Văn mẫu lớp 10: Tổng hợp kết bài tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (28 mẫu) Kết bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ

Kết bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên gồm 28 mẫu kết bài hay, ấn tượng nhất, giúp các bạn lớp 10 có thêm nhiều tư liệu tham khảo, rèn luyện thêm cho mình kỹ năng viết đoạn kết bài. Kết bài là một trong những phần quan trọng không thể thiếu để hoàn thành một bài văn chỉnh chu.

Kết bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên ngắn gọn, súc tích, thâu tóm được các vấn đề triển khai trong phần thân bài không chỉ tạo tiền đề cho người viết triển khai mạch văn một cách dễ dàng mà còn tạo được ấn tượng tốt đẹp đối với người chấm. Kết bài hay về Chuyện chức phán sự đền Tản Viên xoay quanh các chủ đề như: phân tích Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, phân tích nhân vật Ngô Tử Văn, cảm nhận nhân vật Ngô Tử Văn. Bên cạnh đó các bạn tham khảo thêm mở bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên để đạt được kết quả cao trong bài thi học kì 2 môn Ngữ văn 11 sắp tới.

Kết bài cảm nhận nhân vật Ngô Tử Văn

Kết bài mẫu 1

Ngô Tử Văn là một đấng nam nhi với khí phách vô cùng hiên ngang, lẫn liệt. Cái lý tưởng cao đẹp của chàng là có thể giúp ích được cho đất nước, cho nhân dân. Và điều tuyệt vời hơn khi nói và miêu tả về nhân vật này, đó là chàng đã lý tưởng hóa được ước mong của mình, gắn kết lời nói và hành động. Truyện có nhiều yếu tố hoang đường, hư cấu nhưng lại rất thật, rất gần gũi với đời sống thực tại chốn nhân gian, đó cũng chính là ẩn ý mà Nguyễn Dữ muốn gửi gắm, ông đang miêu tả một cách rất chân thực xã hội Việt Nam đương thời.

Kết bài mẫu 2

Rõ ràng ta thấy Ngô Tử Văn mang tất cả phẩm chất của bậc anh hùng bộc trực, khảng khái, dám nghĩ, dám làm, hành động kiên cường, dứt khoát và sẵn sàng đấu tranh, đứng ra bảo vệ lẽ phải. Đây chính là nhân vật đại diện cho tầng lớp trí thức Việt Nam bấy giờ. Qua cuộc đấu tranh của nhân vật tác phẩm không chỉ khẳng định cốt cách của kẻ sĩ mà còn bộc lộ những góc khuất trong hiện thực đời sống khi cán cân công lí bị bẻ cong bởi những người vốn đại diện cho lẽ phải.

Kết bài mẫu 3

Màn kịch khép lại với thắng lợi thuộc về Ngô Tử Văn. Kết thúc có hậu này chứng tỏ Nguyễn Dữ cũng đã tìm về nguồn cội "truyền thống nhân đạo và yêu nước" của dân tộc Việt Nam: "chính nghĩa thắng gian tà, tinh thần dân tộc thắng ngoại xâm" mà chính nghĩa đó được thể hiện qua hình ảnh nhân vật chính Ngô Tử Văn của chúng ta, một con người với một chính nghĩa toàn diện.

Kết bài mẫu 4

"Chuyện chức phán sự đền Tản Viên" của Nguyễn Dữ thể hiện bút pháp tả thực kết hợp với những chi tiết hoang tưởng kỳ ảo làm hấp dẫn người đọc. Truyện có nhiều kịch tính chi tiết hấp dẫn người đọc. Nguyễn Dữ đã xây dựng nhân vật Ngô Tử Văn vô cùng độc đáo, thể hiện cho cuộc chiến giữa cái thiện và ác trong đó cái thiện nhất định thắng cái ác.

Kết bài phân tích Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

Kết bài mẫu 1

"Cứng quá thì gãy". Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được, còn gãy hay không là việc của Trời. Sao lại đoán trước là sẽ gãy mà đổi cứng ra mềm? Ngô Tử Văn là một chàng áo vải mà dám đốt đền tà, chống lại yêu ma, làm một việc hơn cả thần và người. Bởi thế được nổi tiếng và được giữ chức vị ở Minh ty, thật là xứng đáng. Vậy kẻ sĩ không nên kiêng sợ sự cứng cỏi."

Kết bài mẫu 2

Giá trị của Truyền kì mạn lục là ở nội dung hiện thực sâu sắc và cảm hứng ca ngợi những giá trị đạo đức truyền thống. Những con người có bản tính tốt đẹp như Vũ Thị Thiết, như Ngô Tử Văn đều được trở về sống ở thế giới thần thánh, họ đã được thưởng xứng đáng cho phẩm cách tốt đẹp của mình. Tập truyện đã thể hiện một niềm tin mãnh liệt của nhân dân lao động xưa, niềm tin vào chân lí bất diệt của sự sống "ở hiền gặp lành".

Kết bài mẫu 3

Câu chuyện đề cao nhân vật Ngô Tử Văn – đại diện cho tầng lớp trí thức nước Việt giàu tinh thần dân tộc, chuộng chính nghĩa, dũng cảm, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác trừ hại cho dân. Truyện còn thể hiện niềm tin công lý, chính nghĩa nhất định sẽ thắng gian tà.

Kết bài mẫu 4

Qua cuộc đấu tranh chống lại cái ác, bảo vệ chính nghĩa, trừ hại cho dân, hình tượng nhân vật Ngô Tử Văn đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong người đọc. Đó là một con người khẳng khái, chính trực, bản lĩnh vững vàng để bảo vệ công lý, chống lại cái xấu cái ác. Qua đây, tác giả cũng thể hiện niềm tin về sự chính nghĩa nhất định sẽ thắng gian tà, thể hiện tinh thần tự tôn dân tộc, bộc lộ quyết tâm đấu tranh với cái xấu, cái ác đến cùng. Truyện cũng ngầm phản ánh xã hội thực tại với đầy rẫy những bất công, những quan tham thì nhận của đút, cái ác thì hoàn thành, công lý thì bị che mắt. Tất cả những ý nghĩa nhân đạo, nhân văn này đã góp phần làm nên đặc sắc cũng như thành công cho tác phẩm.

Kết bài mẫu 5

Qua cuộc đấu tranh không khoan nhượng, chống lại cái ác, Ngô Tử Văn đã nổi bật lên là người chính trực, khảng khái, dũng cảm bảo vệ công lí đến cùng, là một kẻ sĩ cứng cỏi của nước Việt. Từ đó, tác giả Nguyễn Dữ đã khẳng định niềm tin chính nghĩa nhất định thắng gian tà, thể hiện tinh thần tự tôn dân tộc, bộc lộ quyết tâm đấu tranh triệt để với cái xấu cái ác. Truyện thông qua cuộc đấu tranh của Ngô Tử Văn còn ngầm phản ánh thế giới thực của con người với đầy rẫy sự việc xấu xa như nạn ăn của đút,tham quan dung túng che dấu cho cái ác hoành hành, công lí bị che mắt.

Kết bài mẫu 6

Qua câu chuyện Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, Nguyễn Dữ muốn ca ngợi tinh thần khẳng khái, cương trực, biết đứng lên bảo vệ lẽ phải Ngô Tử Văn. Chàng mặc dù chỉ là một kẻ học trò nghèo, một người bình thường trong xã hội bấy giờ nhưng lại dám đứng lên chống lại cái ác và chiến thắng. Qua đó, Nguyễn Dữ muốn khẳng định lại lần nữa niềm tin của ông vào công lý trong xã hội, và niềm tin ấy sẽ còn giá trị đến tận mai sau.

Xem thêm: Phân tích Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

Kết bài mẫu 7

Câu truyện được tác giả xây dựng trên cốt truyện giàu kịch tính kết cấu chặt chẽ, các tình huống truyện hợp lý nối tiếp nhau. Lời kể hấp dẫn, các tình tiết nói tiếp nhau cuốn hút người đọc. Các yếu tố kì ảo được sử dụng nhiều, nhưng vẫn mang nét hiện thực đan xen cách kể chuyện và miêu tả sinh động, hấp dẫn. Tất cả đã giúp tác phẩm đề cao được những người trung thực, ngay thẳng, giàu lòng nhân ái đồng thời khẳng định niềm tin vào công lý, chính nghĩa của nhân dân ta. Qua câu chuyện mà Nguyễn Dữ xây dựng, trải nghiệm những việc làm chính nghĩa của Ngô Tử Văn ta học thêm được nhiều bài học trong cuộc sống. Tác phẩm là cái nhìn mang chiều sâu, khẳng định những triết lý thực tế của cuộc đời không thể thay đổi.

Kết bài mẫu 8

Truyền kỳ mạn lục là tập truyện có nhiều thành tựu nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật dựng truyện, dựng nhân vật. Nó vượt xa những truyện ký lịch sử vốn ít chú trọng đến tính cách và cuộc sống riêng của nhân vật, và cũng vượt xa truyện cổ dân gian thường ít đi sâu vào nội tâm nhân vật. Tác phẩm kết hợp một cách nhuần nhuyễn, tài tình những phương thức tự sự, trữ tình và cả kịch, giữa ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ tác giả, giữa văn xuôi, văn biền ngẫu và thơ ca. Lời văn cô đọng, súc tích, chặt chẽ, hài hòa và sinh động. Truyền kỳ mạn lục là mẫu mực của thể truyền kỳ, là "thiên cổ kỳ bút", là "áng văn hay của bậc đại gia", tiêu biểu cho những thành tựu của văn học hình tượng viết bằng chữ Hán dưới ảnh hưởng của sáng tác dân gian. Điều đó đã được thể hiện rõ rệt thông qua “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”

Kết bài mẫu 9

“Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” với cốt truyện đầy kịch tính, các yếu tố kỳ ảo xen kẽ tạo nên một sự hấp dẫn riêng với người đọc. Truyện không chỉ củng cố niềm tin của nhân dân vào công lý, chính nghĩa luôn thắng gian tà mà còn khuyên răn con người ta đứng trước cái xấu cái ác phải “cứng cỏi” đấu tranh đến cùng, không nên run sợ, trốn tránh, thờ ơ mà phải quyết tâm diệt trừ tận gốc gian tà.

Kết bài mẫu 10

“Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” là tiếng nói tố cáo hồn ma tên tướng giặc bại trận: tham lam, quỷ quyệt, hung ác: Khi sống, là tướng giặc cướp nước, khi chết, hồn ma vất vưởng ở nước Nam vẫn không từ bỏ giã tâm xâm lược, đã chiếm đền miếu, giả danh lương thần nước Việt. Khi Tử Văn châm lửa đốt đền đã tìm đến, dùng nguyên lí đạo nho để kết tội, dùng oai linh thánh thần để hăm dọa. Tác phẩm sử dụng yếu tố thần kì tăng cường sức hấp dẫn cho tác phẩm. Cốt truyện giàu kịch tính được sắp xếp hợp lí. Nghệ thuật kể chuyện đạt đến một trình độ mới. Qua đó khẳng định tài năng nghệ thuật của Nguyễn Dữ.

Kết bài mẫu 11

"Chuyện chức phán sự đền Tản Viên" của Nguyễn Dữ đã ngợi ca sự cương trực, khảng khái và bản lĩnh chống lại cái ác, bảo vệ lẽ phải của Ngô Tử Văn. Chàng là đại diện tiêu biểu cho tầng lớp trí thức của nước ta lúc bấy giờ dũng cảm đấu tranh với cái ác. Bên cạnh đó, truyện cũng thể hiện niềm tin tưởng của tác giả Nguyễn Dữ vào công lí và chính nghĩa trong xã hội. Đó là lí do mà "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên" vẫn còn vẹn nguyên giá trị đến ngày hôm nay.

Kết bài phân tích nhân vật Ngô Tử Văn hay nhất

Kết bài phân tích Ngô Tử Văn - Mẫu 1

Ngô Tử Văn là một nhân vật đại diện cho chính nghĩa, là kết tinh vẻ đẹp của kẻ sĩ cương trực, yêu nước, thương dân. Ta hiểu vì sao "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên" nói riêng và "Truyền kì mạn lục" nói chung được xem là "thiên cổ kì bút" của cả dân tộc.

Kết bài phân tích Ngô Tử Văn - Mẫu 2

Đọc xong tác phẩm mà đã để lại trong lòng người đọc bài học sâu sắc trong cuộc sống phải tin vào lẽ phải vào chính nghĩa và có tinh thần đứng lên đấu tranh. Hãy tạo ra một xã hội tốt đẹp hơn, đáng sống hơn.

Kết bài phân tích Ngô Tử Văn - Mẫu 3

Truyện gây ấn tượng bằng một loạt những chi tiết kì ảo, cốt truyện giàu kịch tính, cách xây dựng nhân vật sắc nét, ngôn ngữ kể chuyện trau chuốt, súc tích. Truyện ca ngợi nhân vật Ngô Tử Văn, một trí thức nước Việt khảng khái, nhân cách cứng cỏi, cao đẹp, qua đó bộc lộ niềm tin vào công lí, vào việc chính thắng tà.

Kết bài phân tích Ngô Tử Văn - Mẫu 4

Tóm lại, câu chuyện đề cao nhân vật Ngô Tử Văn – đại diện cho tầng lớp trí thức nước Việt: khảng khái, nhân cách cứng cỏi, cao đẹp, giàu tinh thần dân tộc, chuộng chính nghĩa, dũng cảm, cương trực, dám đấu tranh chống lai cái ác trừ hạ cho dân qua đó bộc lộ niềm tin vào công lí, vào việc chính thắng tà gian. Truyện thông qua cuộc đấu tranh của Ngô Tử Văn còn ngầm phản ánh thế giới thực của con người với đầy rẫy sự việc xấu xa như nạn ăn của đút, tham quan dung túng che dấu cho cái ác hoành hành, công lí bị che mắt. Truyện gây ấn tượng bằng một loạt những chi tiết kì ảo, cốt truyện giàu kịch tính, cách xây dựng nhân vật sắc nét, ngôn ngữ kể chuyện trau chuốt, súc tích.

Kết bài phân tích Ngô Tử Văn - Mẫu 5

Cuộc chiến đấu không khoan nhượng của Ngô Tử Văn là một tấm gương phản chiếu nhân cách cao đẹp, bản lĩnh cứng cỏi, thái độ kiên quyết chống lại những thế lực đen tối của một kẻ sĩ. Lời bình kết thúc câu chuyện “Vậy kẻ sĩ, không nên kiêng sợ sự cứng cỏi” cùng với hình tượng Ngô Tử Văn như một lời kêu gọi, một lời động viên, cổ vũ thôi thúc người trí thức hành động quyết liệt để công bằng, chính nghĩa sẽ tồn tại vĩnh hằng, vĩnh cửu ở mọi thời đại.

Kết bài phân tích Ngô Tử Văn - Mẫu 6

Qua nhân vật Ngô Tử Văn nói riêng và tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên nói chung, Nguyễn Dữ đã đề cao vẻ đẹp kẻ sĩ cương trực, sẵn sàng đứng lên tiêu diệt cái xấu, cái ác. Đồng thời cũng thể hiện triết lí ở hiền gặp lành của dân tộc ta. Tác phẩm còn thể hiện tài năng nghệ thuật xây dựng truyện đặc sắc của Nguyễn Dữ.

Kết bài phân tích Ngô Tử Văn - Mẫu 7

Tóm lại, Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ là một truyện hấp dẫn và giàu ý nghĩa. Nguyễn Dữ xứng đáng là người học trò xuất sắc của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm và tác phẩm của ông (Truyền kì mạn lục) xứng đáng là “Thiên cổ kì bút”.

Xem thêm: Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn

Kết bài thuyết minh Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

Kết bài mẫu 1

Với những giá trị đó, Chuyện chức phán sự đền Tản Viên đá trở thành một tác phẩm nổi bật trong thời kỳ văn học trung đại Việt Nam, góp phần làm nên tên tuổi Nguyễn Dữ. Để rồi rất nhiều năm sau, tác phẩm ấy vẫn còn nguyên giá trị.

Kết bài mẫu 2

Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là một trong những truyền hay và có ý nghĩa sâu sắc, phản ánh những mặt trái của xã hội đương thời, ca ngợi vẻ đẹp phẩm chất trí tuệ của con người, đồng thời thể hiện ước mơ về một xã hội công bằng, công lý được thực thi của nhân dân ta. Chuyện chức phán sự đền Tản Viên cũng như Truyền kỳ mạn lục xứng đáng có được vị trí là một mẫu mực của thể loại truyền kỳ, cũng như danh xưng "áng thiên cổ kỳ bút" mà người đời ca tụng.

Kết bài mẫu 3

Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là bài ca chiến đấu và chiến thắng hào hùng của kẻ sĩ cương trực giữa đời. Hơn thế nữa, truyện còn đem đến cho ta bài học nhân sinh: phải biết dũng cảm đấu tranh với cái ác, cái xấu cho cuộc sống của chúng ta ngày một tốt đẹp hơn.

Kết bài mẫu 4

Tóm lại, “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” là một trong số những tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Dữ nói chung, văn học trung đại nói riêng bởi những yếu tố đặc sắc vả về nội dung và nghệ thuật. Dẫu trải qua nhiều thế kỉ nhưng tác phẩm vẫn còn mãi giá trị, không bị phai mờ bởi lớp phủ của thời gian.

Kết bài mẫu 5

Truyện gây ấn tượng bằng một loạt những chi tiết kì ảo, cốt truyện giàu kịch tính, cách xây dựng nhân vật sắc nét, ngôn ngữ kể chuyện trau chuốt, súc tích. Truyện ca ngợi nhân vật Ngô Tử Văn, một trí thức nước Việt khảng khái, nhân cách cứng cỏi, cao đẹp, qua đó bộc lộ niềm tin vào công lý, vào việc chính thắng tà.

Kết bài mẫu 6

Chiến thắng của Ngô Tử Văn không chỉ ngợi ca phẩm chất chính trực, trung kiên, dũng cảm của trí thức đất Việt mà còn thể hiện chân lý ngàn đời của dân tộc: cái thiện, cái chính nghĩa dù có bị vùi lấp đến đâu cũng luôn sáng soi, tiêu diệt và chiến thắng cái gian ác, xấu xa. Ngô Tử Văn chính là biểu tượng cho dân tộc Việt Nam, cho khí thế trời Nam, cho khát vọng ngàn đời dân tộc về hình tượng các vị quan-anh dũng đầy khảng khái, thanh liêm, chính trực.

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 12
  • Lượt xem: 28.519
  • Dung lượng: 169,7 KB
Sắp xếp theo