Nghị định 59/2019/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Phòng, chống tham nhũng

Từ ngày 15/08/2019, Nghị định 59/2019/NĐ-CP do Chính Phủ ban hành ngày 01/07/2019 chính thức có hiệu lực. Nghị định hướng dẫn Luật Phòng, chống tham nhũng. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo và tải tài liệu tại đây.

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 59/2019/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 01 tháng 7 năm 2019

NGHỊ ĐỊNH 59/2019/NĐ-CP

QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU VÀ BIỆN PHÁP THI HÀNH LUẬT PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Phòng, chống tham nhũng ngày 20 tháng 11 năm 2018;

Theo đề nghị của Tổng Thanh tra Chính phủ;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết:

1. Các điều, khoản sau đây của Luật Phòng, chống tham nhũng:

a) Khoản 1 Điều 15 về trách nhiệm giải trình;

b) Điều 17 về tiêu chí đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng;

c) Điều 22 về tặng quà và nhận quà tặng;

d) Điều 23 về kiểm soát xung đột lợi ích;

đ) Khoản 4 Điều 25 về vị trí công tác phải chuyển đổi và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác tại các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương;

e) Khoản 4 Điều 71 về trình tự, thủ tục, thời hạn tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển sang vị trí công tác khác; việc hưởng lương, phụ cấp, quyền, lợi ích hợp phập khác và việc bồi thường, khôi phục lại quyền, lợi ích hợp pháp của người có chức vụ, quyền hạn sau khi cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền kết luận người đó không có hành vi tham nhũng;

g) Điều 80 về áp dụng các biện pháp phòng, chống tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước;

h) Điều 81 về thanh tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng đối với doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước;

i) Điều 94 về xử lý hành vi vi phạm khác về phòng, chống tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

2. Các biện pháp tổ chức thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng, bao gồm:

a) Thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã thuộc lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 20 của Luật Phòng, chống tham nhũng;

b) Cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức;

c) Chế độ thông tin, báo cáo về phòng, chống tham nhũng;

d) Xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước, bao gồm: cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước và tổ chức, đơn vị khác do Nhà nước thành lập, đầu tư cơ sở vật chất, cấp phát toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt động, do Nhà nước trực tiếp quản lý hoặc tham gia quản lý; người có chức vụ, quyền hạn công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong phòng, chống tham nhũng.

2. Doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước và người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức này thực hiện các quy định tại Chương VII của Nghị định này.

Chương II

TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH

Mục 1. NỘI DUNG, ĐIỀU KIỆN TIẾP NHẬN YÊU CẦU GIẢI TRÌNH, TRƯỜNG HỢP TỪ CHỐI YÊU CẦU GIẢI TRÌNH, NỘI DUNG KHÔNG THUỘC PHẠM VI GIẢI TRÌNH VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TRONG VIỆC THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH

Điều 3. Nội dung giải trình

1. Cơ sở pháp lý của việc ban hành quyết định, thực hiện hành vi.

2. Thẩm quyền ban hành quyết định, thực hiện hành vi.

3. Trình tự, thủ tục ban hành quyết định, thực hiện hành vi.

4. Nội dung của quyết định, hành vi.

Điều 4. Điều kiện tiếp nhận yêu cầu giải trình

1. Cá nhân yêu cầu giải trình có năng lực hành vi dân sự đầy đủ hoặc có người đại diện theo quy định của pháp luật; cơ quan, tổ chức, đơn vị yêu cầu giải trình có người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình.

2. Quyết định, hành vi của cơ quan, tổ chức, đơn vị được yêu cầu giải trình tác động trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có yêu cầu giải trình.

Điều 5. Những trường hợp được từ chối yêu cầu giải trình

1. Không đủ điều kiện tiếp nhận yêu cầu giải trình được quy định tại Điều 4 của Nghị định này.

2. Nội dung yêu cầu giải trình thuộc trường hợp quy định tại Điều 6 của Nghị định này, nội dung đã được giải trình hoặc đã được cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền thụ lý giải quyết, trừ trường hợp người yêu cầu có lý do chính đáng.

3. Người yêu cầu giải trình đang trong tình trạng không làm chủ được hành vi do dùng chất kích thích hoặc có hành vi gây rối trật tự, đe dọa, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người tiếp nhận yêu cầu giải trình.

