Hoạt động trải nghiệm 6: Việc tốt lời hay Trải nghiệm hướng nghiệp lớp 6 trang 35 sách Cánh diều
Giải Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6: Việc tốt lời hay giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi nội dung bài học thuộc chủ đề 5 Nét đẹp mùa xuân.
Soạn Hoạt động trải nghiệm Lớp 6 Cánh diều Việc tốt lời hay được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình SGK. Hi vọng đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 6 trong quá trình giải bài tập. Đồng thời qua đó các em biết cách nhận xét, đánh giá việc thực hiện hành vi ứng xử có văn hoá.
Giải bài tập Hoạt động trải nghiệm 6: Việc tốt lời hay
1. Tìm hiểu văn hoá ứng xử nơi công cộng
- Tìm hiểu cách ứng xử, giao tiếp nơi công cộng qua những lời dạy của ông bà, cha mẹ:
+ Chia sẻ những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ,.. em đã sưu tầm được về cách ứng xử nơi công cộng.
+ Bày tỏ suy nghĩ của em vẻ những lời dạy, lời khuyên đó.
Trả lời:
Gợi ý 1
- Tìm hiểu cách ứng xử, giao tiếp nơi công cộng: Biết chào người lớn, hỏi dạ bảo vâng, không nói bậy,..
- Tục ngữ, ca dao:
+ Kính trên nhường dưới.
+ Hỏi dạ bảo vâng.
+ Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
+ Tiên học lễ, Hậu học văn.
+ Cười người chớ vội cười lâu
Cười người hôm trước hôm sau người cười
Gợi ý 2
- Cách ứng xử, giao tiếp nơi công cộng: BIết chào hỏi người lớn, nói chuyện lễ phép, lời nói lịch sự, văn minh, nói năng nhỏ nhẹ,...
- Những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ,... em đã sưu tầm được về cách ứng xử nơi cộng cộng là:
+ Kính trên nhường dưới
+ Kính già yêu trẻ
+ Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
+ Học ăn học nói, học gói học mở
+ Lời nói, gói vàng
+ Lời chào cao hơn mâm cỗ
+ Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe
- Em cảm thấy những lời khuyên, lời dạy của ông bà, cha mẹ rất đúng, rất có ích.
2. Đóng vai ứng xử có văn hoá
- Quan sát các bức tranh trong mỗi tình huống dưới đây và đóng vai thể hiện cách ứng xử có văn hoá nơi công cộng.
Trả lời:
- Cách ứng xử văn hoá trong tình huống trên là:
+ TH1: Dù trường có bác lao công nhưng vẫn phải có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, vứt rác đúng nơi quy định.
+ TH2: Cần phải nhường chỗ cho người già hoặc phụ nữ có thai hay người khuyết tật trên xe bus.
3. Trò chơi về ứng xử nơi công cộng
Tham gia trò chơi tia chớp thể hiện phản ứng nhanh về ứng xử có văn hoá trong nhà trường:
- Lớp đứng thành vòng tròn (hoặc hai hàng đối diện nhau).
- Luật chơi:
+ Khi quản trò chỉ vào một người bất kì và nói to Tia chớp!, người này sẽ phải rút ngẫu nhiên một trong các thẻ màu quản trò đang cầm trên tay và trả lời nhanh câu hỏi về hành vi ứng xử có văn hóa trong nhà trường được nêu trong thẻ.
+ Mỗi người có tối đa 15 giây suy nghĩ để trả lời cách xử lí. Quá 15 giây không trả lời được sẽ bị phạt theo quy định của lớp.
4. Xây dựng quy tắc ứng xử của lớp
- Các nhóm xây dựng Quy tắc ứng xử của lớp, thể hiện bằng hình ảnh, biểu tượng.
- Bình chọn một bản quy tắc có nội dung đầy đủ, hình ảnh sinh động nhất.
Trả lời:
- Ví dụ nhóm xây dựng quy tắc:
+ Bàn tay: Chào hỏi khi đến lớp,
+ Trái tim: Đoàn kết, yêu thương nhau,
+ Thùng rác: Vứt rác đúng nơi quy định,
+ Biểu tượng rửa tay bằng xà phòng.
5. Hành vi ứng xử có văn hoá nơi công cộng
- Liệt kê các hành vi ứng xử có văn hoá nơi công cộng theo gợi ý dưới đây:
+ Viết vào thẻ màu xanh: Những hành vi ứng xử có văn hoá mà học sinh nên thực hiện ở nơi công cộng (bến tàu/bến xe, công viên, chợ,...),
+ Viết vào thẻ màu vàng: Những hành vị không nên làm ở nơi công cộng.
Trả lời:
- Thẻ xanh:
Vứt rác đúng nơi quy định, không ngắt cây, cắt lá ở nơi công cộng, ưu tiên phụ nữ mang thai và em nhỏ, có thái độ lịch thiệp, không hút thuốc.
- Thẻ vàng:
Vứt rác bừa bãi, phá hoại môi trường công cộng, hút thuốc nơi công cộng có nhiều trẻ nhỏ,...
6. Đánh giá việc thực hiện ứng xử có văn hoá
- Các tổ tự nhận xét, đánh giá việc thực hiện hành vi ứng xử có văn hoá của tổ mình.
- Nhận xét, góp ý về kết quả thực hiện của tổ khác.
Trả lời:
- Tổ em đã hoàn thành tốt các hành vi ứng xử có văn hoá.
- Các tổ khác cần cùng nhau đoàn kết để xây dựng lớp học ngày một phát triển hơn.