Văn mẫu lớp 10: Hóa thân vào cá bống kể lại truyện Tấm Cám (Dàn ý + 4 mẫu) Những bài văn hay lớp 10

Hóa thân thành cá bống kể lại câu chuyện Tấm Cám gồm 4 bài văn mẫu được Download.vn tuyển chọn từ bài làm hay nhất của học sinh lớp 10 trên cả nước.

Hóa thân vào cá bống kể lại truyện Tấm Cám là dạng đề hay hóa thân vào nhân vật để kể lại câu chuyện. Thông qua tài liệu này giúp các bạn có thêm nhiều tư liệu tham khảo, trau dồi kiến thức để nhanh chóng biết cách hóa thân vào nhân vật. Bên cạnh đó các bạn tham khảo thêm bài Đóng vai Tấm kể lại truyện Tấm Cám. Vậy sau đây là 4 bài văn mẫu, mời các bạn cùng theo dõi và tải tài liệu tại đây.

Dàn ý hóa thân vào cá Bống kể lại câu chuyện

1. Mở bài

Giới thiệu về "tôi"- cá bống

2. Thân bài

- Kể lại câu chuyện theo từng sự kiện:

+ Tấm bị Cám lừa trút hết tôm cá

+ "tôi" bị mẹ con Cám hãm hại, giết thịt + Mẹ con Cám không cho Tấm đi hội, Tấm được Bụt giúp đỡ

+ Tấm thử vừa giày hội và được lên ngôi Hoàng hậu

+ Tấm bị giết hoá thành chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi

+ Tấm hoá thành quả thị, gặp được bà cụ tốt bụng

+ Tấm gặp lại nhà vua, hạnh phúc, còn mẹ con Cám bị trừng trị đích đáng

3. Kết bài

Suy nghĩ của tôi sau những gì đã chứng kiến.

Hóa thân thành cá bống kể lại truyện Tấm Cám - Mẫu 1

Tôi là một con cá bống nhỏ bé, nơi tôi sống là một con sông nhỏ chảy ngang qua làng. Tôi hạnh phúc với cuộc sống hiện tại của mình vì được bơi lội kiếm ăn cùng bạn bè. Nhưng nhiều khi cuộc sống có những chuyện bất trắc mà tôi không thể nào lường trước được. Cuộc đời tôi đã chứng kiến bao nhiêu chuyện bi, hài trên đời, nhưng có câu chuyện mà tôi ấn tượng nhất là câu chuyện về cuộc đời của nàng Tấm.

Hôm ấy, như thường lệ, tôi tung tăng đi kiếm mồi, về nhà vì mệt quá nên tôi ngủ quên khuấy đi mất. Không ngờ khi tỉnh dậy, mình đã nằm gọn trong chiếc giỏ của người xúc cá. Tôi cố bấu víu thành giỏ để thoát ra nhưng không được. Còn những chị cá, anh tôm khác nằm trong giỏ bảo tôi đừng cố làm gì nữa, nên chấp nhận số phận của mình thôi. Nhưng sau đó một hồi, tôi không biết vì sao mà mọi người nằm cùng tôi trong giỏ thoát ra được hết, chỉ còn một mình tôi bơ vơ trong sự tối tăm ấy. Tôi im lặng thở dài thì nghe tiếng khóc sướt mướt, tiếng khóc nghe sao bi thương và não nề đến thế, nếu tôi ở ngoài, chắc hẳn tôi sẽ đến an ủi và vỗ về người con gái ấy. Vừa thương, vừa buồn thì tôi bỗng thấy một vầng hào quang sáng hiện lên, có một cụ già râu tóc bạc phơ, mặt rất hiền từ và phúc hậu, trên tay cầm chiếc gậy sáng loáng. Ông cụ nhìn người con gái đang khóc và bảo:

- Con à, vì sao con khóc vậy?

