-
Tất cả
-
Học tập
- Lớp 1
- Lớp 2
- Lớp 3
- Lớp 4
- Lớp 5
- Thi vào 6
- Lớp 6
- Lớp 7
- Lớp 8
- Lớp 9
- Thi vào 10
- Lớp 10
- Lớp 11
- Lớp 12
- Thi THPT Quốc Gia
- Thi Đánh giá năng lực
- Cao đẳng - Đại học
- Cao học
- Giáo án
- Bài giảng điện tử
- Sách điện tử
- Học tiếng Nhật, Trung
- Thi IOE
- Thi Violympic
- Thi Trạng Nguyên
- Tác phẩm Văn học
- Đề thi
- Tài liệu Giáo viên
- Học tiếng Anh
- Mầm non - Mẫu giáo
- Tài liệu
-
Hướng dẫn
- Mua sắm trực tuyến
- TOP
- Internet
- Hôm nay có gì?
- Chụp, chỉnh sửa ảnh
- Thủ thuật Game
- Giả lập Android
- Tin học Văn phòng
- Mobile
- Tăng tốc máy tính
- Lời bài hát
- Tăng tốc download
- Thủ thuật Facebook
- Mạng xã hội
- Chat, nhắn tin, gọi video
- Giáo dục - Học tập
- Thủ thuật hệ thống
- Bảo mật
- Đồ họa, thiết kế
- Chính sách mới
- Dữ liệu - File
- Chỉnh sửa Video - Audio
- Tử vi - Phong thủy
- Ngân hàng - Tài chính
- Dịch vụ nhà mạng
- Dịch vụ công
- Cẩm nang Du lịch
- Sống đẹp
- Giftcode
-
Học tập
Nghị định số 59/2011/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần
Nghị định số 59/2011/NĐ-CP của Chính phủ: Về chuyển doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần.
CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 18 tháng 07 năm 2011 |
NGHỊ ĐỊNH
Về chuyển doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần
________
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật Chứng khoán ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,
NGHỊ ĐỊNH:
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Mục tiêu, yêu cầu của việc chuyển doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần (sau đây gọi tắt là cổ phần hóa)
1. Chuyển đổi những doanh nghiệp mà Nhà nước không cần giữ 100% vốn sang loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu; huy động vốn của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài để nâng cao năng lực tài chính, đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức quản lý nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
2. Bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động trong doanh nghiệp.
3. Thực hiện công khai, minh bạch theo nguyên tắc thị trường; khắc phục tình trạng cổ phần hóa khép kín trong nội bộ doanh nghiệp; gắn với phát triển thị trường vốn, thị trường chứng khoán.
Điều 2. Đối tượng cổ phần hóa
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế; Tổng công ty Nhà nước (kể cả Ngân hàng Thương mại Nhà nước).
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là doanh nghiệp thuộc các Bộ; cơ quan ngang Bộ; cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước chưa chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Điều 3. Điều kiện cổ phần hóa
1. Các doanh nghiệp quy định tại Điều 2 Nghị định này thực hiện cổ phần hóa khi đảm bảo đủ 02 điều kiện:
a) Không thuộc diện Nhà nước cần nắm giữ 100% vốn điều lệ. Danh mục doanh nghiệp thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Thủ tướng Chính phủ quyết định trong từng thời kỳ.
b) Còn vốn Nhà nước sau khi đã được xử lý tài chính và đánh giá lại giá trị doanh nghiệp.
2. Trường hợp sau khi đã được xử lý tài chính và xác định lại giá trị doanh nghiệp theo quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này mà giá trị thực tế doanh nghiệp thấp hơn các khoản phải trả thì cơ quan có thẩm quyền quyết định phương án cổ phần hóa chỉ đạo doanh nghiệp phối hợp với Công ty Mua bán nợ Việt Nam và các chủ nợ của doanh nghiệp xây dựng phương án tái cơ cấu doanh nghiệp; trường hợp phương án tái cơ cấu doanh nghiệp không khả thi và hiệu quả thì chuyển sang thực hiện các hình thức chuyển đổi khác theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Hình thức cổ phần hóa
1. Giữ nguyên vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.
2. Bán một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa bán bớt một phần vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.
3. Bán toàn bộ vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa bán toàn bộ vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.
Điều 5. Phương thức bán cổ phần lần đầu
1. Việc bán cổ phần lần đầu được thực hiện theo các phương thức đấu giá công khai, bảo lãnh phát hành, thỏa thuận trực tiếp theo quy định tại Chương IV Nghị định này.
2. Tùy theo đối tượng và điều kiện mua cổ phần lần đầu, cơ quan quyết định cổ phần hóa xác định phương thức bán cổ phần phù hợp.
3. Bộ Tài chính hướng dẫn chi tiết phương thức bán cổ phần lần đầu theo các quy định tại Nghị định này.
Download file tài liệu để xem thêm chi tiết
Link Download chính thức:
Tài liệu tham khảo khác
Văn bản Pháp luật tải nhiều
Có thể bạn quan tâm
-
Soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (2) - Cánh diều 7
10.000+ 3 -
Cảm nhận về bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến
100.000+ -
Mẫu vở tập tô chữ cho bé - Tập tô chữ cái cho bé chuẩn bị vào lớp 1
100.000+ -
Phân tích bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến (3 Dàn ý + 19 mẫu)
1M+ 1 -
Văn mẫu lớp 9: Nghị luận về vai trò của lao động đối với con người
10.000+ -
Văn mẫu lớp 10: Dàn ý phân tích bài thơ Nắng mới (5 mẫu)
10.000+ -
Văn mẫu lớp 10: Cảm nhận bài thơ Nắng mới (Dàn ý + 6 Mẫu)
50.000+ -
Dẫn chứng Thất bại là mẹ thành công
10.000+ -
Dẫn chứng về vẻ đẹp tâm hồn - Tấm gương về vẻ đẹp tâm hồn tiêu biểu
10.000+ -
Văn mẫu lớp 9: Nghị luận về bạo lực ngôn từ
10.000+