Mốt của dấu hiệu Cách tìm mốt
Mốt của dấu hiệu là tài liệu vô cùng hữu ích, gồm đầy đủ kiến thức lý thuyết ví dụ minh họa và 4 dạng bài tập tự luyện. Qua đó sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm dạng bài tập về tìm mốt.
Tìm mốt là một nội dung rất hay nằm trong chương trình Toán lớp 7 với nhiều biến đổi đa dạng, kiểu bài phong phú và có rất nhiều ứng dụng trong thực tế. Qua bài tập tìm mốt các em có thêm nhiều tài liệu học tập phong phú, củng cố nắm vững kiến thức để giải bài tập toán thật tốt. Vậy sau đây là một số bài tập về tìm mốt, mời các bạn cùng theo dõi. Ngoài ra các bạn xem thêm bài tập về tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, bài tập Thứ tự thực hiện các phép tính.
1. Mốt là gì?
Mốt của dấu hiệu là giá trị có tần số lớn nhất trong bảng.
Để tìm mốt của dấu hiệu ta dựa vào bảng “tần số”.
2. Cách giải các dạng bài tìm mốt
- Lập bảng tần số.
- Tìm mốt cảu dấu hiệu là giá trị có tần số lớn nhất trong bảng tần số.
3. Ví dụ tìm mốt
Ví dụ: Giá thành của một sản phẩm (tính theo nghìn đồng) của 30 cơ sở sản xuất loại sản phẩm đó được cho như sau:
15 | 25 | 25 | 30 | 20 | 25 | 35 | 30 | 25 | 30 |
25 | 20 | 35 | 30 | 15 | 25 | 25 | 20 | 25 | 25 |
30 | 35 | 20 | 30 | 25 | 20 | 25 | 15 | 35 | 25 |
a) Lập bảng tần số
b) Tìm mốt của dấu hiệu
Gợi ý đáp án
a) Bảng tần số:
Giá thành (x) | 15 | 20 | 25 | 30 | 35 | |
Tần số (n) | 3 | 5 | 12 | 6 | 4 | N = 30 |
b) Mốt của dấu hiệu là M = 25
Ví dụ 2"
Tuổi nghề của một số giáo viên trong một trường THCS được ghi lại ở bảng sau:
7 | 2 | 5 | 9 | 7 |
2 | 4 | 4 | 5 | 6 |
7 | 4 | 10 | 2 | 8 |
4 | 3 | 8 | 10 | 4 |
- Dấu hiệu ở đây là gì?
A. Số giáo viên của trường
B. Số tuổi của giáo viên trong trường
C. Số giáo viên nghỉ hưu
D. Số tuổi nghề của giáo viên trong trường
Trả lời: Dấu hiệu ở đây là số tuổi nghề của giáo viên trong trường
Chọn đáp án D
- Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu là:
A. 6
B. 7
C. 8
D. 9
Trả lời: Các giá trị khác nhau của dấu hiệu là: 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10 Do đó, có 9 giá trị khác nhau của dấu hiệu
Chọn đáp án D
- Tần số tương ứng với các giá trị 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10 là:
A. 3; 1; 5; 2; 1; 3; 2; 1; 2
B. 2; 1; 5; 2; 2; 3; 2; 1; 2
C. 3; 2; 4; 2; 1; 3; 2; 1; 2
D. 3; 1; 6; 2; 1; 2; 2; 1; 2
Trả lời: Tần số tương ứng với các giá trị 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10 là: 3; 1; 5; 2; 1; 3; 2; 1; 2
Chọn đáp án A
- Bảng tần số của dấu hiệu trên là:
A.
Giá trị | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | |
Tần số | 3 | 1 | 5 | 2 | 1 | 3 | 2 | 1 | 2 | N = 20 |
B.
Giá trị | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | |
Tần số | 2 | 1 | 5 | 2 | 2 | 3 | 2 | 1 | 2 | N = 20 |
C.
Giá trị | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | |
Tần số | 3 | 2 | 4 | 2 | 1 | 3 | 2 | 1 | 2 | N = 20 |
D.
Giá trị | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | |
Tần số | 3 | 1 | 6 | 2 | 1 | 2 | 2 | 1 | 2 | N = 20 |
Trả lời: Dựa vào kết quả của các câu hỏi ở trên, ta thấy bảng tần số của dấu hiệu trên là:
Giá trị | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | |
Tần số | 3 | 1 | 5 | 2 | 1 | 3 | 2 | 1 | 2 | N = 20 |
Chọn đáp án A
- Có bao nhiêu giáo viên dạy lâu năm nhất trong trường :
A. 2
B. 4
C. 5
D. 7
Trả lời: Quan sát bảng tần số của dấu hiệu ở câu hỏi trên ta thấy: có 2 giáo viên dạy lâu năm nhất trong trường là 10 năm
Chọn đáp án A
4. Bài tập tìm mốt
Bài tập 1: Tuổi nghề của một số công nhân trong phân xưởng được thống kê trong bảng dưới đây (đơn vị tính theo năm)
8 | 8 | 3 | 7 | 6 | 5 | 4 | 2 | 5 | 6 |
6 | 6 | 5 | 4 | 3 | 7 | 5 | 8 | 9 | 6 |
10 | 9 | 8 | 10 | 9 | 4 | 3 | 5 | 7 | 2 |
10 | 5 | 5 | 8 | 3 | 4 | 8 | 6 | 7 | 9 |
a) Dấu hiệu ở đây là gì?
b) Lập bảng “tần số” và tính số trung bình cộng.
c) Tìm mốt của dấu hiệu.
Bài tập 2: Thời gian giải toán của học sinh lớp 7 được thống kê trong bảng dưới đây (đơn vị tính theo phút):
3 | 4 | 8 | 8 |
10 | 5 | 8 | 3 |
7 | 8 | 8 | 10 |
8 | 7 | 4 | 10 |
a) Dấu hiệu ở đây là gì? Tính số trung bình cộng của dấu hiệu (làm tròn đến số thập phân thứ nhất).
b) Giá trị lớn nhất là bao nhiêu? Tấn số của nó là bao nhiêu?
c) Giá trị nhỏ nhất là bao nhiêu? Tần số của nó là bao nhiêu?
d) Tìm mốt của dấu hiệu.
Bài tập 3: Điểm thi môn Toán HK2 của các bạn học sinh lớp 7A được ghi lại trong bảng sau:
Điểm số | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | |
Tần số | 2 | 6 | 6 | 8 | 7 | 2 | 1 | 0 | N = 32 |
a) Tìm mốt của dấu hiệu điều tra trong bảng trên. (Hãy giải thích).
b) Tính điểm trung bình của lớp (Làm tròn đến số thập phân thứ nhất).
c) Nêu nhận xét.
Bài tập 4: Số cân nặng của 20 học sinh lớp 7B được ghi lại trong bảng sau:
28 | 35 | 29 | 37 | 30 | 35 | 37 | 30 | 35 | 29 |
30 | 37 | 35 | 35 | 42 | 28 | 35 | 29 | 37 | 29 |
a) Dấu hiệu ở đây là gì?
b) Lập bảng tần số, tìm mốt của dấu hiệu.
c) Tìm trung bình cộng của dấu hiệu.