Lịch sử 11 Bài 3: Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết ra đời và sự phát triển của chủ nghĩa xã hội sau chiến tranh thế giới thứ hai Soạn Sử 11 Chân trời sáng tạo trang 20, 21, 22, 23, 24, 25

Soạn Lịch sử 11 bài 3: Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết ra đời và sự phát triển của chủ nghĩa xã hội sau chiến tranh thế giới thứ hai sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 11 xem gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi trang 20 →25 thuộc chương 2: Chủ nghĩa xã hội từ năm 1917 đến nay.

Giải Lịch sử 11 bài 3 Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 11 hiểu rõ kiến thức về quá trình hình thành Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết. Đồng thời đây cũng là tư liệu hữu ích giúp giáo viên soạn giáo án cho riêng mình.

Trả lời câu hỏi Kiến thức mới Sử 11 Bài 3

1. Sự hình thành Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết

a) Quá trình hình thành Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết

Câu hỏi: Trình bày quá trình hình thành Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết.

Gợi ý đáp án

- Ngày 25/10/1917 (theo lịch Nga), cuộc tấn công Cung điện Mùa Đông diễn ra, Chính phủ lâm thời tư sản sụp đổ, chính quyền Xô viết được thành lập do V.I. Lênin đứng đầu. Cách mạng tháng Mười Nga giành được thắng lợi.

- Ngay khi thắng lợi, chính quyền Xô viết ban hành Sắc lệnh Hòa bình và Sắc lệnh Ruộng đất nhằm thủ tiêu những tàn tích của chế độ phong kiến, đem lại các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân.

- Từ năm 1919 đến cuối năm 1920, Nga đẩy lùi sự can thiệp của các nước đế quốc, bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ.

- Trên cơ sở những thành tựu đã đạt được trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, ngày 30/12/1922, Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (gọi tắt là Liên Xô) thành lập.

- Năm 1924, bản Hiến pháp đầu tiên của Liên Xô được thông qua, đánh dấu hoàn thành quá trình thành lập Nhà nước Liên bang Xô viết.

b) Ý nghĩa sự ra đời Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết

Câu hỏi: Phân tích ý nghĩa sự ra đời của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết.

Gợi ý đáp án

- Sự ra đời của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết có ý nghĩa vô cùng quan trọng:

+ Mở ra một con đường mới trong việc giải quyết vấn đề dân tộc, thủ tiêu sự bất bình đẳng giữa các dân tộc, củng cố và tăng cường sức mạnh của Nhà nước Xô viết.

+ Liên Xô trở thành chỗ dựa vững chắc cho phong trào cách mạng thế giới, cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân các nước thuộc địa; để lại nhiều bài học kinh nghiệm về mô hình xây dựng nhà nước sau khi giành được chính quyền.

2. Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội sau Chiến tranh thế giới thứ hai

a) Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu

Câu hỏi: Trình bày quá trình phát triển của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Gợi ý đáp án

- Từ năm 1945 đến năm 1949, các nước Đông Âu tiến hành cải cách ruộng đất, xóa bỏ chế độ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ, quốc hữu hoá các xí nghiệp của tư bản, ban hành các quyền tự do dân chủ,....

- Từ năm 1950 đến nửa đầu thập niên 1970, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu nhận được sự giúp đỡ của Liên Xô đã đạt nhiều tiến bộ: công nghiệp hoá, điện khí hoá, phát triển nông nghiệp,...

- Nửa sau thập niên 1970 và trong thập niên 1980, các nước Đông Âu lâm vào suy thoái, khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng.

b) Sự mở rộng chủ nghĩa xã hội ở châu Á và khu vực Mỹ La- tinh

Câu hỏi: Nêu quá trình mở rộng của chủ nghĩa xã hội ở châu Á và khu vực Mỹ La- tinh.

Giải Luyện tập Lịch sử 11 Bài 3 CTST

Câu 1

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã hội đã phát triển như thế nào?

Gợi ý đáp án 

- Từ năm 1945 đến năm 1949, các nước Đông Âu tiến hành cải cách ruộng đất, xóa bỏ chiếm hữu ruộng đất, quốc hữu hóa các xí nghiệp tư bản, ban hành các quyền tự do dân chủ,…

- Từ năm 1950 đến nửa đầu thập niên 1970, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu nhận được sự giúp đỡ của Liên Xô đạt được nhiều tiến bộ: công nghiệp hóa, điện khí hóa,…

- Nửa sau thập niên 1970 và trong thập niên 80, các nước Đông Âu lâm vào suy thoái, khủng hoảng kinh tế-xã hội trầm trọng.

- Sự mở rộng của chủ nghĩa xã hội ở châu Á: Trung Quốc Việt Nam và Mỹ Latinh (Cuba).

Câu 2

Chỉ ra những hạn chế trong mô hình chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô.

Gợi ý đáp án

Mô hình Liên Xô là một loại mô hình (đặc thù được sản sinh ra trong một hoàn cảnh đặc biệt, nó đã từng có tác dụng củng cố và phát triển chế độ xã hội chủ nghĩa, có tác dụng thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất của xã hội, đã xác lập được nền công nghiệp nặng, đặc biệt là sự phát triển công nghiệp quốc phòng. Liên Xô trong vòng bao vây của chủ nghĩa đế quốc dã xác lập được cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội, đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân được nâng cao.

Hình thức này đã đảm bảo cho Liên Xô có được những cơ sở vật chất và con người để chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Thế nhưng cùng với sự phát triển của kinh tế – xã hội thì những hạn chế của mô hình này cũng dần dần bộc lộ ra mà chủ yếu là: quá tập trung, quản lý quá chặt theo kiểu hành chính, phủ nhận tác dụng của cơ chế thị trường, không phát huy được tính tích cực của xí nghiệp và người lao động.

Giải Vận dụng Lịch sử 11 Bài 3 CTST

Câu hỏi: Chọn một nước xã hội chủ nghĩa, tìm hiểu thông tin và trình bày về sự phát triển của quốc gia nay.

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 15
  • Lượt xem: 1.283
  • Dung lượng: 125,4 KB
Sắp xếp theo