Hóa học 10 Bài 7: Xu hướng biến đổi một số tính chất của đơn chất, biến đổi thành phần và tính chất của hợp chất trong một chu kì và trong một nhóm Giải SGK Hóa 10 trang 39 sách Cánh diều

Giải Hóa 10 Bài 7: Xu hướng biến đổi một số tính chất của đơn chất, biến đổi thành phần và tính chất của hợp chất trong một chu kì và trong một nhóm là tài liệu vô cùng hữu ích, giúp các em học sinh lớp 10 có thêm nhiều gợi ý tham khảo, nhanh chóng trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách Cánh diều trang 39 đến 45.

Hóa 10 bài 7 trang 39 sách Cánh diều được biên soạn khoa học, chi tiết giúp các em rèn kỹ năng giải Hóa, so sánh đáp án vô cùng thuận tiện từ đó sẽ học tốt môn Hóa học 10. Đồng thời đây cũng là tài liệu giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án. Vậy sau đây là giải Hóa 10 trang 39 sách Cánh diều, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Trả lời câu hỏi và thảo luận Hóa 10 bài 7 Cánh diều

Câu 1

Các nguyên tố chu kì 2 có bao nhiêu lớp electron? Vẽ mô hình nguyên tử theo Rutherford – Bohr của Li và F để giải thích về sự khác biệt bán kính nguyên tử.

Gợi ý đáp án

Các nguyên tố chu kì 2 có 2 lớp electron.

Mô hình nguyên tử của Li (Z = 3) và F (Z = 9) theo Rutherford – Bohr như sau:

Li và F đều cùng có 2 lớp electron, tuy nhiên điện tích hạt nhân của F lớn hơn Li nên hạt nhân của F sẽ hút electron lớp ngoài cùng mạnh hơn làm cho bán kính nguyên tử F nhỏ hơn Li.

Câu 2

Dựa vào hình 7.5, hãy nhận xét quy luật chung về sự biến đổi độ âm điện của các nguyên tử nguyên tố nhóm A trong một chu kì, trong một nhóm

Gợi ý đáp án

Các nguyên tố chu kì 3, 4,5 theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử giảm dần từ trái quá phải.

Câu 3

Cặp electron liên kết của phân tử H2 có bị lệch về nguyên tử nào không? Vì sao?

Gợi ý đáp án

Phân tử H2 được tạo bởi 2 nguyên tử H, đều có độ âm điện là 2,2.

Như vậy lực hút electron của 2 nguyên tử H bằng nhau. Vậy trong phân tử H2 cặp electron sẽ không bị lệch về nguyên tử nào.

Câu 4 

Cặp electron liên kết bị lệch nhiều hơn trong phân tử NH3 hay trong phân tử H2O? Vì sao?

Gợi ý đáp án

Độ âm điện của H và N lần lượt là 2,2 và 3,0. Vậy nguyên tử N hút electron liên kết mạnh hơn nguyên tử H, gấp 3,0 : 2,2 = 1,36 lần.

Độ âm điện của H và O lần lượt là 2,2 và 3,4. Vậy nguyên tử N hút electron liên kết mạnh hơn nguyên tử H, gấp 3,4 : 2,2 = 1,54 lần.

Ta thấy 1,54 > 1,36 nên cặp electron liên kết bị lệch nhiều hơn trong phân tử H2O.

Câu 5

Viết công thức oxide cao nhất của các nguyên tố chu kì 2, từ Li đến N.

Gợi ý đáp án

Li thuộc nhóm IA ⟹ Li có hóa trị cao nhất là I, oxide cao nhất là Li2O

Be thuộc nhóm VIIA ⟹ Be có hóa trị cao nhất là II, oxide cao nhất là BeO

B thuộc nhóm IIIA ⟹ B có hóa trị cao nhất là III, oxide cao nhất là B2O3

C thuộc nhóm IVA ⟹ C có hóa trị cao nhất là IV, oxide cao nhất là CO2

N thuộc nhóm VA ⟹ N có hóa trị cao nhất là V, oxide cao nhất là N2O5

Câu 6 

Al(OH)3 thể hiện tính acid, tính base trong phản ứng nào trong ví dụ trên?

Gợi ý đáp án

Al(OH)3 thể hiện tính acid khi tác dụng với dung dịch NaOH:

Al(OH)3 + NaOH → Na[Al(OH)4]

Al(OH)3 thể hiện tính base khi tác dụng với dung dịch HCl

Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O

Giải Luyện tập Hóa 10 Cánh diều bài 7 trang 45

Bài 1 

Hoàn thành chỗ trống trong các câu sau:

a) Trong một chu kì, theo chiểu ... (1)... điện tích hạt nhân, độ âm điện của các nguyên tố có xu hướng tăng dần, tính base của các hydroxide ... (2)... dần.

b) Trong một nhóm, theo chiều ... (3)... điện tích hạt nhân, bán kính các nguyên tử có xu hướng giảm dần, tính acid của các oxide cao nhất ... (4)... dần.

c) Nhóm ...(5)... là nhóm chứa các nguyên tố đứmg đầu mỗi chu kì trong bảng tuần hoàn. Trong nhóm này, nguyên tử nguyên tố ...(6)... có bán kính lớn nhất. Số lượng các nguyên tố là kim loại của nhóm này là ...(7)...

Gợi ý đáp án

(1) tăng

(2) giảm

(3) tăng ;

(4) giảm

(5) IA;

(6) Cs;

(7) 5

Bài 2

Những đặc trưng nào sau đây thuộc về kim loại nhóm A, những đặc trưng nào thuộc về phi kim?

(1) Dễ nhường electron

(2) Dễ nhận electron

(3) Oxide cao nhất có tính base

(4) Oxide cao nhất có tính acid

Gợi ý đáp án

Đặc trưng của kim loại là:

(1) Dễ nhường electron

(3) Oxide cao nhất có tính base

Đặc trưng của phi kim là:

(2) Dễ nhận electron

(4) Oxide cao nhất có tính acid.

Bài 3

Trong hai phản ứng sau, phản ứng nào xảy ra, phản ứng nào không xảy ra? Giải thích.

a) H3PO4 + Na2SO4 → ?

b) HNO3 + Na2CO3 → ?

Gợi ý đáp án

a) H2SO4có tính acid mạnh hơn H3PO4=> Phản ứng không xảy ra

b) H2CO3 có tính acid yếu hơn HNO3 => Phản ứng xảy ra:

HNO3 + Na2CO3→ NaNO3 + H2O + CO2

Bài 4

Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố chu kì 2 và 3 như sau:

a) Sự lặp lại tuần hoàn về cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố ở chu kì 2 và 3 thể hiện như thế nào?

b*) Giải thích vì sao sự biến đổi tuần hoàn về cấu hình electron lớp ngoài cùng là nguyên nhân quyết định đến sự biến đổi tuần hoàn về tính chất hóa học của các đơn chất và hợp chất các nguyên tố chu kì 2 và 3. Lấy một số ví dụ để minh họa sự biến đổi tính chất hóa học của đơn chất và hợp chất.

Chia sẻ bởi: 👨 Tiêu Nại
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm