Mở bài phân tích giá trị hiện thực, nhân đạo Cách viết mở bài văn học hay

TOP 3 Mở bài phân tích giá trị hiện thực/nhân đạo hay và sáng tạo dưới đây chắc chắn sẽ góp phần giúp các bạn đạt điểm cao với bài văn của mình.

Mở bài phân tích giá trị hiện thực/nhân đạo hay cho một bài viết không hề dễ dàng, hay ở đây không chỉ là nội dung thể hiện đủ đúng ý mà mở bài hay còn được thể hiện qua việc sử dụng ngôn từ viết hay. Các bạn ghi nhớ 3 mở bài này để khỏi bối rối mỗi khi bắt đầu viết mở bài nhé. Ngoài ra các bạn xem thêm cách viết mở bài nghị luận xã hội.

Mở bài phân tích giá trị hiện thực/nhân đạo hay

Mở bài mẫu 1

“Cuộc sống còn tuyệt vời biết bao trong thực tế và trên trang sách. Nhưng cuộc sống cũng bi thảm biết bao. Cái đẹp còn trộn lẫn niềm sầu buồn. Cái nên thơ còn lóng lánh giọt nước mắt ở đời.” (Trích trong Nhật ký của Nguyễn Văn Thạc). Có lẽ ta không thể cảm nhận trọn vẹn “niềm sầu buồn” hay “giọt nước mắt” đó nếu nhà văn A không dùng ngòi bút của mình để in dấu tất cả qua tác phẩm B với những giá trị hiện thực/ nhân đạo sâu sắc.

Mở bài mẫu 2

Nhà văn Sedrin đã từng nhận định: “Văn học nằm ngoài quy luật của sự băng hoại, chỉ mình nó không thừa nhận cái chết.” Vậy điều gì đã làm nên sự bất tử của những tác phẩm văn chương chân chính? Phải chăng chính là ở tấm lòng và tư tưởng của người cầm bút luôn hướng tới việc phản ánh chân thực và sâu sắc cuộc đời, con người. Tác phẩm A của nhà văn B là một minh chứng hùng hồn cho sức mạnh của giá trị hiện thực/ nhân đạo trong văn học.

Mở bài mẫu 3

Có một nhà văn đã nói rằng: “Không có câu chuyện cổ tích nào đẹp bằng chính cuộc sống viết ra”. Hiện thực cuộc sống được xem như là cái nền cho những cảm hứng nghệ thuật chắp cánh và đâm chồi. Chính vì vậy mà bức tranh hiện thực cuộc sống và con người trong tác phẩm A của nhà văn/nhà thơ B gây ấn tượng đặc biệt sâu đậm trong lòng người đọc…

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 01
  • Lượt xem: 1.180
  • Dung lượng: 90 KB
Sắp xếp theo