Rồi cô gái vừa khóc, vừa nói trong những tiếng tủi nhục:

- Con là Tấm, con cùng em Cám đi bắt cá tôm, nếu ai được phần hơn sẽ nhận được yếm đào từ mẹ. Con cố gắng để xúc được nhiều cá tôm mà em Cám đã nói dối con, đổ hết thành quả của con sang giỏ mình..hức...hức...hức

Sau khi nghe cô gái nói, tôi mới biết đây là nàng Tấm. Ngày thường, bơi lội trên sông, tôi cũng nghe những người trong làng ra giặt quần áo khen nức nở cô Tấm này. Nghe bảo cô Tấm vất vả lắm từ nhỏ đã mồ côi mẹ rồi, nàng sống với hai mẹ con mụ dì ghẻ độc ác, hành hạ, bắt nạt Tấm suốt ngày. Còn cô Tấm thì tính tình hiền lành, lại chịu thương chịu khó, chăm chỉ. Dù bị bắt nạt nhưng vẫn luôn tin tưởng và yêu thương hai mẹ con Cám, chính vì thế mà sự hiền lành ấy lại dễ bị mẹ con Cám lợi dụng.

Về phần Bụt, khi nghe Tấm kể lể thì thương lắm, Bụt bèn hỏi:

- Con xem trong giỏ con còn gì nữa không?

Tấm mở giỏ ra thì thấy còn tôi trong đó, cô Tấm theo lời bụt dặn đưa tôi về nhà. Nàng thả tôi vào giếng nước trong nhà, lúc ấy tôi mừng lắm, tôi đã được trở lại với môi trường sống của chính mình rồi. Không chỉ vậy, Tấm còn chăm sóc tôi rất kỹ, bữa ăn nào nàng cũng dành phần cơm chỗ tôi. Còn tôi thì ngày nào cũng mong đến bữa ăn để nghe được giọng nói đầy dịu dàng của nàng:

"Bống bống bang bang
Lên ăn cơm vàng
Cơm bạc nhà ta
Chớ ăn cơm hẩm
Cháo hoa nhà người"

Thế là từ đó, tôi và Tấm bên nhau ngày ngày, Tâm luôn tâm sự với tôi về những chuyện buồn, vui mà nàng đã gặp trong ngày.

Một hôm, tôi nghe tiếng gọi, vừa xuất hiện thì thấy bóng dáng hai con người mặt đầy dữ dằn, đáng sợ. Đoán biết đó là hai mẹ con nhà Cám, tôi định chạy trốn nhưng không kịp nữa rồi, hai con người ác độc đó đã bắt lấy tôi, giết tôi làm thịt. Họ vùi dập xương tôi vào đống tro bếp trong nhà. Linh hồn tôi được bụt cho theo Tấm, nàng Tấm thì khi biết chuyện khóc lóc thảm thiết vì thương tôi. Sau khi nghe Bụt giúp đỡ, nàng tìm thấy xương tôi và đem chôn vào bốn chân giường.

Năm đó, nhà vua trong triều mở một hội lớn để tìm vợ. Ai nấy díu dắt nhau đến thử vận may, mẹ con Cám cũng thế, nhưng lại không hề cho Tấm đi. Để ép Tấm ở nhà, mụ dì ghẻ bắt Cám nhặt hết số thóc, gạo đỏ họ sẵn, khi nào xong mới được đi. Tủi hờn biết bao, tấm vừa làm vừa khóc. Bụt thương tình hiện lên giúp đỡ nàng, vừa hay khi xong, Bụt bảo nàng đào bốn lọ xương nơi chân giường lên để lấy trang phục mà đi dự hội. Lúc ấy, thật bất ngờ, xương tôi biến thành những váy áo lộng lẫy , đôi giày xinh đẹp. Tấm mặc vào người trong như một nàng tiên xinh đẹp tuyệt trần. Tôi mong cầu nàng sẽ được nhà vua chọn làm hoàng hậu, bù đắp cho những vất vả, khốn khó mà nàng phải gánh chịu.

Vì vội vàng đến hội cho kịp giờ nên không mấy trên đường nàng bị đánh rơi mất một chiếc giày. Tưởng là đã mất nhưng các bạn biết không, chiếc giày ấy được nhà vua nhặt được khi trên đường tới. Trong buổi hội đó, nhà vua đã ra lệnh rằng ai thử vừa chiếc giày ấy thì nhà vua sẽ lấy làm vợ. Mọi người tranh nhau thử, ai cũng mong mình vừa chân để được lấy vua, nhưng chẳng ai có thể đeo vừa ngoài bàn chân nàng Tấm. Thế là Tấm được sủng ái vào cung, sống hạnh phúc với vua còn mẹ con kẻ giết tôi về nhà trong lòng đầy căm tức, ghen ghét.

Những tưởng mẹ con Cám kia sẽ từ bỏ, vậy mà chúng vẫn bàn cách để hãm hại Tấm. Ngày giỗ cha, Tấm vượt đường xa trở về, lòng nàng nhớ mẹ thương cha mà khóc. Khi Tấm trèo lên hái cau cúng cha, mụ dì ghẻ ở dưới chặt gốc khiến Tấm ngã xuống mà chết. Đau đớn thay, bàn tay của sự tàn ác và ích kỷ đã giết chết Tấm. Rồi mụ ta đưa con vào cung thay Tấm để làm hoàng hậu, hưởng giàu sang.

Về phần Tấm, khi chết đi, nàng hóa thân thành chim vàng anh để được ở bên bầu bạn với vua. Vậu mà mẹ con Cám vẫn không tha, chúng giết vàng anh đi. Sau đó Tấm hoá thân thành cây xoan đào, khung cửi dệt, vẫn bị Cám hãm hại. Cuối cùng nàng hoá thành quả thị nơi gốc cây mang hương thơm cho đời. Một ngày, có một cụ già đi qua gốc thị, thấy thị thơm, bèn bảo:

"Thị ơi, thị rụng bị bà

Bà để bà ngửi chứ bà không ăn"

Vừa dứt lời thì quả thời rụng xuống, cụ già mang về cất rất kỹ, vuốt vẻ mỗi ngày. Tấm hiểu được tấm lòng của bà, để đền ơn, nàng giúp bà sửa soạn việc nhà cửa, bếp núc mỗi khi bà đi vắng. Sau một thời gian, cúi bà phát hiện ra Tấm, bèn ngỏ lời mong Tấm ở lại với mình, bầu bạn với thân già.

Một hôm, nhà vua đi ngang qua, ghé qua cụ bà uống nước, ăn trầu. Nhận ra đó là trầu cánh phượng mà Tấm từng têm cho mình ăn, nhà vua gặng hỏi và được bà cụ kể chuyện nàng Tấm. Vua và Tấm gặp lại nhau trong niềm hạnh phúc vô bờ. Hai người trở về và sống viên mãn bên nhau. Mẹ con Cám bị nhận cái kết thích đáng của kẻ tàn độc.

Tôi đã cùng Tấm trải qua nhiều chuyện, dõi theo Tấm trong hành trình đấu tranh để giành lại hạnh phúc của nàng, tôi càng khâm phục và hiểu nàng hơn. Một cô gái có trái tim lương thiện, ấm áp, giàu yêu thương, một cô gái mạnh mẽ để chiến thắng cái ác quanh mình, cô gái ấy xứng đáng được hạnh phúc.

Tấm chính là đại diện tiêu biểu cho cái thiện ở đời, tôi mong rằng còn cháu mình mãi sau sẽ nói gương nàng Tấm, sống chân thật, vị tha, ấm áp và lương thiện.

Hóa thân vào cá bống kể lại truyện Tấm Cám - Mẫu 2

Tôi là cá bống - một nhân vật phụ trong truyện cổ tích Tấm Cám. Nhưng tôi lại đóng có một vai trò khá quan trọng khi theo lời bụt đến giúp đỡ chị Tấm.

Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Cha mất sớm nên chị Tấm phải sống cùng với dì ghẻ và người em cùng cha khác mẹ tên. Mọi công việc trong nhà, chị Tấm đều phải làm hết, từ chăn trâu, gánh nước đến thái bèo, vớt khoai… Còn Cám là con cưng của dì ghẻ nên chẳng phải động tay đến bất cứ việc gì.

Một hôm nọ, dì ghẻ gọi cả hai đến và đưa cho mỗi đứa một cái giỏ và bảo ra đồng bắt tôm tép. Dì ghẻ hứa rằng: “Đứa nào bắt được nhiều tôm tép hơn sẽ được thưởng cho một cái yếm đỏ”.

Ra đồng, chị Tấm mò cua bắt ốc đã quen tay nên chẳng mấy chốc đã đầy giỏ. Còn Cám, thì dạo chơi hết ruộng này sang ruộng kia. Đến cuối buổi, Cám mới bảo chị Tấm:

- Chị Tấm ơi chị Tấm! Đầu chị lấm, chị hụp cho sâu, kẻo về dì mắng.

Không ngờ, chị liền tin ngay. Chị lội ra chỗ ao sâu mà tắm rửa. Nhân cơ hội đó, Cám liền trút hết tép của Tấm vào giỏ của mình rồi chạy về nhà. Chị Tấm không biết làm gì bèn ngồi khóc. Bụt liền hiện lên và bảo chị nhìn vào trong giỏ xem còn gì không. Tấm nhìn vào thì thấy một chú cá bống nhỏ - đó chính là tôi. Bụt bảo chị đem tôi về thả xuống giếng, hàng ngày cho ăn. Mỗi lần chị cho tôi ăn lại gọi tôi:

Bống bống bang bang
Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta
Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người

Nghe thấy vậy, tôi liền ngoi lên ăn. Nhờ có tôi bầu bạn mà chị Tấm cũng đỡ cảm thấy tủi thân hơn.

Chẳng bao lâu, Cám phát hiện ra tôi. Mẹ con Cám liền bày mưu lừa chị Tấm đi chăn trâu ngoài đồng xa. Khi chị vừa đi khỏi, cả hai đã chạy ra giếng lừa bắt tôi giết thịt. Sau khi về nhà, chị Tấm lại đem cơm ra giếng gọi mãi không thấy tôi, chị ngồi khóc. Bụt hiện lên bảo chị Tấm hãy đi tìm xương của tôi cho vào bốn chiếc lọ rồi đem chôn ở bốn chân giường. Tìm được xương, chị Tấm làm theo lời bụt dặn.

Ít lâu sau, nhà vua mở hội cho người dân khắp nước đến xem. Ai nấy đều háo hức sắm sửa quần áo mới để chờ ngày dự hội. Chị Tấm cũng xin dì ghẻ cho đi dự hội. Mụ dì ghẻ liền lấy một một đấu gạo trộn lẫn với một đấu thóc, rồi bảo chị Tấm:

- Con hãy nhặt cho xong chỗ gạo này rồi có đi đâu hãy đi, đừng có bỏ dở, về không có gì để thổi cơm dì đánh đó.

Nói xong, hai mẹ con xúng xính trong quần áo đẹp lên đường đến kinh đô. Chị Tấm tủi thần ngồi khóc. Bụt lại hiện lên sai đàn chim sẻ đến giúp. Sau đó, bụt còn bảo chị đào bốn lọ xương của tôi lên sẽ có điều kỳ lạ. Khi chị Tấm đào lên bốn cái lọ biến ra một bộ quần áo đẹp, một đôi hài đẹp và một con ngựa để chị đi dự hội. Ít lâu sau, nghe đồn rằng nhà vua đi qua con sông thấy ngựa không chịu đi liền sai người xuống sông xem có điều gì lạ thì vớt được một chiếc hài. Vua nhìn thấy liền đem lòng yêu mến người đi hài, ra lệnh ai mang vừa sẽ được làm vợ vua. Mẹ con Cám cũng kéo nhau đến thử nhưng chẳng đi vừa. Chỉ có chị Tấm là đi vừa. Chị Tấm được vua đón vào cung làm hoàng hậu. Cám thấy vậy tức lắm, liền bảo mẹ nghĩ kế để vào cung thay chị Tấm.
Đúng dịp đến ngày giỗ cha, chị Tấm xin nhà vua về làm giỗ. Dì ghẻ liền sai chị Tấm trèo lên cây cau hái một chùm cau đẹp nhất xuống để cúng cha. Chị Tấm không nghi ngờ gì liền làm theo. Mẹ con Cám ở dưới tìm cách chặt đổ cây cau. Chị Tấm ở trên cây thấy động liền hỏi. Dì ghẻ trả lời:

- Gốc cau lắm kiến, dì đuổi kiến cho nó khỏi lên đốt con.

Chị tin là thật, tiếp tục trèo lên ngọn cây cao. Cây đổ, Tấm ngã xuống ao mà chết. Cám được dì ghẻ đưa vào cung. Từ ngày vào cung, nhà vua vẫn luôn thương nhớ chị Tấm mà không ngó ngàng gì đến Cám. Điều đó khiến Cám lấy làm tức lắm. Một hôm có con chim vàng anh ở đâu bay đến khi Cám đang giặt quần áo cho vua ở giếng. Nó kêu lên:

- Phơi áo chồng tao phơi lao phơi sào, chớ phơi bờ rào, rách áo chồng tao.

Chim vàng anh kêu xong, liền bay đến cung vua. Đức vua yêu quý vàng anh đến quên ăn, quên ngủ. Cám lại lấy làm ghen tức, liền về nhà mách mẹ. Dì ghẻ liền bày kế bảo Cám nhân lúc vua đi vắng bắt chim vàng anh làm thịt, rồi vứt lông chim ở ngoài vườn. Vua biết chuyện gặng hỏi thì nói dối là mình đang mang thai thèm ăn thịt chim nên bắt trộm.

Kỳ lạ thay, ở chỗ lông chim vàng anh mọc lên một cây xoan đào. Vua đi qua thấy cây tỏa bóng mát liền sai người mắc võng vào hai cây rồi nằm chơi hóng mát. Khi vua đi khỏi thì cành cây lại vươn thẳng trở lại. Từ đó, không ngày nào là vua không ra nằm hóng mát ở hai cây xoan đào.

Cám thấy thế lại về mách mẹ. Nghe lời mẹ, nhân một hôm gió bão, Cám sai thợ chặt hai cây xoan đào lấy gỗ đóng khung cửi. Thấy cây bị chặt, vua hỏi thì Cám lại trả lời:

- Cây bị đổ vì bão, thiếp sai thợ chặt làm khung cửi để dệt áo cho bệ hạ.

Khung cửi vừa đóng xong, Cám ngồi dệt thì lại nghe tiếng kêu:

Cót ca cót két
Lấy tranh chồng chị,
Chị khoét mắt ra.

Nghe thấy giọng nói vọng ra giống của chị Tấm, Cám vô cùng sợ hãi, liền sai người đốt khung cửi, rồi đem đổ tro ra xa khỏi hoàng cung.

Từ chỗ tro tàn mọc lên một cây thị, cả cây chỉ có mỗi một quả thị. Một hôm, một bà lão đi qua nhìn thấy liền nói:

- Thị ơi thị, rụng vào bị bà, bà đem bà ngửi, chứ bà không ăn.

Quả thị liền rụng xuống rơi vào bị bà. Bà lão vừa dứt lời thì quả thi rơi xuống. Kỳ lạ là từ đó, cứ mỗi lần đi chợ về, bà lão đều thầy nhà cửa sạch sẽ, cơm nước tinh tươm. Bà quyết tâm rình xem có điều gì lạ đang xảy ra thì phát hiện thấy một cô gái chui ra từ quả thị. Bà lão rón rén lại gần rồi xé nát vỏ quả thị. Từ đó, Tấm ở với bà hàng nước. Một hôm, nhà vua đi qua ghé vào thấy miếng trầu têm cánh phượng giống của Tấm têm, liền gặng hỏi bà lão. Chị Tấm và nhà vua gặp lại nhau.

