Giáo án ôn tập hè lớp 4 lên lớp 5 Giáo án dạy hè 2024

Giáo án ôn tập hè lớp 4 lên lớp 5 mang tới các bài soạn môn Toán, Tiếng Việt bám sát chương trình, giúp thầy cô xây dựng giáo án dạy hè 2024 nhanh chóng, tiết kiệm khá nhiều thời gian và công sức.

Giáo án dạy hè lớp 4 lên lớp 5 bao gồm các tiết Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn, Tập đọc, Toán,.. Qua đó, giúp ích rất nhiều cho thầy cô trong quá trình xây dựng giáo án dạy hè cho học sinh của mình. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm Bài tập ôn hè lớp 4 lên lớp 5. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Giáo án dạy thêm hè lớp 4 lên lớp 5

Tuần 1

Thứ ba ngày….. tháng …. năm 20….

Toán
Ôn tập về số tự nhiên

I. Mục tiêu:

Giúp HS ôn tập về:

  • Đọc viết các số trong hệ thập phân.
  • Dãy số tự nhiên và các đặc điểm của nó.
  • So sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên.
  • Các dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.

II. Các hoạt động dạy học chủ yếu

A. ổn định tổ chức

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài và ghi đầu bài lên bảng.

2. Hướng dẫn HS ôn tập:

* HS làm các bài tập sau:

Bài tập 1: Viết mỗi số sau thành tổng theo mẫu:

Mẫu: 2345 = 2000 + 300 + 40 + 5.

13 579; 20 468 ; 45 037 ; 39 405 ; 68 040 ; 50 006.

Bài tập 2: Viết số hoặc chữ thích hợp vào chỗ chấm:

a) Số gồm 11 chục và 11 đơn vị.

- Viết số: ..........................................

- Đọc số: ..........................................

b) Số gồm 23 trăm và 45 đơn vị.

- Viết số: ..........................................

- Đọc số: ..........................................

Bài tập 3: Viết:

a) Số lớn nhất có 10 chữ số.

b) Số lớn nhất có 10 chữ số khác nhau.

c) Số bé nhất có 10 chữ số.

d) Số bé nhất có 10 chữ số khác nhau.

Bài tập 4:

a) Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn:

111 234 ; 121 111 ; 99 375 ; 89 753 ; 9 999 ; 12 345.

b) Viết các số sau theo thứ tự từ lớn đến bé:

89 897 ; 98 798 ; 678 954 ; 459 876 ; 59 876.

Bài tập 5: Viết số thích hợp vào chỗ trống:

a) Trong các số: 475 ; 340 ; 785 ; 106 ; 335 ; 1 760 ; 5 147.

- Các số chia hết cho 5 là: .....................................

- Các số chia hết cho cả 2 và 5 là: .........................

- Các số chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 2 là: .........................

b) Trong các số 741; 567 ; 656 ; 3 249 ; 4 986 ; 5 133 ; 9 234.

- Các số chia hết cho 3 là: .....................................

- Các số chia hết cho cả 3 và 9 là: .........................

- Các số chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9 là: .........................

* GV chấm và chữa bài cho HS.

C. Củng cố, dặn dò:

- HS nhắc lại các kiến thức vừa ôn.

Dặn HS ôn bài và làm bài trong: Ôn tập hè.

____________________________________________

Toán
Ôn tập: Phép cộng số tự nhiên

I. Mục tiêu:

Giúp HS: Ôn tập về phép cộng số tự nhiên: Cách làm tính, tính chất phép cộng, tìm số hạng chưa biết trong phép cộng..., giải các bài toán có liên quan.

II. Các hoạt động dạy học chủ yếu

A. Kiểm tra bài cũ

- Nêu các bước thực hiện phép cộng.

- HS trả lời, GV nhận xét và cho điểm.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài và ghi đầu bài lên bảng.

2. H­ướng dẫn HS ôn tập:

- HS làm các bài tập sau:

+ Bài 1: Đặt tính rồi tính:

21 567 + 43 897 6 792 + 240 854

9 761 + 56 973 50 505 + 950 909

975 032 + 87 321 150 287 + 950 995

- GV gọi học sinh lên bảng làm, dưới lớp làm bảng con.

- GV chữa bài và củng cố cách đặt tính và tính.

+ Bài 2: Tìm x, biết:

a) x + 327 = 98 765 b) x + 435 = 467 + 108

c) 98 653 + x = 21 564 + 78 650

- GV gọi HS lên bảng làm.

- HS làm vào vở.

- GV chữa bài.