4. Người được ủy quyền, người đại diện không có giấy tờ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

Điều 6. Những nội dung không thuộc phạm vi giải trình

1. Nội dung thuộc bí mật nhà nước, bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật kinh doanh theo quy định của pháp luật.

2. Nội dung chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong nội bộ cơ quan, tổ chức, đơn vị mà chưa ban hành, chưa thực hiện hoặc nội dung chỉ đạo, điều hành của cơ quan cấp trên với cơ quan cấp dưới.

Điều 7. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc thực hiện trách nhiệm giải trình

1. Quy định cụ thể việc thực hiện trách nhiệm giải trình trong nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

2. Phân công cá nhân hoặc bộ phận có trách nhiệm tiếp nhận yêu cầu giải trình.

3. Tổ chức, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện trách nhiệm giải trình và xử lý vi phạm theo thẩm quyền.

Mục 2. QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI YÊU CẦU GIẢI TRÌNH VÀ NGƯỜI THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH

Điều 8. Quyền và nghĩa vụ của người yêu cầu giải trình

1. Người yêu cầu giải trình có các quyền sau đây:

a) Tự mình hoặc ủy quyền cho người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thực hiện yêu cầu giải trình;

b) Rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu giải trình;

c) Nhận văn bản giải trình của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm giải trình;

d) Khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.

2. Người yêu cầu giải trình có các nghĩa vụ sau đây:

a) Nêu rõ họ tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền;

b) Thực hiện đúng trình tự, thủ tục yêu cầu giải trình quy định tại Mục 3 Chương II của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

c) Trình bày rõ ràng, trung thực, có căn cứ về nội dung yêu cầu giải trình;

d) Cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung yêu cầu giải trình.

Điều 9. Quyền và nghĩa vụ của người thực hiện trách nhiệm giải trình

1. Người thực hiện trách nhiệm giải trình có các quyền sau đây:

a) Yêu cầu người yêu cầu giải trình cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung yêu cầu giải trình;

b) Hướng dẫn người yêu cầu giải trình thực hiện đúng trình tự, thủ tục quy định tại Mục 3 Chương II của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

c) Từ chối yêu cầu giải trình trong các trường hợp được quy định tại Điều 5 của Nghị định này.

2. Người thực hiện trách nhiệm giải trình có các nghĩa vụ sau đây:

a) Tiếp nhận yêu cầu giải trình thuộc thẩm quyền;

b) Hướng dẫn người yêu cầu giải trình thực hiện đứng trình tự, thủ tục quy định tại Mục 3 Chương II của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

c) Giải quyết yêu cầu giải trình theo đúng trình tự, thủ tục và thời hạn quy định tại Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Mục 3. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THỰC HIỆN VIỆC GIẢI TRÌNH

Điều 10. Yêu cầu giải trình

1. Yêu cầu giải trình được thực hiện bằng văn bản hoặc trực tiếp tại cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm giải trình.

2. Yêu cầu giải trình bằng văn bản:

a) Văn bản yêu cầu giải trình phải nêu rõ nội dung yêu cầu giải trình; ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại hoặc địa chỉ thư tín của người yêu cầu giải trình.

b) Văn bản yêu cầu giải trình phải có chữ ký hoặc điểm chỉ xác nhận của người yêu cầu giải trình.

3. Yêu cầu giải trình trực tiếp:

a) Người yêu cầu giải trình trình bày rõ ràng nội dung yêu cầu với người được giao tiếp nhận yêu cầu giải trình.

Trường hợp nhiều người cùng yêu cầu giải trình về một nội dung thì phải cử người đại diện để trình bày. Việc cử người đại diện được thể hiện bằng văn bản có chữ ký hoặc điểm chỉ của những người yêu cầu giải trình;

b) Người được giao tiếp nhận yêu cầu giải trình phải thể hiện trung thực nội dung yêu cầu giải trình bằng văn bản; ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại hoặc địa chỉ thư tín của người yêu cầu giải trình;

c) Người yêu cầu giải trình ký hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản yêu cầu giải trình.

Điều 11. Tiếp nhận yêu cầu giải trình

1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm giải trình tiếp nhận yêu cầu giải trình khi đáp ứng các điều kiện tiếp nhận và không thuộc những trường hợp từ chối yêu cầu giải trình lần lượt quy định tại Điều 4 và Điều 5 của Nghị định này. Trường hợp yêu cầu giải trình không thuộc trách nhiệm thì người tiếp nhận hướng dẫn người yêu cầu đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

2. Trường hợp văn bản yêu cầu giải trình không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 10 của Nghị định này thì người tiếp nhận có trách nhiệm hướng dẫn người yêu cầu giải trình bổ sung thông tin, tài liệu.

3. Trường hợp nội dung yêu cầu giải trình đã được giải trình cho người khác trước đó thì cung cấp bản sao văn bản giải trình cho người yêu cấu giải trình.

4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận yêu cầu, người giải trình phải thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu giải trình về việc giải quyết hoặc không giải quyết và nêu rõ lý do.

Điều 12. Thực hiện việc giải trình

1. Trong trường hợp yêu cầu giải trình trực tiếp, có nội dung đơn giản, thì việc giải trình có thể thực hiện bằng hình thức trực tiếp. Việc giải trình trực tiếp phải được lập thành biên bản có chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên.

2. Trong những trường hợp còn lại thì việc giải trình được thực hiện như sau:

a) Thu thập, xác minh thông tin có liên quan;

b) Làm việc trực tiếp với người yêu cầu giải trình để làm rõ những nội dung có liên quan khi thấy cần thiết. Nội dung làm việc được lập thành biên bản có chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên;

c) Ban hành văn bản giải trình;

d) Gửi văn bản giải trình đến người yêu cầu giải trình.

3. Văn bản giải trình phải có các nội dung sau đây:

a) Họ tên, địa chỉ người yêu cầu giải trình;

b) Nội dung yêu cầu giải trình;

c) Kết quả làm việc trực tiếp với tổ chức, cá nhân (nếu có);

d) Căn cứ pháp lý thực hiện việc giải trình;

đ) Nội dung giải trình cụ thể.

Điều 13. Thời hạn thực hiện việc giải trình

Thời hạn thực hiện việc giải trình không quá 15 ngày, kể từ ngày ra thông báo tiếp nhận yêu cầu giải trình; trường hợp có nội dung phức tạp thì có thể gia hạn 01 lần; thời gian gia hạn không quá 15 ngày và phải thông báo bằng văn bản đến người yêu cầu giải trình.

Thời gian tạm đình chỉ việc giải trình theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Nghị định này không được tính vào thời hạn thực hiện việc giải trình.

Điều 14. Tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải trình

1. Trong quá trình thực hiện việc giải trình, người thực hiện trách nhiệm giải trình quyết định tạm đình chỉ việc giải trình trong các trường hợp sau đây:

a) Người yêu cầu giải trình là cá nhân đã chết mà chưa xác định được người thừa kế quyền, nghĩa vụ; cơ quan, tổ chức bị chia tách, sáp nhập, giải thể mà chưa có cá nhân, tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ trong vụ việc yêu cầu giải trình;

b) Người yêu cầu giải trình là cá nhân mất năng lực hành vi dân sự mà chưa xác định được người đại diện theo pháp luật;

c) Cá nhân yêu cầu giải trình bị ốm đau hoặc vì lý do khách quan khác mà người thực hiện trách nhiệm giải trình chưa thể thực hiện được việc giải trình.

2. Người thực hiện trách nhiệm giải trình tiếp tục thực hiện việc giải trình khi lý do của việc tạm đình chỉ không còn.

3. Người thực hiện trách nhiệm giải trình quyết định đình chỉ việc giải trình trong các trường hợp sau:

a) Người yêu cầu giải trình là cá nhân đã chết mà không có người thừa kế quyền, nghĩa vụ; cơ quan, tổ chức bị chia tách, sáp nhập, giải thể mà không có cá nhân, tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ trong vụ việc yêu cầu giải trình;

b) Người yêu cầu giải trình là cá nhân mất năng lực hành vi dân sự mà không có người đại diện theo pháp luật;

c) Người yêu cầu giải trình rút toàn bộ yêu cầu giải trình.

Chương III

ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

Điều 15. Nguyên tắc đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng

1. Việc đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng phải đảm bảo tính chính xác, khách quan và tuân theo các quy định của pháp luật.

2. Việc tổ chức đánh giá về công tác phòng, chống tham nhũng được thực hiện theo quy định tại Điều 21 của Nghị định này.

Điều 16. Tiêu chí đánh giá về số lượng, tính chất và mức độ của vụ việc, vụ án tham nhũng

Tiêu chí đánh giá về số lượng, tính chất và mức độ của vụ việc, vụ án tham nhũng được xác định dựa trên kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm các tiêu chí thành phần sau:

1. Số lượng người có hành vi tham nhũng;

2. Vị trí, chức vụ của người có hành vi tham nhũng;

3. Lĩnh vực để xảy ra hành vi tham nhũng;

4. Mức độ nghiêm trọng của hành vi tham nhũng;

5. Giá trị tiền, tài sản bị thiệt hại do hành vi tham nhũng gây ra;

6. Số vụ việc, vụ án tham nhũng đã được cơ quan có thẩm quyền kết luận.

Điều 17. Tiêu chí đánh giá việc xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng

Tiêu chí đánh giá việc xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng bao gồm các tiêu chí thành phần sau:

1. Việc lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện công tác xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng;

2. Việc lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng;

3. Việc lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, kiểm tra và theo dõi thi hành văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

Điều 18. Tiêu chí đánh giá việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng

1. Tiêu chí đánh giá việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước bao gồm các tiêu chí thành phần sau:

a) Kết quả thực hiện công khai, minh bạch;

b) Kết quả kiểm soát xung đột lợi ích;

c) Kết quả ban hành, thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ;

d) Kết quả thực hiện quy tắc ứng xử;

đ) Kết quả thực hiện chuyển đổi vị trí công tác;

e) Kết quả thực hiện cải cách hành chính, ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý và thanh toán không dùng tiền mặt;

g) Kết quả kiểm soát tài sản, thu nhập;

h) Kết quả thực hiện quy định về trách nhiệm của người đứng đầu.

2. Tiêu chí đánh giá việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước bao gồm các tiêu chí thành phần sau:

a) Kết quả xây dựng và thực hiện quy tắc ứng xử, cơ chế kiểm soát nội bộ;

b) Kết quả thực hiện các biện pháp công khai, minh bạch;

c) Kiểm soát xung đột lợi ích;

d) Chế độ trách nhiệm của người đứng đầu.

Điều 19. Tiêu chí đánh giá việc phát hiện và xử lý tham nhũng

1. Tiêu chí đánh giá việc phát hiện tham nhũng bao gồm các tiêu chí thành phần sau:

a) Kết quả phát hiện tham nhũng qua công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán;

b) Kết quả phát hiện tham nhũng qua phản ánh, tố cáo, báo cáo về hành vi tham nhũng;

c) Kết quả phát hiện tham nhũng qua hoạt động điều tra, truy tố, xét xử.

2. Tiêu chí đánh giá việc xử lý tham nhũng bao gồm các tiêu chí thành phần sau:

a) Kết quả xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính với tổ chức, cá nhân có vi phạm;

b) Kết quả xử lý trách nhiệm người đứng đầu để xảy ra tham nhũng;

c) Kết quả xử lý hình sự người có hành vi tham nhũng;

d) Số lượng tiền, tài sản tham nhũng được kiến nghị thu hồi.

Điều 20. Tiêu chí đánh giá việc thu hồi tài sản tham nhũng

Tiêu chí đánh giá việc thu hồi tài sản tham nhũng bao gồm các tiêu chí thành phần sau:

1. Tổng số tiền, tài sản tham nhũng phải thu hồi và kết quả thu hồi;

2. Kết quả thu hồi tài sản tham nhũng bằng biện pháp hành chính;

3. Kết quả thu hồi tài sản tham nhũng bằng biện pháp tư pháp.

............

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 59/2019/NĐ-CP
Nội, ngày 01 tháng 7 năm 2019
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU BIỆN PHÁP THI HÀNH LUẬT PHÒNG,
CHỐNG THAM NHŨNG
Căn cứ Luật t chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Phòng, chống tham nhũng ngày 20 tháng 11 năm 2018;
Theo đề nghị của Tổng Thanh tra Chính phủ;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều biện pháp thi hành Luật
Phòng, chống tham nhũng.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết:
1. Các điều, khoản sau đây của Luật Phòng, chống tham nhũng:
a) Khoản 1 Điều 15 về trách nhiệm giải trình;
b) Điều 17 về tiêu chí đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng;
c) Điều 22 về tặng quà nhận quà tặng;
d) Điều 23 về kiểm soát xung đột lợi ích;
đ) Khoản 4 Điều 25 về vị trí công tác phải chuyển đổi thời hạn định kỳ chuyển đổi vị
trí công tác tại các bộ, quan ngang bộ, quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa
phương;
e) Khoản 4 Điều 71 về trình tự, thủ tục, thời hạn tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển
sang vị t công tác khác; việc hưởng lương, phụ cấp, quyền, lợi ích hợp phập khác
việc bồi thường, khôi phục lại quyền, lợi ích hợp pháp của người chức vụ, quyền hạn
sau khi quan, tổ chức, đơn vị thẩm quyền kết luận người đó không nh vi tham
nhũng;
g) Điều 80 về áp dụng các biện pháp phòng, chống tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ
chức khu vực ngoài nhà nước;
h) Điều 81 về thanh tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng đối với
doanh nghiệp, t chức khu vực ngoài nhà nước;
i) Điều 94 về xử hành vi vi phạm khác về phòng, chống tham nhũng trong quan, tổ
chức, đơn vị.
2. Các biện pháp tổ chức thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng, bao gồm:
a) Thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ
quản lý, điều hành doanh nghiệp nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần,
công ty hợp danh, hợp tác thuộc lĩnh vực trước đây mình trách nhiệm quản lý
theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 20 của Luật Phòng, chống tham nhũng;
b) Cung cấp thông tin theo yêu cầu của quan, tổ chức;
c) Chế độ thông tin, báo cáo về phòng, chống tham nhũng;
d) Xử trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham
nhũng trong quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Nghị định này áp dụng đối với quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước, bao gồm:
quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - hội, đơn vị trang nhân dân,
đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước tổ chức, đơn vị khác do Nhà nước
thành lập, đầu sở vật chất, cấp phát toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt động, do
Nhà nước trực tiếp quản hoặc tham gia quản lý; người có chức vụ, quyền hạn công tác
tại quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước quan, tổ chức, nhân khác liên
quan trong phòng, chống tham nhũng.
2. Doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước người chức vụ, quyền hạn trong
doanh nghiệp, t chức này thực hiện các quy định tại Chương VII của Nghị định này.
Chương II
TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH
Mục 1. NỘI DUNG, ĐIỀU KIỆN TIẾP NHẬN YÊU CẦU GIẢI TRÌNH, TRƯỜNG
HỢP T CHỐI YÊU CẦU GIẢI TRÌNH, NỘI DUNG KHÔNG THUỘC PHẠM VI
GIẢI TRÌNH TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TRONG VIỆC
THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH
Điều 3. Nội dung giải trình
1. sở pháp của việc ban hành quyết định, thực hiện hành vi.
2. Thẩm quyền ban hành quyết định, thực hiện hành vi.
3. Trình tự, thủ tục ban hành quyết định, thực hiện hành vi.
4. Nội dung của quyết định, hành vi.
Điều 4. Điều kiện tiếp nhận yêu cầu giải trình
1. nhân u cầu giải trình có năng lực hành vi dân sự đầy đủ hoặc người đại diện
theo quy định của pháp luật; quan, tổ chức, đơn vị yêu cầu giải trình người đại diện
hợp pháp của quan, tổ chức, đơn vị mình.
2. Quyết định, hành vi của quan, tổ chức, đơn vị được yêu cầu giải trình tác động trực
tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của quan, tổ chức, đơn vị, nhân yêu cầu giải
trình.
Điều 5. Những trường hợp được từ chối yêu cầu giải trình
1. Không đủ điều kiện tiếp nhận yêu cầu giải trình được quy định tại Điều 4 của Nghị
định y.
2. Nội dung yêu cầu giải trình thuộc trường hợp quy định tại Điều 6 của Nghị định này,
nội dung đã được giải trình hoặc đã được quan, tổ chức, đơn vị, nhân thẩm
quyền thụ giải quyết, trừ trường hợp người yêu cầu do chính đáng.
3. Người yêu cầu giải trình đang trong tình trạng không làm chủ được hành vi do dùng
chất ch thích hoặc hành vi gây rối trật tự, đe dọa, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của
người tiếp nhận yêu cầu giải trình.
4. Người được ủy quyền, người đại diện không giấy tờ hợp pháp theo quy định của
pháp luật.
Điều 6. Những nội dung không thuộc phạm vi giải trình
1. Nội dung thuộc mật nhà nước, mật đời sống riêng tư, mật nhân, mật kinh
doanh theo quy định của pháp luật.
Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 1.125
  • Lượt xem: 1.803
  • Phát hành:
  • Dung lượng: 486,3 KB
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Tài liệu tham khảo khác

Sắp xếp theo