Nghị quyết 35/NQ-CP Huy động nguồn lực cho giáo dục
Ngày 04/06/2019, Chính phủ đã thông qua Nghị quyết 35/NQ-CP về tăng cường huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019 – 2025.
Mục tiêu cụ thể của Chính phủ đó là đẩy mạnh huy động các nguồn lực của xã hội, thúc đẩy sự phát triển của các cơ sở giáo dục ngoài công lập đạt tỷ lệ 8,75% số cơ sở và 8,9% người học vào năm 2020 và lần lượt là 13,5% và 16% vào năm 2025.
Nội dung Nghị quyết 35/NQ-CP
2
Đối với giáo dục đại học, hiện có 65 cơ sở giáo dục đại học ngoài công
lập với tổng số 244 nghìn sinh viên, chiếm 13,8% tổng số sinh viên cả nước; đã
có 5 cơ sở giáo dục đại học nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, đào tạo trên 5
nghìn sinh viên mỗi năm. Các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam thực hiện trên
500 chương trình hợp tác và liên kết đào tạo với hơn 200 cơ sở giáo dục đại học
nước ngoài.
Đối với giáo dục nghề nghiệp, đến hết năm 2018, cả nước có 1.948 cơ sở
giáo dục nghề nghiệp (gồm: 397 trường cao đẳng, 519 trường trung cấp, 1.032
trung tâm giáo dục nghề nghiệp), trong đó có 677 cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư
thục và cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (chiếm 34,7%)
Sự phát triển của các cơ sở giáo dục đào tạo ngoài công lập từ nguồn lực
của xã hội đã góp phần thúc đẩy việc áp dụng những cách tiếp cận giáo dục tiên
tiến của thế giới, nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng được yêu cầu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, việc huy động các nguồn lực
của xã hội cho giáo dục và đào tạo trong thực tiễn thời gian qua vẫn còn khiêm
tốn, hạn chế:
- Tổng các nguồn lực của xã hội thu hút vào khối ngoài công lập còn rất
thấp so với tiềm năng. Hiện mới có trên 3.200 dự án đầu tư theo định hướng xã
hội hóa trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo với số vốn đăng ký trên 53.000 tỷ
đồng. Các nguồn lực của xã hội huy động chủ yếu từ các cá nhân thông qua học
phí và đóng góp thiện nguyện, chưa huy động được sự tham gia rộng rãi, đóng
góp tích cực của các tổ chức, doanh nghiệp và đội ngũ trí thức Việt kiều.
- Việc thu hút các nguồn lực của xã hội vào các cơ sở giáo dục và đào tạo
công lập tiến triển chậm. Mặc dù đã có nhiều chủ trương, chính sách theo hướng
tăng cường tự chủ và trách nhiệm giải trình (nhất là về tài chính) của các cơ sở
công lập; tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục thông qua các chính sách ưu đãi
về thuế, đất đai, tín dụng… nhưng việc thực hiện cơ chế tự chủ mới bước đầu
triển khai ở lĩnh vực giáo dục đại học; hoạt động đầu tư, hợp tác của khối tư nhân
với các cơ sở giáo dục công lập thông qua các hình thức liên kết, hợp tác kinh
doanh, đối tác công - tư… còn đơn lẻ, không tạo sự đột phá trong toàn hệ thống.
Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế, tồn tại nói trên trước hết thuộc
về nhận thức của các cấp quản lý, của người học và xã hội. Còn phổ biến tâm lý
coi trọng, tin tưởng trường công hơn trường tư; tâm lý trông chờ, ỷ lại vào ngân
sách nhà nước cấp vẫn còn phổ biến; việc triển khai, thực hiện chủ trương xã hội
hóa của các cấp chính quyền, các ngành chưa quyết liệt, thường xuyên và bài bản,
trong đó vấn đề quy hoạch phát triển chung của hệ thống giáo dục (bao gồm cả
công lập và ngoài công lập) chưa bảo đảm nguyên tắc cân đối cung cầu trong dài
hạn; công tác phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn chưa được chú trọng đúng mức.
3
Các văn bản thể hiện chủ trương xuyên suốt của Đảng và Chính phủ về
huy động các nguồn lực của xã hội đã được ban hành tương đối đầy đủ với quan
điểm, tầm nhìn và định hướng đổi mới trong dài hạn. Tuy nhiên, điểm nghẽn
chính là khâu triển khai thực hiện các chính sách đã ban hành. Chính phủ thống
nhất việc phải có ngay giải pháp khắc phục căn bản những hạn chế, yếu kém
trong thời gian qua, đặc biệt ở khâu triển khai, thực thi các chủ trương, chính
sách, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong công tác huy động các nguồn lực của
xã hội cho giáo dục và đào tạo.
I. QUAN ĐIỂM
1. Các nguồn lực xã hội là rất quan trọng, cần được thu hút để chiếm tỷ trọng
ngày càng lớn trong tổng chi phí toàn xã hội đầu tư cho phát triển giáo dục và đào
tạo, nhất là trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Chính
phủ khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư trong và ngoài nước
đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo ở tất cả các cấp học, trình độ đào tạo.
2. Việc huy động các nguồn lực của xã hội cho giáo dục và đào tạo không
để thay thế mà là nguồn bổ sung quan trọng cho ngân sách nhà nước, góp phần
làm tăng tổng nguồn lực đầu tư cho giáo dục và đào tạo, nâng cao hiệu quả sử
dụng ngân sách nhà nước tại các cơ sở công lập, tập trung đầu tư vào những lĩnh
vực, địa bàn và đối tượng mà tư nhân không muốn hoặc không có khả năng đầu
tư; khuyến khích các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập hợp tác, liên doanh, liên
kết với các cơ sở ngoài công lập; chuyển đổi một số đơn vị sự nghiệp công lập
sang ngoài công lập ở những nơi có điều kiện phù hợp.
3. Xã hội hóa giáo dục và đào tạo cần được coi là một chỉ tiêu trong định
hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tùy thuộc điều kiện, hoàn cảnh
kinh tế - xã hội cụ thể trong từng thời kỳ, cơ quan quản lý giáo dục của địa phương
tham mưu xác định các chỉ tiêu xã hội hóa cần đạt được cho địa phương mình, bảo
đảm sự phát triển hài hòa giữa các cơ sở giáo dục công lập và ngoài công lập.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung:
Tăng cường huy động các nguồn lực của xã hội, tạo bước chuyển biến rõ
rệt, thực chất trong thu hút, sử dụng và quản lý các nguồn lực của các cá nhân,
tổ chức ở trong và ngoài nước đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo, nâng
cao chất lượng giáo dục và đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu của cách mạng
công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế.
2. Mục tiêu cụ thể:
Đẩy mạnh huy động các nguồn lực của xã hội, thúc đẩy sự phát triển của
các cơ sở giáo dục ngoài công lập đạt tỷ lệ 8,75% số cơ sở và 8,9% người học
vào năm 2020 và lần lượt là 13,5% và 16% vào năm 2025. Cụ thể:
Liên kết tải về
Link Download chính thức:
Nghị quyết 35/NQ-CP Download
Có thể bạn quan tâm
-
Văn mẫu lớp 11: Phân tích ba lần Chí Phèo đến nhà Bá Kiến (Dàn ý + 8 Mẫu)
-
Tập làm văn lớp 5: Tả em trai của em
-
Đoạn văn Tiếng Anh về một hoạt động ở trường (4 mẫu)
-
Soạn bài Ôn tập trang 95 - Chân trời sáng tạo 7
-
Bài viết số 7 lớp 8 đề 3: Hãy nói không với các tệ nạn xã hội
-
Văn mẫu lớp 12: Nghị luận xã hội Chiến thắng bản thân là chiến thắng hiển hách nhất
-
Văn mẫu lớp 11: Phân tích bài thơ Chiều tối (Mộ) của Hồ Chí Minh
-
Lời chia buồn dùng trong đám tang - Lời phúng viếng đám ma cảm động nhất
-
Văn mẫu lớp 6: Cảm nghĩ về bài thơ Lượm của Tố Hữu (6 mẫu)
-
Lý thuyết và bài tập FoxPro - Giáo trình tự học FoxPro
Sắp xếp theo
Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm