Khối D nên học ngành gì? Học khối D nên thi trường nào?

Khối D nên học ngành gì? Học khối D nên thi trường nào? Học lực khá nên chọn ngành nào khối D dễ xin việc? Đây là vấn đề mà rất nhiều phụ huynh và các em học sinh quan tâm. Vì thế hãy cùng Download.vn theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Khối D gồm rất nhiều tổ hợp môn rất đa dạng vì thế giúp cho các sĩ tử có thêm nhiều sự lựa chọn ngành học, trường học phù hợp. Hy vọng qua bài viết này sẽ phần nào giúp bạn hiểu hơn cơ hội nghề nghiệp và chọn trường đại học phù hợp. Ngoài ra các bạn xem thêm nếu thi được 24 điểm khối D nên học trường nào, ngành nào tốt?

I. Các ngành khối D dễ xin việc

Khối D là là khối kết hợp giữa tự nhiên và xã hội nên việc lựa chọn ngành nghề tốt cho tương lại cũng phong phú và đa dạng hơn, không bị bó hẹp trong 1 lĩnh vực nào đó. Một vài ngành khối D phổ biến, lương cao, nhiều triển vọng phát triển bao gồm:

1. Nhóm ngành Ngoại ngữ

Nhắc đến khối D chắc hẳn nhiều bạn sẽ nghĩ ngay tới khối ngành Ngoại ngữ. Phổ biến với các chuyên ngành Ngôn ngữ Anh, Đức, Nga, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Tây Ban Nha,..., các nhóm ngành Ngoại ngữ sẽ mang đến rất nhiều cơ hội phát triển cho các thí sinh theo học trong tương lai. Một vài gợi ý nghề nghiệp Hot, lương cao cho nhóm ngành ngoại ngữ bao gồm: Giáo viên, phiên dịch, biên dịch viên,...

Điểm thi khối D trung bình cho nhóm ngành ngoại ngữ tại các trường đại học top 1 (Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Hà Nội, đại học ngoại ngữ - Tin học TPHCM,...) năm 2020 dao động từ 27.85 điểm đến 36.08 điểm.

2. Công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin đang ngày càng phổ biến và đóng vai trò quan trọng trong xã hội. Các trường đại học đào tạo chuyên ngành công nghệ thông tin không chỉ tuyển khối A, A1 mà còn tuyển rất nhiều người học khối D theo học chuyên ngành này.

Công nghệ thông tin liên quan rất nhiều tới các logic toán học cũng như ngoại ngữ.. Bởi lẽ, hầu như những chương trình của máy tính đều được lập trình bằng tiếng Anh, không chỉ có tiếng Anh cơ bản quan trọng mà tiếng Anh chuyên ngành cũng đóng vai trò quan trọng không kém. Công nghệ thông tin là một trong những chứng chỉ và là điều kiện tiên quyết để ra trường cũng như điều kiện ưu tiên tuyển dụng của rất nhiều nhà tuyển dụng.

Cơ hội việc làm của ngành nghề công nghệ thông tin này cũng rất rộng mở, bạn có thể trở thành một nhân viên IT, lập trình viên… Đây chúng ta đều biết công nghệ thông tin là một ngành nghề không hề dễ, yêu cầu khá cao. Do đó sau khi ra trường các bạn sẽ được hưởng một khoản lương thưởng cho một nhân viên IT, một Lập trình viên là khá lớn, là con số đáng mơ ước với nhiều người.

3. Nhóm ngành Kinh tế - Tài chính - Quản trị kinh doanh

Với các nhóm ngành kinh tế, các em học sinh khối D có thể lựa chọn một trong các chuyên ngành như Tài chính - Ngân hàng, Quản trị kinh doanh, Kinh doanh quốc tế, Kế toán - Kiểm toán, Marketing hay Xuất nhập khẩu,... Nhìn chung, đầu ra công việc của các ngành học này khá đa dạng, có thu nhập cao và nhiều triển vọng. Thậm chí, xét đến khả năng làm trái ngành thì nhóm Kinh tế - Tài chính - Quản trị kinh doanh vẫn luôn được đánh giá là dễ dàng hơn, có nhiều kiến thức cũng như kỹ năng chuyển đổi dùng cho rất nhiều vai trò, lĩnh vực.

Nếu điểm thi đại học dự kiến nằm trong khoảng từ 21- 27 điểm, các em có thể đăng ký dự thi khối D chuyên ngành Kinh tế - Quản trị kinh Doanh của các trường top 1 về kinh tế như Đại học Ngoại Thương, Đại học Kinh tế TPHCM, Đại học kinh tế Quốc dân,... Trong trường hợp điểm thi dưới 20 điểm, với khối D, các em có thể lựa chọn một trong các trường như Đại học Thương Mại, Đại học kinh doanh công nghệ, Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh,...

5. Nhóm ngành Công an, quân đội

Nếu có học lực giỏi, đủ tiêu chuẩn ngoại hình, sức khỏe, các em có thể thí sinh theo học khối D có thể đăng ký vào các ngành Nghiệp vụ An ninh, Nghiệp vụ Cảnh sát, Ngôn ngữ học,...của các trường Học viện An ninh, Học viện kỹ thuật quân sự,... Vì đây là các ngành học có tính chất đặc thù nên sau khi học xong các em sẽ được điều chuyển công tác về đơn vị công tác phù hợp, không phải lo nghĩ nhiều đến áp lực tìm kiếm việc làm như các nhóm ngành khác.

Thông thường, các ngành khối D thuộc lĩnh vực an ninh, quân sự lấy điểm chuẩn đầu vào khá cao. Điểm chuẩn trung bình năm 2020 thấp nhất là 18 điểm và cao nhất là 28.13 điểm.

6. Ngành Luật Kinh tế

Hiện nay, trong sự phát triển kinh tế ngày càng cao thì vai trò của luật kinh tế ngày càng được khẳng định chỗ đứng vững chắc. Do đó ngành này cũng đòi hỏi nguồn nhân lực rất cao.

Với sinh viên đăng ký ngành Luật kinh tế sẽ được làm việc tại các văn phòng luật, các công ty luật tư nhân, tòa án Việt Nam hay công ty tự phát triển. Do nhu cầu về nhân lực lớn vì vậy mức thu nhập cho sinh viên chọn ngành này cũng ở mức ổn định. Các bạn cũng có thể cân nhắc lựa chọn ngành nghề này.

7. Ngành Truyền thông - Marketing

Marketing - Truyền thông là hình thức không thể thiếu trong kinh doanh, gồm các hoạt động hướng tới khách hàng nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của họ thông qua quá trình tiếp thị. Khi sinh viên theo học ngành marketing, các bạn sẽ có khả năng nắm bắt tâm lý của khách hàng, quảng bá thương hiệu và phát triển sản phẩm một cách hiệu quả.

Cơ hội việc làm cho ngành Marketing là rất rộng mở, bạn có thể xin việc việc tại các doanh nghiệp các doanh nghiệp sản xuất, các cơ quan, tổ chức phi lợi nhuận,...

Sau khi tốt nghiệp và ra trường, sinh viên có đủ năng lực làm việc tại các vị trí trong ngành Marketing từ chuyên viên cho đến quản lý như: Chuyên viên tại công ty hoạt động lĩnh vực Marketing, chuyên viên nghiên cứu thị trường, quan hệ công chúng,... Mức lương thu nhập đối với sinh viên thường là từ 5 - 7 triệu đồng/tháng, với những bạn có kinh nghiệm, lương có thể lên 7 - 8 triệu đồng/tháng.

8. Ngành Quan hệ quốc tế

Quan hệ quốc tế là ngành nghiên cứu về ngoại giao và các vấn đề toàn cầu giữa các nước thông qua hệ thống quốc tế. Ngành học này cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về những lý thuyết trong quan hệ quốc tế, luật quốc tế, nắm rõ chính sách đối ngoại của Việt Nam và các nước lớn trên thế giới, kiến thức cơ bản về tổ chức và hoạt động của các tổ chức quốc tế.

Ngành Quan hệ quốc tế có cơ hội việc làm rộng mở và phát triển cho sinh viên với việc làm đa dạng bởi nguồn nhân lực của ngành đang thiếu hụt. Sinh viên học ngành Quan hệ quốc tế khi ra trường có đủ năng lực chuyên môn có thể dễ dàng xin việc tại các vị trí như: Chuyên viên đối ngoại, công tác truyền thông đối ngoại, chuyên viên đối ngoại, công việc biên dịch,...

Với sinh viên mới ra trường và ít kinh nghiệm làm việc thì sẽ có mức lương trung bình từ 7 - 10 triệu đồng/tháng.

II. Học khối D nên thi trường nào?

Nếu bạn đang chưa rõ học khối D thi trường nào, thi khối d vào trường nào, thi khối D gồm những trường nào thì hãy cân nhắc lựa chọn một trong số các ngôi trường sau:

1. Đại học Ngoại thương

Ngoại thương là ước mơ của hàng trăm nghìn sĩ tử mỗi năm. Đây là trường đại học công lập thuộc top 1 Việt Nam chuyên đào tạo về kinh tế, thương mại quốc tế từ hệ đào tạo chính quy tới chất lượng cao, thạc sĩ, tiến sĩ.

Hơn nữa trường còn có rất nhiều nhóm ngành phù hợp với người học khối D như: Kinh tế đối ngoại, Quản trị kinh doanh, Tiếng Anh thương mại, Tài chính – Ngân hàng, Tiếng Trung thương mại, Tiếng Nhật thương mại,…

2. Đại học Ngoại ngữ – ĐHQG Hà Nội

Học khối D nên thi trường nào ở Hà Nội tốt thì Đại học Ngoại ngữ – ĐHQG Hà Nội là một gợi ý không tồi. Có thể nói đây là cái nôi đào tạo các cán bộ, giáo viên chuyên ngành ngôn ngữ uy tín nhất nước ta hiện nay.

3. Đại học Kinh tế Quốc dân

Kinh tế Quốc dân còn được biết đến với cái tên NEU là là trường thuộc đầu cả nước trong việc đào tạo các khối ngành kinh tế và quản lý tại khu vực miền Bắc. Bên cạnh đó, trường còn đóng vai trò trung tâm nghiên cứu kinh tế chuyên sâu và tư vấn chính sách vĩ mô cho Nhà nước Việt Nam.

4. Học viện Ngoại giao

Học viện Ngoại giao vốn được mệnh danh là trường đào tạo chuyên ngành ngoại giao duy nhất tại Việt Nam. Hơn thế, trường còn có vị trí tương đương với cấp tổng Cục trực thuộc Bộ Ngoại giao, do Thủ tướng Chính phủ trực tiếp quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức.

Hiện nay, trường là thành viên nòng cốt của Hội đồng nghiên cứu khoa học của Bộ Ngoại giao giữ nhiệm vụ trực tiếp quản lý công tác nghiên cứu khoa học của Bộ Ngoại giao.

5. Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM

Với lịch sử hơn 60 năm hình thành và phát triển, trường là đơn vị tiên phong trong việc mở các nhóm ngành về mới tại miền Nam như: Việt Nam học, Đông phương học, Nhân học, Quan hệ quốc tế, Đô thị học, Hàn Quốc Học, Nhật Bản học, Ngữ văn Tây Ban Nha,…

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện trường đang dẫn đầu cả nước về việc thu hút sinh viên đến từ 75 quốc gia và vùng lãnh thổ đến học tập hàng năm.

6. Đại học UEH

Trước đây UEH được biết đến với cái tên đại học Kinh tế TP. HCM. Từ tháng 10/2021, trường sáp nhập thêm một số thành viên và đổi thành UEH. Trường tự hào lọt top 1.000 trường đại học chuyên ngành kinh tế đứng đầu thế giới và top 15 công bố quốc tế tại Việt Nam.

Trường đào tạo đa ngành, với nhiều bậc và hệ đào tạo khác nhau. Điểm cộng là nhà trường xét tuyển khối D ở tất cả các ngành học.

7. Đại học Luật TP.HCM

Nếu bạn đam mê khối ngành liên quan tới luật pháp thì đại học Luật TP.HCM là một lựa chọn tuyệt vời. Bởi nơi đây là trung tâm đào tạo cán bộ tư pháp, cán bộ tòa án cho các tỉnh khu vực phía Nam.

Mặt khác, trường còn có các chương trình liên kết nước ngoài giúp bạn có cơ hội phát triển bản thân. Ngoài ra bạn có thể lựa chọn ngành quản trị kinh doanh hoặc ngôn ngữ Anh với chương trình đào tạo liên thông từ ngành quản trị kinh doanh và ngành ngôn ngữ Anh sang ngành luật.

  • 242 lượt xem
👨 Trịnh Thị Thanh Cập nhật: 06/07/2023
Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm