Hộp thuốc chống sốc phản vệ mới nhất Hộp chống sốc theo Thông tư 51

Hộp thuốc chống sốc phản vệ mới nhất hiện nay được thực hiện theo phụ lục V Thông tư 51/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành. 

Nhằm nâng cao năng lực về xử trí sốc phản vệ, giúp hạn chế tai biến, giảm tỷ lệ bệnh nhân tử vong do sốc phản vệ, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 51/2017/TT-BYT về hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ. Thông tư quy định rõ, Adrenalin là thuốc thiết yếu, quan trọng hàng đầu, sẵn có để sử dụng cấp cứu phản vệ. Vậy dưới đây là hộp thuốc cấp cứu phản vệ và trang thiết bị y tế, ban hành kèm Thông tư 51, mời các bạn cùng đón đọc nhé.

Hộp thuốc chống sốc phản vệ mới nhất

(Ban hành kèm theo Thông tư số 51/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

I. Thành phần hộp thuốc cấp cứu phản vệ:

STT Nội dung Đơn vị Số lượng
1Phác đồ, sơ đồ xử trí cấp cứu phản vệ (Phụ lục III, Phụ lục X)bản01
2Bơm kim tiêm vô khuẩn
- Loại 1 0 mlcái02
- Loại 5mlcái02
- Loại 1 mlcái02
- Kim tiêm 14-16Gcái02
3Bông tiệt trùng tẩm cồngói/hộp01
4Dây garocái02
5Adrenalin 1 mg/ 1 mlống05
6Methylprednisolon 40mglọ02
7Diphenhydramin 1 0 mgống05
8Nước cất 10mlống03

II. Trang thiết bị y tế và thuốc tối thiểu cấp cứu phản vệ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

1 . Oxy.

2. Bóng AMBU và mặt nạ người lớn và trẻ nhỏ.

3. Bơm xịt salbutamol.

4. Bộ đặt nội khí quản và/hoặc bộ mở khí quản và/hoặc mask thanh quản.

5. Nhũ dịch Lipid 20% lọ 100ml (02 lọ) đặt trong tủ thuốc cấp cứu tại nơi sử dụng thuốc gây tê, gây mê.

6. Các thuốc chống dị ứng đường uống.

7. Dịch truyền: natriclorid 0,9%./.

Hướng dẫn chuẩn đoán mức độ phản vệ

Phản vệ được phân thành 4 mức độ như sau:

(lưu ý mức độ phản vệ có thể nặng lên rất nhanh và không theo tuần tự)

1. Nhẹ (độ I) : Chỉ có các triệu chứng da, tổ chức dưới da và niêm mạc như mày đay, ngứa, phù mạch.

2. Nặng (độ II) : có từ 2 biểu hiện ở nhiều cơ quan:

a) Mày đay, phù mạch xuất hiện nhanh.

b) Khó thở nhanh nông, tức ngực, khàn tiếng, chảy nước mũi.

c) Đau bụng, nôn, ỉa chảy.

d) Huyết áp chưa tụt hoặc tăng, nhịp tim nhanh hoặc loạn nhịp.

3. Nguy kịch (độ III) : biểu hiện ở nhiều cơ quan với mức độ nặng hơn như sau:

a) Đường thở: tiếng rít thanh quản, phù thanh quản.

b) Thở: thở nhanh, khò khè, tím tái, rối loạn nhịp th ở .

c) Rối loạn ý thức: vật vã, hôn mê, co giật, rối loạn cơ tròn.

d) Tuần hoàn: sốc, mạch nhanh nhỏ, tụt huyết áp.

4. Ngừng tuần hoàn (độ IV) : Biểu hiện ngừng hô hấp, ngừng tuần hoàn./.

Chia sẻ bởi: 👨 Tiêu Nại
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 154
  • Lượt xem: 1.858
  • Phát hành:
  • Dung lượng: 110 KB
Liên kết tải về
Sắp xếp theo