không khai báo tạm trú cho người nước ngoài thuê nhà để ở.

Phân biệt cư trú, thường trú, tạm trú, lưu trú từ 01/7/2021

Khái niệm

Cư trú là việc công dân sinh sống tại một địa điểm thuộc đơn vị hành chính cấp xã hoặc đơn vị hành chính cấp huyện ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã

Nơi cư trú gồm: Nơi thường trú và nơi tạm trú.

Nơi cư trú của người không có cả nơi thường trú và nơi tạm trú do không đủ điều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú là nơi ở hiện tại của người đó; trường hợp không có địa điểm chỗ ở cụ thể thì nơi ở hiện tại được xác định là đơn vị hành chính cấp xã nơi người đó đang thực tế sinh sống.

Thường trú

Tạm trú

Lưu trú

Là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú

Là nơi công dân sinh sống từ 30 ngày trở lên ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú

Là việc công dân ở lại một địa điểm không phải nơi thường trú hoặc nơi tạm trú trong thời gian ít hơn 30 ngày

Bản chất

Sinh sống thường xuyên, lâu dài chủ yếu tại nơi ở thuộc sở hữu của bản thân, gia đình hoặc thuê, mượn, ở nhờ

Sinh sống thường xuyên nhưng có thời hạn nhất định chủ yếu là nhà thuê, mượn

Nghỉ lại tạm thời vì lý do công việc, du lịch, thăm hỏi... trong thời gian ngắn

Thời hạn cư trú

Không có thời hạn

- Có thời hạn, tối đa 02 năm
- Được gia hạn nhiều lần

Thời hạn ngắn, dưới 30 ngày, mang tính nhất thời

Nơi đăng ký cư trú

- Công an xã, phường, thị trấn;

- Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã

- Công an xã, phường, thị trấn;

- Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã

- Công an xã, phường, thị trấn;

- Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã

Điều kiện đăng ký

Thuộc một trong các trường hợp sau:

- Có chỗ ở hợp pháp;

- Nhập hộ khẩu về nhà người thân

- Đăng ký thường trú tại nhà thuê, mượn, ở nhờ

- Đăng ký thường trú tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ là nhà ở

- Đăng ký thường trú tại cơ sở trợ giúp xã hội

- Đăng ký thường trú tại phương tiện lưu động

Đáp ứng 02 điều kiện:

- Sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú
- Sinh sống từ 30 ngày trở lên

- Nghỉ lại tại một địa điểm nhất định điểm nhất định không phải nơi thường trú

- Không thuộc trường hợp phải đăng ký tạm trú

Thời hạn thực hiện

Trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới và đủ điều kiện đăng ký thường trú

Sau 30 ngày kể từ ngày đến phải thực hiện đăng ký tạm trú

Trước 23 giờ, nếu người đến lưu trú sau 23 giờ thì thông báo lưu trú trước 8h ngày hôm sau

Kết quả đăng ký

Được cập nhật thông tin về nơi thường trú mới vào Cơ sở dữ liệu về cư trú

Được cập nhật thông tin về nơi tạm trú mới, thời hạn tạm trú của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú

Được ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú

Mức phạt nếu vi phạm

100.000 - 300.000 đồng (điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP)

  • 101 lượt xem
👨 Bảo Ngọc Cập nhật: 22/06/2021
Xem thêm: Nghị định 167/2013/NĐ-CP
Sắp xếp theo