File Excel tính tiền nhận BHXH 01 lần cho người lao động năm 2022 Cách tính Bảo hiểm xã hội một lần

Bảo hiểm xã hội là sự bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Tuy nhiên trong quá trình tham gia BHXH, vì một số lý do khác nhau mà người lao động muốn được hưởng chế độ BHXH một lần.

Cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần như thế nào? Đối tượng nào được nhận bảo hiểm xã hội 1 lần? Là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Trong bài viết hôm nay Download.vn sẽ giới thiệu đến các bạn cách tính chi tiết nhất về BHXH 1 lần và File Excel tính số tiền nhận BHXH, mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

1. Đối tượng được nhận bảo hiểm xã hội 1 lần

Theo Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Điều 1 Nghị quyết 93/2015/QH13, người lao động được nhận BHXH 1 lần nếu thuộc một trong các trường hợp:

  • Đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH;
  • Đủ 55 tuổi mà chưa đủ 15 năm đóng BHXH và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện;
  • Ra nước ngoài để định cư;
  • Đang bị mắc bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
  • Công an, bộ đội khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu;
  • Người tham gia BHXH bắt buộc sau 01 năm nghỉ việc, người tham gia BHXH tự nguyện sau 01 năm không tiếp tục đóng BHXH mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH.

2. Cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần

Theo quy định tại khoản 2 Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội 2014, khoản 2 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần dựa trên số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm được tính bằng:

1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;

Mức hưởng = 1,5 x Mbqtl x Thời gian đóng BHXH trước năm 2014

2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;

Mức hưởng = 2 x Mbqtl x Thời gian đóng BHXH sau năm 2014

Cụ thể, theo Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, số tiền bảo hiểm xã hội 1 lần được xác định theo công thức:

Mức hưởng=(1,5 x Mbqtl x Thời gian đóng BHXH trước năm 2014)+(2 x Mbqtl x Thời gian đóng BHXH sau năm 2014)

- Trường hợp thời gian đóng BHXH chưa đủ một năm thì mức hưởng BHXH một lần được tính bằng 22% của các mức tiền lương tháng đã đóng BHXH, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Lưu ý: Khi tính mức hưởng BHXH một lần trong trường hợp thời gian đóng BHXH có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.

Trường hợp có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cả trước và sau ngày 01 tháng 01 năm 2014 mà thời gian đóng trước ngày 01 tháng 01 năm 2014 có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 trở đi để làm căn cứ tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

Ví dụ: Ông T có thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 16 năm 4 tháng (trong đó 10 năm 02 tháng đóng bảo hiểm xã hội trước ngày 01/01/2014). Bảo hiểm xã hội một lần của ông T được tính như sau:

- Ông T có 10 năm 02 tháng đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014; 02 tháng lẻ sẽ được chuyển sang giai đoạn từ năm 2014. Như vậy, số tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính bảo hiểm xã hội một lần của ông T được tính là 10 năm trước năm 2014 và 6 năm 4 tháng đóng bảo hiểm xã hội giai đoạn từ năm 2014 trở đi (được tính là 6,5 năm).

- Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần của ông T được tính như sau:

Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần=1,5 tháng x 10 năm + 2 tháng x 6,5 nămxMức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội

3. File Excel tính số tiền nhận BHXH 1 lần

Chỉ với một số thao tác đơn giản sau đây là các bạn đã biết được số tiền nhận BHXH 1 lần là bao nhiêu rồi.

  • Cột "Tiền lương/thu nhập tháng tính đóng BHXH": Thời gian nào không đóng thì để "0", không cần nhập.
  • Cột "Số tháng": Số tháng đóng BHXH tương ứng với năm (ví dụ năm 2010 chỉ đóng BHXH 3 tháng thì nhập 3, đóng 12 tháng nhập 12; Thời gian nào không đóng thì để "0", không cần nhập.

Bảng 1: Tính tiền BHXH một lần với trường hợp thời gian đóng BHXH từ 12 tháng trở lên.

NămTiền lương/thu nhập tháng
đóng BHXH
Số thángHệ số điều chỉnh
áp dụng năm 2021
Tổng tiền lương/thu nhập
sau điều chỉnh
Trước 1995005,010
Năm 1995004,250
Năm 1996004,020
Năm 1997003,890
Năm 1998003,610
Năm 1999003,460
Năm 2000003,520
Năm 2001003,530
Năm 2002003,400
Năm 2003003,290
Năm 2004003,060
Năm 2005002,820
Năm 2006002,620
Năm 2007002,420
Năm 2008001,970
Năm 2009001,840
Năm 2010001,690
Năm 2011001,420
Năm 2012001,300
Năm 2013001,220
Năm 2014001,180
Năm 2015001,170
Năm 20163.800.00021,148.664.000
Năm 20164.000.00091,1441.040.000
Năm 20174.070.000121,1053.724.000
Năm 20184.300.000121,0654.696.000
Năm 20194.520.000121,0355.867.200
Năm 20204.770.000121,0057.240.000
Năm 20214.770.00031,0014.310.000
Năm 20224.770.0004119.080.000

 Bảng 2: Tính tiền BHXH một lần với trường hợp thời gian đóng BHXH dưới 12 tháng.

NămTiền lương/thu nhập tháng
đóng BHXH
Số thángHệ số điều chỉnh
áp dụng năm 2021
Tổng tiền lương/thu nhập
sau điều chỉnh
Trước 1995005,010
Năm 1995004,250
Năm 1996004,020
Năm 1997003,890
Năm 1998003,610
Năm 1999003,460
Năm 2000003,520
Năm 2001003,530
Năm 2002003,400
Năm 2003003,290
Năm 2004003,060
Năm 2005002,820
Năm 2006002,620
Năm 2007002,420
Năm 2008001,970
Năm 2009001,840
Năm 2010001,690
Năm 2011001,420
Năm 2012001,300
Năm 2013001,220
Năm 2014001,180
Năm 2015001,170
Năm 20163.800.00091,1438.988.000
Năm 20174.070.00021,108.954.000
Năm 2018001,060
Năm 2019001,030
Năm 2020001,000
Năm 2021001,000

Lưu ý:

  • Với những năm mà NLĐ có thay đổi mức tiền lương đóng BHXH thì có thể chèn thêm số hàng tương ứng với số lần điểu chỉnh, ví dụ như năm 2016 như bảng bên có 01 lần điều chỉnh, hệ số điều chỉnh tiền lương của cùng 1 năm là như nhau, chỉ có tiền lương tính đóng là khác nhau.
  • Những cột khác sẽ tự động hiện kết quả
Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 9.712
  • Lượt xem: 19.386
  • Dung lượng: 56,5 KB
Sắp xếp theo