Lại nói đến Cám sau khi thấy chị Tấm trở về lại xinh đẹp hơn xưa. Vua ngày càng yêu quý. Cám liền đến hỏi chị:

- Chị Tấm ơi, chị làm thế nào mà đẹp thế?

Chị Tấm không trả lời chỉ hỏi lại tôi:

- Có muốn đẹp không để chị giúp?

Cám nghe theo lời chị Tấm. Thấy chị sai người đào một cái hố sâu rồi bảo Cám xuống đó. Cám không chút nghi ngờ, liền xuống dưới và chết bỏng.

Hóa thân vào cá bống kể lại truyện Tấm Cám - Mẫu 3

“Ở hiền gặp lành”, “ác giả ác báo”. Câu chuyện về nàng Tấm tốt bụng, hiền lành chính là minh chứng cho câu trên. Tôi chỉ là một con cá bống nhỏ nhưng tôi đã chứng kiến được hết cuộc đời đầy thử thách của cô Tấm.

Tôi vốn sống ở một con sông nhỏ, ngày ngày thong thả vui chơi. Bỗng một hôm tôi vừa tỉnh giấc đã thấy mình nằm trong một thứ gì đó khá chật chội, tối om cùng những chị em họ hàng của mình và những anh tôm cua hàng xóm. Đang không biết chuyện gì thì tôi bỗng thấy nơi tôi nằm rung động mạnh. Trời đất bỗng xoay ngược lại, những người bạn của tôi rơi thẳng xuống một cái giỏ khác. Tôi sợ hãi, liều mình bám chặt vào thành giỏ. Một lúc sau, yên tĩnh lại, tôi lại nghe thấy tiếng khóc của ai đó và một vầng sáng hiện lên cùng giọng nói hiền từ:

- Tại sao con khóc?

Tiếng khóc vang lên một lúc rồi dừng, tiếng kể của một cô gái vang lên. Thì ra người đang khóc là Tấm, một cô gái mồ côi mẹ từ nhỏ, cha lấy vợ khác, chẳng lâu sau lại qua đời. Dì ghẻ và người em cùng cha khác mẹ là Cám thường bắt Tấm phải làm mọi công việc trong nhà. Hôm nay dì ghẻ sai chị Tấm và Cám đi bắt tôm tép, ai bắt được nhiều hơn sẽ được thưởng chiếc yếm đào. Cám chỉ lo rong chơi, đến cuối buổi còn lừa trút hết tôm tép của chị Tấm sang giỏ của mình. Chị Tấm không biết làm sao liền ngồi khóc thì bụt mới hiện lên hỏi. Tôi được chị Tấm đưa về nhà, ngày ngày chị gọi tôi lên ăn:

Bống bống bang bang
Lên ăn cơm vàng, cơm bạc nhà ta
Chớ ăn cơm tấm, cháo hoa nhà người.

Mẹ con Cám biết chuyện liền lừa bắt tôi rồi giết thịt. Linh hồn tôi lại được Bụt giữ lại bên người. Tôi thấy được Tấm sau khi biết tin tôi chết thì khóc thảm thương, được Bụt chỉ cho cách. Chị cho gà trống nắm thóc rồi nhờ tìm giúp xương tôi, lấy chôn vào bốn chân giường.

Ít lâu sau, nhà vua mở hội. Chị Tấm xin dì ghẻ cho đi. Nhưng dì ghẻ lại trộn gạo với thóc bắt chị lựa ra. Chị Tấm lại ngồi khóc thì Bụt hiện ra nhờ chim sẻ giúp đỡ nên rất nhanh đã lựa xong. Nhưng Tấm lại không có trang phục để đi dự hội, Bụt lại bảo chị đào bốn cái lọ ở chân giường lên. Kỳ lạ là bốn chiếc lọ biến thành một bộ quần áo, một đôi giày, một con ngựa giúp chị Tấm đi dự hội.

Tấm vội vàng đến dự hội nên không may làm rơi một chiếc giày. Nhà vua nhặt được liền đem lòng yêu mến chủ nhân của đôi giày. Vua ra lệnh ai đi vừa sẽ được phong làm Hoàng hậu. Cuối cùng chỉ có chị Tấm là đi vừa đôi giày.

Thế nhưng, bi kịch của Tấm vẫn không dừng lại. Trong lần về nhà giỗ cha, Tấm bị dì ghẻ lừa leo lên cây cau rồi bị ngã chết do dì đứng dưới chặt gốc cây. Sau đó bà ta lại đem Cám vào cung thay thế Tấm. Sau nhiều lần bị mẹ con Cám hãm hại, Tấm không chết mà hóa thành con chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi rồi hóa thành cây thị. Kỳ lạ là cây chỉ có một quả, được một bà lão qua đường đem về để nơi góc giường. Để đền ơn, Tấm giúp bà cụ làm việc nhà nhưng sau đó bị phát hiện, chị Tấm được bà cụ nhận làm con. Một hôm, nhà vua đi qua quán nước của bà thấy miếng trầu têm cánh phượng, gặng hỏi cuối cùng tìm được Tấm và đưa nàng về cung. Mẹ con Cám về sau cũng bị trừng phạt. Tấm sống hạnh phúc bên nhà vua.

Hóa thân vào cá bống kể lại truyện Tấm Cám - Mẫu 4

Tôi vốn là cá bống - một nhân vật trong truyện cổ tích Tấm Cám. Sau đây tôi sẽ kể lại cho các bạn nghe câu chuyện Tấm Cám.

Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Vốn được mẹ nuông chiều, Cám chẳng phải động tay đến một công việc gì. Còn chị Tấm phải làm lụng từ sáng đến tối mà vẫn không hết việc.

Một hôm, dì ghẻ gọi cả hai người vào, đưa cho mỗi đứa một cái giỏ và bảo:

- Hai con nếu ai bắt được đầy tôm tép sẽ được thưởng một chiếc yếm đào.

Cả hai đi ra đồng. Chị Tấm chăm chỉ lại quen tay nên chẳng mấy chốc giỏ đã đầy tôm tép. Còn Cám, vì mải chơi mà đến cuối buổi chẳng bắt được gì. Chợt Cám chạy lại và bảo chị:

- Chị Tấm ơi! Đầu chị lấm, chị hụp cho sâu kẻo về mẹ mắng.

Chị Tấm tin thật, liền hụp xuống ao sâu tắm rửa sạch sẽ. Cám liền trút hết tôm tép ở giỏ của Tấm sang giỏ của mình, rồi chạy về gặp mẹ để lấy yếm đào. Chị Tấm không biết làm gì bèn ngồi khóc. Bụt liền hiện lên và bảo chị Tấm nhìn vào trong giỏ xem còn gì không. Chị nhìn vào thì thấy một chú cá bống nhỏ - đó chính là tôi. Bụt bảo chị đem tôi về thả xuống giếng, hàng ngày cho ăn. Từ đó, tôi trở thành một người bạn của chị.

Nhưng mẹ con Cám chẳng mấy chốc đã phát hiện ra. Chúng lừa chị Tấm đi chăn trâu ở đồng xa. Còn ở nhà, chúng bắt tôi đem đi giết thịt. Về đến nhà, như mọi ngày, chị Tấm lại đem cơm ra giếng nhưng gọi mãi không thấy tôi đâu. Lúc đó, chị chỉ biết ngồi khóc lóc. Bụt lại hiện lên, bảo chị lấy xương cá bống bỏ vào bốn chiếc lọ, chôn vào bốn chân giường. Ít lâu sau, vua mở hội, mẹ con Cám sắm sắm sửa quần áo đẹp để đi chơi hội. Dì ghẻ không cho Tấm đi, mụ nghĩ ra cách lấy thóc và gạo trộn lẫn với nhau, bắt Tấm nhặt thóc ra thóc, gạo ra gạo rồi mới được đi. Tấm không biết làm thế nào lại ngồi khóc. Bụt lại hiện lên sai chim sẻ nhặt thóc giúp. Chim sẻ nhặt một thoáng đã xong. Sau đó, Bụt liền bảo Tâm đào bốn chiếc lọ ở bốn chân giường lên. Bốn chiếc lọ biến thành quần áo đẹp giúp Tấm đi dự hội. Trên đường đi, Tấm đánh rơi chiếc hài xuống nước. Khi ngựa của vua đi ngang qua cứ đứng lại không chịu đi tiếp. Vua sai người xuống nước thì thấy chiếc hài. Vua truyền lệnh cho toàn dân ai đi vừa hài sẽ được làm hoàng hậu. Chỉ có Tấm đi vừa đôi hài và trở thành vợ vua.

Đến ngày giỗ cha, Tấm về nhà thì bị mẹ con Cám bày kế giết chết. Mụ dì ghẻ đưa Cám vào cung khóc lóc kể lại sự tình cho vua nghe, rồi xin vua cho Cám ở lại hầu hạ thay chị Tấm.

Một hôm, có một con chim vàng anh ở đâu bay đến đang lúc Cám giặt quần áo cho vua. Vàng anh kêu lên: “Phơi áo chồng tao phơi lao phơi sào, chớ phơi bờ rào, rách áo chồng tao”. Rồi chim vàng anh bay vào cung vua, ngày ngày quấn quýt khiến nhà vua. Cám tức lắm, tìm cách giết chết vàng anh theo lời mẹ, đem lông chim vứt ngoài vườn. Khi vua hỏi thì nói dối là mình có mang thèm ăn thịt chim nên vua không hỏi gì nữa. Từ chỗ lông chim vàng anh, một cây xoan đào mọc lên, cành lá xum xuê tỏa bóng mát. Vua sai người mắc võng nằm nghỉ ở đây. Cám thấy vậy lại mách mẹ. Mẹ tôi lại bày mưu giúp, Cám sai người chặt cây làm thành khung cửi. Vua có hỏi thì Cám lại nói dối là do cây bị đổ vì bão, sai thợ chặt làm khung cửi để dệt áo cho vua. Nhưng lúc Cám ngồi dệt, bỗng vang lên một giọng nói giống hệt của chị Tấm:

Cót ca cót két
Lấy tranh chồng chị,
Chị khoét mắt ra.

Cám sợ quá, về nhà mách mẹ. Dì ghẻ bảo Cám sai người đốt khung cửi đi, đổ tro ra xa khỏi hoàng cung.

Từ chỗ đó mọc lên một cây thị, lớn lên, cả cây chỉ có một quả duy nhất. Có bà lão đi qua thấy quả thị liền bào: “Thị ơi thị rụng bị bà, bà để bà ngửi chứ bà không ăn”. Từ ngày có quả thị trong nhà, bà lão thấy nhà cửa sạch sẽ, tươm tất lạ thường. Bà quyết tâm tìm ra nguyên nhân và phát hiện ra Tấm. Bà xé nát vỏ thì và bảo Tấm ở hẳn với bà.

Một hôm, nhà vua đi ngang qua, thấy hàng nước liền ghé vào nghỉ ngơi. Vua nhìn thấy miếng trầu têm cánh phượng liền ngạc nhiên hỏi bà lão: “Trầu này ai têm?”. Bà lão nói rằng trầu do con gái mình têm. Nhà vua bảo bà gọi con gà mình ra cho vua gặp mặt. Tấm liền bước ra, vua nhận ra hoàng hậu của mình thì hết sức mừng rỡ đón nàng về cung. Cám thấy chị trở về xinh đẹp hơn xưa liền tò mò hỏi chị. Tấm chỉ cho Cám cách tắm nước sôi. Cám làm theo và chết bỏng. Dì ghẻ nghe tin cũng uất ức mà chết theo.

Chia sẻ bởi: 👨 Tiểu Thu
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 106
  • Lượt xem: 26.401
  • Dung lượng: 215,9 KB
Sắp xếp theo