+ Bài 3: Tính bằng cách thuận tiện nhất:

a) 2009 + 3901 + 1991 + 1099

b) 51980 + 19699 + 10301 + 18020

c) 2035 + 1728 + 2965

d) 1234 + 5678 + 766 + 322

+ Bài 4: Một xã có 16745 người. Sau một năm số dân tăng thêm 89 người. Sau một năm nữa số dân lại tăng thêm 88 người. Hỏi:

a) Sau 2 năm số dân của xã đó tăng thêm bao nhiêu người?

b) Sau 2 năm số dân của xã đó có bao nhiêu người?

- GV chấm và chữa một số bài làm của HS.

C. Củng cố, dặn dò:

- Khắc sâu kiến thức vừa ôn cho HS

Ôn bài và chuẩn bị cho bài sau.

Luyện từ và câu
Ôn tập về danh từ

I. Mục tiêu:

  • Giúp HS ôn tập để nắm vững khái niệm về danh từ.
  • Nhận biết được danh từ trong câu, biết đặt câu với danh từ.

II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

A. Kiểm tra bài cũ:

  • Danh từ là gì? Danh từ được chia làm mấy loại? Tìm các danh từ.
  • HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. GV kết luận.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài và ghi đầu bài lên bảng.

2. Hướng dẫn HS ôn tập:

- HS làm các bài tập sau:

+) Bài 1: Tìm các danh từ có trong đoạn văn sau:

Trong những năm đi đánh giặc, nỗi nhớ đất đai, nhà cửa, ruộng vườn thỉnh thoảng lại cháy lên trong lòng anh. Đó là những buổi trưa Trường Sơn vắng lặng, bỗng vang lên một tiếng gà gáy, những buổi hành quân bất chợt gặp một đàn bò rừng nhởn nhơ gặm cỏ. Những lúc ấy lòng anh lại cồn cào, xao xuyến.

(Nguyễn Khải - Tình quê hương)

+) Bài 2: Tìm và ghi lại 6 danh từ chỉ khái niệm trong 4 câu văn sau:

a) Âm mưu của bọn cướp đã bị phá tan.

b) Hình ảnh mẹ luôn ở trong tâm trí em.

c) Lòng em tràn ngập niềm hạnh phúc.

d) Chúng ta phải vượt qua mọi khó khăn.

+) Bài 3: Đặt câu với các danh từ chỉ khái niệm vừa tìm được ở bài tập 2.

- GV hướng dẫn HS chữa bài.

C. Củng cố, dặn dò:

- Khắc sâu kiến thức vừa ôn cho HS.

- Ôn bài và là bài tập về nhà.

Tập làm văn
Ôn tập: Văn kể chuyện

I. Mục đích, yêu cầu

Ôn tập, củng cố các kĩ năng lập dàn ý cho 1 bài văn kể chuyện. Nắm vững cấu tạo của bài văn kể chuyện.

II. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:

A. Bài cũ:

- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.

2. Hướng dẫn HS ôn tập

a) HS trả lời các câu hỏi sau:

  • Nêu cấu tạo của bài văn kể chuyện.
  • Có mấy cách mở bài? Đó là những cách nào?
  • Có mấy cách kết bài? Đó là những cách nào?

b) Lập dàn bài sau: Kể chuyện về một ước mơ đẹp của em hoặc của bạn bè, người thân.

  • HS lập dàn bài.
  • HS trình bày dàn ý trước lớp.
  • HS khác cùng GV nhận xét, bổ sung.

C. Củng cố, dặn dò:

  • GV nhận xét tiết học.
  • Dặn HS hoàn thiện bài và chuẩn bị bài sau kiểm tra viết.

Tập đọc
Đọc và trả lời câu hỏi bài: Lừa đội lốt sư tử

I. Mục đích, yêu cầu

Đọc và hiểu bài đọc Lừa đội lốt sư tử, cảm nhận được vẻ đẹp của những chi tiết, hình ảnh sống động, biết miêu tả một số hình ảnh trong bài.

II. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:

A. ổn định tổ chức

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.

2. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng thuộc chủ điểm “Măng mọc thẳng”.

3. Bài tập: Đọc và trả lời câu hỏi bài “ Lừa đội lốt sư tử”

  • Một HS đọc yêu cầu của bài.
  • Cả lớp đọc thầm bài đọc.
  • HS đọc bài trước lớp.
  • HS cùng HS khác nhận xét.
  • HS đọc kĩ từng câu hỏi và trả lời.
  • Một vài HS phát biểu ý kiến.
  • HS làm bài vào vở ôn tập hè (T12)

C. Củng cố, dặn dò:

  • GV nhận xét tiết học.
  • Dặn HS chuẩn bị làm bài sau.

....

>> Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về để xem tiếp

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Lương
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm