Giáo án dạy hè lớp 4 lên lớp 5 Giáo án dạy hè lớp 4 lên lớp 5 môn Toán, tiếng Việt
Giáo án dạy hè lớp 4 lên lớp 5 mang tới các bài soạn môn Toán, Tiếng Việt theo tuần, giúp thầy cô xây dựng giáo án dạy hè 2024 nhanh chóng, tiết kiệm khá nhiều thời gian và công sức.
Giáo án dạy hè lớp 4 lên lớp 5 được biên soạn kỹ lưỡng, trình bày khoa học. Qua đó, giúp ích rất nhiều cho thầy cô trong quá trình xây dựng giáo án dạy hè cho học sinh của mình. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm Bài tập ôn hè lớp 4 lên lớp 5. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Giáo án dạy hè lớp 4 lên lớp 5 môn Toán, tiếng Việt
TUẦN 1
Thứ hai ngày ... tháng... năm.......
Tiếng Việt
Chính tả (Phân biệt tr /ch)
Bài viết
Mưa
I. Mục đích yêu cầu:
- Học sinh viết đúng bài chính tả và phân biệt được những tiếng viết bằng phụ âm đầu là tr. Ch
- Học sinh làm đúng bài tập so sánh phân biệt tr/ ch
- Giáo dục học sinh có ý thức rèn chữ giữ vở.
II. Chuẩn bị
- Vở, bảng con. Sổ tay chính tả.
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 học sinh lên bảng đặt câu theo mẫu Ai là gì?
3. Bài mới:
* Giới thiệu:
* Hướng dẫn phân biệt ch/ tr
+ Giáo viên giới thiệu cho HS một số quy tắc viết với ch/tr
- Từ chỉ quan hệ thân thuộc trong gia đình viết với ch: cha, chú, cháu , chắt…
- Từ chỉ đồ dùng trong gia đình viết với ch: cái chạn, cái chõng, cái chai, cái chăn, cái chày…
Ngoại lệ: cái tráp.
- Viết bằng tr với từ đồng nghĩa viết bằng gi : trai- giai, giả- trả ,giời- trời…
- ch thường kết hợp sau nó với oa, oà, oe, uê loắt choắt
- ch láy với phụ âm đứng trước hoặc sau. trừ 4 trường hợp: trọc lốc, trụi lụi, trót lọt…
- Từ Hán Việt có dấu nặng và dấu huyền đều đi với tr…
* Vận dụng làm bài tập:
Bài 1: Điền vào chỗ trống ch/tr
a) chẻ hay trẻ: …lạt ; …. trung, …. con, …. củi
b) cha hay tra: …mẹ, …hạt,…. hỏi,…. ông.
Học sinh làm bài, chữa bài, giáo viên chốt bài làm đúng.
Bài 2: điền vào chỗ trống ch hay tr
- …e già măng mọc - …. a…. . uyền con nối
- …. ên kính dưới nhường - …. ín bỏ làm mười.
…ó…. eo mèo đậy - Vụng …. èo khéo trống
*Học sinh làm bài chữa bài như bài tập 1
4. Củng cố dặn dò
- Nhắc lại khái quát kiến thức cơ bản
- Nhận xét tiết học.
- Về học bài và ôn lại quy tắc viết với ch, tr.
Luyện từ và câu
Nghệ thuật so sánh
I. Mục đích yêu cầu:
- Học sinh nắm được, nhớ lại các cách so sánh.
- Vận dụng làm các bài tập có liên quan.
- Giáo dục học sinh yêu thích tiếng Việt.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hệ thống bài tập
- Nháp vở.
III. Các hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức.
2. Bài cũ
3. Bài mới:
*Hướng dẫn học sinh ôn tập
Bài 1: Chọn từ ngữ thích hợp để điền vào chỗ trống hoàn chỉnh hình ảnh so sánh về cây bàng trong từng câu dưới đây:
a) Mùa xuân lá bàng mới nảy trông như…
b) Những chiếc lá bàng mùa đông đỏ như…. .
c) Tán lá bàng xoè ra giống….
d) Cành bàng trụi lá trông như……
- Học sinh làm vào vở
- Một số học sinh trình bày bài làm của mình.
- Giáo viên và học sinh nhận xét
- Giáo viên khen những học sinh so sánh hay.
Bài 2: Viết lại các câu văn sau sao cho sinh động, gợi cảm bằng cách sử dụng các hình ảnh so sánh.
a) Mặt trời mới mọc đỏ ối.
b) Con sông quê em quanh co uốn khúc.
c) mặt biển phẳng lặng mênh mông.
d) Tiếng mưa rơi ầm ầm xáo động cả một vùng quê yên bình.
- Giáo viên chấm chữa bài.
4. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét giờ.
- Về nhà học bài và làm bài tập vở bài tập Tiếng Việt.
.....ngày . ....tháng .... năm.....
Toán
Ôn về đo độ dài, đo khối lượng, giải toán về nhiều hơn ít hơn.
I. Mục tiêu:
- Học sinh ôn lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài, khối lượng đã học. Nhớ lại các bước giải bài toán về nhiều hơn, ít hơn.
- Vận dụng làm nhanh chính xác các bài tập liên quan
II. Đồ dùng dạy học:
- Hệ thống bài tập
- Nháp, vở.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 2 học sinh lên bảng viết kí hiệu đề- ca- mét, héc –tô- mét
1dam =…m 1hm =…m 1hm =…dam
3. Bài mới
* Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ trống
4dam =…. m 1km =…hm =…. dam =…. m
6 dam =…. m 3km =…. hm=…. dam =…. m
8dam =…m 7km =…hm =…dam =…. m
5dam =…. m 9km =…hm =…dam =…m
Hai đơn vị liền kề nhau hơn kém nhau bao nhiêu lần?
Bài 2 Viết vào chỗ chấm
1km =…m 6m =…. dm 7 dm =…cm
7hm =…. . m 4m =…. cm 8dm =…. mm
5dam =…m 9m =…mm 6cm =…mm
Nêu cách đổi từ đơn vị lớn ra đơn vị nhỏ.
Bài 3: đổi các đơn vị sau;
4m 3dm =…. dm 8dm 7cm =…cm
5m 5cm =…cm 6 dm 8mm =…mm
9m 7cm =…cm 7cm 6mm =…mm
Bài 4: Viết số thích hợp;
1kg =…g 5kg =…. g 3kg =…g 7kg =…g
Bài 5: Tấm vải đỏ dài 32 m. Tấm vải trắng dài hơn tấm vải đỏ là 7 m. Hỏi hai tấm vải dài dài bao nhiêu mét?
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập
- Yêu cầu học sinh làm vào vở.
- 1 học sinh lên bảng chữa bài.
- GV và cả lớp nhận xét.
Bài 6: Anh cân nặng 36 kg và nặng hơn em 7 kg. Hỏi em nặng bao nhiêu kg?
Bài 7: Em cao 125 cm. Em thấp hơn anh 23 cm. Hỏi anh cao bao nhiêu cm?
Yêu cầu học sinh làm hai bài tập trên vào vở.
GV thu chấm và chữa bài.
4. Hoạt động nối tiếp:
- Nhắc kiến thức ôn tập.
- Nhận xét tiết học.
Bài tập về nhà:
Bài 1: Xe to chở được 950 kg xi măng và chở được nhiều hơn xe nhỏ 250kg xi măng. Hỏi cả hai xe chở được bao nhiêu kg xi măng?
Bài 2: Một quầy hàng hôm qua bán được 183m vải và bán ít hơn hôm nay 15m. Hỏi cả hai hom quầy hàng bán được bao nhiêu mét vải?
Tập làm văn
Nói viết về gia đình
I. Mục đích yêu cầu:
- Giúp học sinh nắm được cách nói, viết về người thân trong gia đình và những việc làm của mình khi chăm sóc người thân.
- Vận dụng viết thành thạo bài văn kể về người thân
- Giáo dục học sinh tình cảm yêu quý gắn bó với gia đình.
II. Đồ dùng dạy học
Nháp vở.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Ổn định tổ chức:
2. Bài cũ: Nêu tác dụng của nghệ thuật so sánh trong Tiếng việt.
3. Bài mới:
* Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 1: Em hãy giới thiệu về một người thân trong gia đình em.
- Giáo viên chép đề bài lên bảng
- Học sinh đọc đề bài và xác định yêu cầu của đề bài.
+ Khi giới thiệu về người thân trong gia đình gồm những ai?
+ Đề bài yêu cầu giới thiệu mấy người/
+ Đầu tiên giới thiệu gì?
+ Tiếp theo giới thiệu gì?
+ Cuối cùng nêu được gì?
- Giáo viên ghi gợi ý lên bảng
- Yêu cầu học sinh nói miệng từng phần theo gợi ý.
* Cho học sinh dựa vào những điều vừa nói viết lại thành bài văn.
- Gọi nhiều học sinh đọc trước lớp
- GV và học sinh nhận xét chữa và cho điểm những học sinh viết bài tốt.
Bài 2: Em hãy kể lại việc chăm sóc người thân của gia đình em bị ốm.
- Các bước tiến hành như bài 1.
* Gợi ý:
- Em đã chăm sóc ai bị ốm?
- Em đã làm gì để chăm sóc người thân bị ốm?
- Kết quả việc chăm sóc của em như thế nào?
- Em có suy nghĩ gì khi người thân bị ốm?
* GV chấm điểm chữa bài cho học sinh.
- Nhận xét khen những học sinh có bài viết tót.
- Gọi 1 vài học sinh có bài viết tốt đọc bài trước lớp.
4. Củng cố dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bài ôn.
- Nhận xét giờ học.
- Viết lại bài 2 cho hay hơn.
.......
Tải file tài liệu để xem nội dung chi tiết