-
Tất cả
-
Học tập
-
Lớp 1
-
Lớp 2
-
Lớp 3
-
Lớp 4
-
Lớp 5
-
Thi vào 6
-
Lớp 6
-
Lớp 7
-
Lớp 8
-
Lớp 9
-
Thi vào 10
-
Lớp 10
-
Lớp 11
-
Lớp 12
-
Thi THPT QG
-
Thi ĐGNL
-
Đề thi
-
Thi IOE
-
Thi Violympic
-
Trạng nguyên Tiếng Việt
-
Văn học
-
Sách điện tử
-
Học tiếng Anh
-
Tiếng Nhật
-
Mầm non
-
Cao đẳng - Đại học
-
Giáo án
-
Bài giảng điện tử
-
Cao học
-
Tài liệu Giáo viên
-
Công thức toán
-
-
Tài liệu
-
Hướng dẫn
-
Địa lí 6 Bài 25: Sự phân bố các đới thiên nhiên trên Trái đất Soạn Địa 6 trang 175 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Địa lí lớp 6 Bài 25: Sự phân bố các đới thiên nhiên trên Trái đất giúp các em học sinh lớp 6 tham khảo, nắm chắc kiến thức, dễ dàng trả lời toàn bộ câu hỏi trong SGK Lịch sử - Địa lí 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống trang 175, 176.
Với lời giải chi tiết, dễ hiểu, các em sẽ nắm được những kiến thức quan trọng của Bài 25 Chương 6: Đất và sinh vật trên trái đất. Đồng thời, cũng giúp thầy cô dễ dàng soạn giáo án cho học sinh của mình. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Soạn Địa 6 Bài 25: Sự phân bố các đới thiên nhiên trên Trái đất
Phần nội dung bài học
❓Xác định trên bản đồ hình 2 phạm vi của các đới thiên nhiên trên Trái Đất.
Trả lời:
Phạm vi của các đới thiên nhiên trên Trái Đất:
- Đới nóng khoảng từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam.
- Hai đới ôn hòa khoảng từ chí tuyến Bắc và Nam đến vòng cực Bắc và vòng cực Nam.
- Hai đới lạnh khoảng từ vòng cực Bắc về cực Bắc và vòng cực Nam về cực Nam.
❓Dựa vào kiến thức đã học và hình 1, hãy trình bày về đặc điểm của một đới thiên nhiên.
Trả lời:
Đặc điểm thiên nhiên đới nóng:
- Giới hạn: Đới nóng khoảng từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam.
- Đặc điểm của đới nóng:
- Khí hậu: nóng và lượng mưa tập trung vào một mùa, càng gần hai chí tuyến thời kì khô hạn càng kéo dài và biên độ nhiệt trong năm càng lớn.
- Giới thực - động vật đa dạng và phong phú.
Phần luyện tập và vận dụng
Luyện tập
❓Quan sát hình 2 kết hợp với các kiến thức đã học, em hãy hoàn thành bảng sau vào vở.
CÁC ĐỚI THIÊN NHIÊN TRÊN TRÁI ĐẤT
Đới |
Phạm vi |
Khí hậu |
Thực vật, động vật |
Nóng |
|
|
|
Ôn hòa |
|
|
|
Lạnh |
|
|
|
Trả lời:
CÁC ĐỚI THIÊN NHIÊN TRÊN TRÁI ĐẤT
Đới |
Phạm vi |
Khí hậu |
Thực vật, động vật |
Nóng |
Khoảng từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam |
- Nhiệt độ quanh năm cao (trung bình trên 200C). Càng gần chí tuyến, thời kì khô hạn càng kéo dài, biên độ nhiệt càng lớn. - Lượng mưa trung bình năm từ 1000mm - 2000mm, chủ yếu tập trung vào mùa mưa. |
Đa dạng phong phú: - Động vật: voi, khỉ, hươu, nai, dê, hổ, sóc,... - Thực vật: dừa, bông, mía, lạc, cà phê, điều,... |
Ôn hòa |
Từ 23027'B đến 630 33'B; từ 23027'N đến 63033'N. |
- Khí hậu trung gian giữa đới nóng và đới lạnh, lượng nhiệt trung bình. - Lượng mưa từ 500 - 1000mm. |
Thiên nhiên thay đổi theo mùa. Động, thực vật tương đối đa dạng. |
Lạnh |
Từ 63033'B đến 900B; từ 63033'N đến 900N. |
- Khí hậu vô cùng khắc nghiệt. + Mùa đông rất dài, thường có bão tuyết. Nhiệt độ trung bình luôn dưới -100C, thậm chí xuống đến -500C. + Mùa hạ thật sự chỉ kéo dài 2-3 tháng, nhiệt độ có tăng lên (ít vượt quá 100C). - Lượng mưa trung bình năm thấp (dưới 500mm). |
- Thực vật nấm lùn, chủ yếu là rêu, địa y và các loại cây thân thảo. - Động vật: gấu trắng, chim cánh cụt,... |
Vận dụng
❓Tìm và xác định vị trí của nước ta trên hình 2. Từ đó, nêu một số đặc điểm của thiên nhiên Việt Nam.
Trả lời:
Nước ta ở nằm hoàn toàn trong khu vực đới nóng, vì vậy thiên nhiên Việt Nam mang đặc điểm của đới nóng:
- Việt Nam là nước nhiệt đới gió mùa ẩm.
- Một số đặc điểm của khí hậu
- Số giờ nắng: 1400 - 3000 giờ/năm.
- Nhiệt độ trung bình năm trên 210C.
- Lượng mưa trung bình năm lớn: 1500 - 2000 mm/năm.
- Độ ẩm không khí trên 80%.
- Trong năm có hai mùa gió: Gió mùa mùa đông với tính chất cơ bản lạnh khô đầu mùa, lạnh ẩm cuối và giữa mùa; Gió mùa mùa hạ với tính chất nóng, ẩm.
- Động vật, thực vật đa dạng và phong phú.
Lý thuyết Sự phân bố các đới thiên nhiên trên Trái Đất
1. Đới nóng
- Khí hậu: Là nơi có nhiệt độ cao.
- Đặc điểm
- Giới thực, động vật hết sức đa dạng và phong phú.
- Sinh vật tiêu biểu: rừng Xavan, linh dương, ngựa vằn,…
2. Đới ôn hoà
- Khí hậu mang tính trung gian giữa đới nóng và đới lạnh.
- Cảnh quan thay đổi theo vĩ độ và ảnh hưởng của dòng biển nóng cùng gió Tây ôn đới.
- Thực vật chủ yếu là cây lá kim: thông, linh sam, vân sam, tuyết tùng,...
- Động vật chủ yếu là sóc, nhím, gấu nâu, chó sói, hổ Tai-ga,…
3. Đới lạnh
- Khí hậu vô cùng khắc nghiệt, băng tuyết quanh năm.
- Thực vật thấp lùn, chủ yếu là rêu, địa y và các loại cây thân thảo tồn tại trong mùa hạ ngắn ngủi, tạo nên cảnh quan đài nguyên.
- Động vật là các loài thích nghi được với khí hậu lạnh như gấu trắng, chim cánh cụt,...

Chọn file cần tải:
-
Địa lí 6 Bài 25: Sự phân bố các đới thiên nhiên trên Trái đất 114 KB Tải về
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Tài liệu tham khảo khác
Lớp 6 tải nhiều
Có thể bạn quan tâm
-
Bản tự kiểm điểm Đảng viên dự bị - Bản kiểm điểm Đảng viên dự bị theo Hướng dẫn 12
10.000+ -
Bài tập câu Tường thuật môn tiếng Anh lớp 8 (Có đáp án)
10.000+ -
Tập làm văn lớp 4: Viết mở bài và kết bài tả cái trống trường em (12 mẫu)
10.000+ -
Đề thi thử vào lớp 10 môn tiếng Anh năm 2019 - 2020 sở GD&ĐT Hà Nội
10.000+ -
Kế hoạch dạy học môn Lịch sử 12 sách Chân trời sáng tạo
10.000+ 3 -
Kỹ thuật lập trình - Học ngôn ngữ lập trình
50.000+ -
Văn mẫu lớp 12: Nghị luận xã hội cách nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn
100.000+ -
Bộ đề ôn tập môn Toán lớp 5 năm 2023 - 2024
100.000+ -
Bài tập đọc hiểu tiếng Anh lớp 7 - Các bài đọc hiểu tiếng Anh 7
50.000+ -
Danh sách mã Tỉnh, mã Huyện, mã Xã thi THPT Quốc gia 2024
100.000+ 2
Mới nhất trong tuần
-
Phần Lịch sử
- Chương 1: Vì sao phải học Lịch sử?
- Chương 4: Xã hội nguyên thủy
- Chương 3: Xã hội cổ đại
- Chương 4: Đông Nam Á từ những thế kỉ tiếp giáp đầu Công nguyên đến thế kỉ X
-
Chương 5: Việt Nam từ khoảng thế kỉ VII Trước Công nguyên đến đầu Thế kỉ X
- Bài 14: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc
- Bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc
- Bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X
- Bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt
- Bài 18: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X
- Bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X
- Bài 20: Vương quốc Phù Nam
-
Phần Địa lí
- Không tìm thấy