-
Tất cả
-
Học tập
-
Lớp 1
-
Lớp 2
-
Lớp 3
-
Lớp 4
-
Lớp 5
-
Thi vào 6
-
Lớp 6
-
Lớp 7
-
Lớp 8
-
Lớp 9
-
Thi vào 10
-
Lớp 10
-
Lớp 11
-
Lớp 12
-
Thi THPT QG
-
Thi ĐGNL
-
Đề thi
-
Thi IOE
-
Thi Violympic
-
Trạng nguyên Tiếng Việt
-
Văn học
-
Sách điện tử
-
Học tiếng Anh
-
Tiếng Nhật
-
Mầm non
-
Cao đẳng - Đại học
-
Giáo án
-
Bài giảng điện tử
-
Cao học
-
Tài liệu Giáo viên
-
Công thức toán
-
-
Tài liệu
-
Hướng dẫn
-
Địa lí 6 Bài 6: Trái Đất trong hệ Mặt Trời Soạn Địa 6 trang 116 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Địa lí lớp 6 Bài 6: Trái Đất trong hệ Mặt Trời giúp các em học sinh lớp 6 tham khảo, nắm chắc kiến thức, dễ dàng trả lời toàn bộ câu hỏi trong SGK Lịch sử - Địa lí 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống trang 116, 117.
Qua đó, giúp các em xác định được vị trí của Trái đất trong hệ Mặt trời, mô tả được hình dạng và kích thước của Trái đất. Đồng thời, cũng giúp thầy cô soạn giáo án Bài 6 Chương 2: Trái đất - Hành tinh của hệ mặt trời. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Soạn Địa 6 Bài 6: Trái Đất trong hệ Mặt Trời
Phần mở đầu
❓Chúng ta đang sống trên Trái Đất, một hành tinh trong Vũ Trụ bao la, chắc hẳn không ít lần chúng ta đặt câu hỏi về nơi mình đang sống: Trái Đất nằm ở đâu trong Vũ Trụ? Trái Đất có hình dạng như thế nào?...
Cùng tìm nội nội dung bài sau đây để trả lời cho câu hỏi này.
Phần nội dung bài học
Câu 1
❓Dựa vào hình 1, em hãy cho biết:
- Trái Đất nằm ở vị trí thứ mất theo thứ tự xa dần Mặt Trời.
- Ý nghĩa của khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời.
Trả lời:
- Trái Đất nằm ở vị trí thứ 3 theo thứ tự xa dần Mặt Trời.
- Ý nghĩa: đây là khoảng cách lí tưởng cho Trái Đất nhận được lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp để sự sống có thể tồn tại và phát triển.
Câu 2
❓Có bạn cho rằng Trái Đất là một mặt phẳng. Bằng hiểu biết và các thông tin, hình ảnh trong bài, em hãy nêu một số ví dụ để thuyết phục bạn đó rằng Trái Đất có dạng khối cầu.
Trả lời:
Một số sự kiện và hiện tượng chứng tỏ Trái Đất hình cầu:
- Trái đất có hình cầu vì Trái Đất có bán kính Xích đạo là 6 378 km, diện tích bề mặt là 510 triệu
- Có hiện tượng ngày đêm và độ dài của nó.
- 20/09/1519: Magellan bắt đầu hành trình vòng quanh thế giới
- Dạng khối cầu của Trái Đất chụp từ vệ tinh
- Khi nguyệt thực xảy ra (Trái đất từ từ di chuyển vào giữa, thẳng hàng với Mặt trăng và Mặt trời), phần tối trên bề mặt Mặt trăng có hình tròn. Đây chính là bóng của Trái đất, cũng chính là đầu mối tuyệt vời chứng minh hành tinh của chúng ta có dạng hình cầu.
Phần luyện tập và vận dụng
Câu 1
❓ Dựa vào hình 1, hãy cho biết các hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời
Trả lời:
Có tất cả tám hành tinh trong hệ mặt trời: Thủy tinh, Kim tinh, Trái đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh và Hải Vương tinh.
Câu 2
❓ Giả sử có người sinh sống ở hành tinh khác, em hãy viết một lá thư khoảng 10 dòng giới thiệu về Trái Đất của chúng ta với họ.
Trả lời:
Mẫu 1:
Xin chào các bạn, tên của mình là Hoàng. Năm nay mình 12 tuổi và mình đến từ hành tinh thứ ba trong Hệ Mặt Trời - đó là Trái Đất hay "Hành tinh Xanh". Không biết các bạn đã biết đến hành tinh của mình chưa, nó thực sự rất xinh đẹp và nhiều điều lí thú đó. Trái đất có hình cầu, nó không chỉ là nơi con người có thể sinh sống - mà còn được biết đến như nguồn gốc của sự sống. Con người đã xuất hiện trên Trái Đất cách đây hàng triệu năm. Trái Đất của mình cũng như hành tinh của bạn, quay quanh Mặt Trời. Và nó thì mất gần 24 giờ để quay hết 1 vòng. Trái Đất là một hành tinh đất đá, có nghĩa là nó có cấu tạo đất đá cứng, khác với những hành tinh khí khổng lồ như Sao Mộc. Trái Đất là hành tinh lớn nhất trong bốn hành tinh đất đá của hệ Mặt Trời, về cả kích thước và khối lượng. ... Và đồng thời nó cũng là hành tinh đất đá duy nhất mà các mảng kiến tạo còn hoạt động. 70% hành tinh của chúng tớ được bao phủ là nước, còn 30% là lớp vỏ rắn nằm trên mực nước biển. Với sự khám phá, tìm tòi cùng khoa học kĩ thuật phát triển, con người chúng tớ đã thám hiểm và đặt chân đến một số hành tinh khác trong hệ mặt trời. Đó chỉ là một vài đặc điểm nổi bật của hành tinh tớ thôi, còn hành tinh của bạn thì sao? Kể cho mình nghe vào lá thư tới nhé. Mong sớm nhận được thư của bạn.
Mẫu 2:
Xin chào bạn, mình tên là Minh Anh. Năm nay mình 11 tuổi và mình đến từ Trái Đất. Trái Đất của mình nằm ở vị trí thứ 3 tính từ Mặt Trời, vì vậy hành tinh của mình khá nóng. Tuy nhiên Trái Đất kì diệu của minh có một lớp khí quyển bao quanh giúp điều hoà nhiệt độ để phù hợp cho các sinh vật sống trên bề mặt của nó đấy.
Trái Đất của mình có chu vi là 6 378 km, còn diện tích bề mặt Trái Đất lên tới 510 triệu km2. Hành tinh của bạn lớn hơn hay nhỏ hơn Trái Đất của mình vậy?
Trái Đất của mình có dạng hình cầu nên chúng mình có ban ngày và ban đêm kéo dài 24 tiếng mỗi ngày. Nên ban ngày bọn mình được học tập, vui chơi còn ban đêm chúng mình sẽ nghỉ ngơi để lấy lại sức khoẻ và tinh thần cho ngày hoạt động tiếp theo. Còn các bạn thì sao? Các bạn có học tập hay làm việc vào lúc mặt trời chiếu sáng và đi ngủ khi trời tối như chúng mình không? Bạn kể cho mình nghe với nhé.
Mẫu 3:
Xin chào các bạn!
Mình tên là A, là con người đến từ Trái Đất. Trái Đất của chúng mình là hành tinh thứ ba trong Hệ Mặt Trời. Không biết các bạn đã biết đến hành tinh của mình chưa, nó thực sự rất xinh đẹp và nhiều điều lí thú đó.
Trái đất của chúng mình có hình cầu, nó không chỉ là nơi con người có thể sinh sống - mà còn được biết đến như nguồn gốc của sự sống. Con người đã xuất hiện trên Trái Đất cách đây hàng triệu năm. Trái Đất của mình luôn quay quanh Mặt Trời, và mất 1 năm để quay hết một vòng. Ngoài ra, Trái Đất còn tự xoay quanh mình nó trong 24 giờ để đảm bảo mọi nơi trên bề mặt Trái Đất đều nhận được ánh sáng.
Trái Đất là một hành tinh đất đá, vỏ ngoài của nó được cấu tạo từ nhiều loại đất đá khác nhau, 70% hành tinh của chúng tớ được bao phủ là nước, còn 30% là lớp vỏ rắn nằm trên mực nước biển.
Với sự khám phá, tìm tòi cùng khoa học kĩ thuật phát triển, con người chúng tớ đã thám hiểu và đặt chân đến một số hành tinh khác trong hệ mặt trời. Đó chỉ là một vài đặc điểm nổi bật của hành tinh tớ thôi, còn hành tinh của bạn thì sao? Kể cho mình nghe vào lá thư tới nhé. Mong sớm nhận được thư của bạn.
>> Tham khảo: Viết một lá thư giới thiệu về Trái Đất

Chọn file cần tải:
-
Địa lí 6 Bài 6: Trái Đất trong hệ Mặt Trời 249 KB Tải về
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Tài liệu tham khảo khác
-
Viết một lá thư giới thiệu về Trái Đất (6 mẫu)
-
Địa lí 6 Bài 4: Kí hiệu và bảng chú giải bản đồ. Tìm đường đi trên bản đồ
-
Địa lí 6 Bài 3: Tỉ lệ bản đồ. Tính khoảng cách thực tế dựa vào tỉ lệ bản đồ
-
Địa lí 6 Bài 8: Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và hệ quả
-
Địa lí 6 Bài 7: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và hệ quả
-
Địa lí 6 Bài 5: Lược đồ trí nhớ
-
Địa lí 6 Bài 10: Cấu tạo của Trái Đất. Các mảng kiến tạo
-
Địa lí 6 Bài 9: Xác định phương hướng ngoài thực tế
Lớp 6 tải nhiều
Có thể bạn quan tâm
-
Văn mẫu lớp 11: Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ Vội vàng
50.000+ -
Tìm ý đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc trước một cảnh đẹp ở quê hương hoặc nơi em ở
10.000+ -
Tập làm văn lớp 5: Tả một người ở địa phương em sinh sống (Dàn ý + 9 mẫu)
50.000+ 2 -
Tập làm văn lớp 5: Tả cảnh biển Vũng Tàu
100.000+ 10 -
Văn mẫu lớp 12: Ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa (9 Mẫu)
50.000+ -
Văn mẫu lớp 11: Suy nghĩ về vẻ đẹp của một bức tranh hoặc pho tượng mà em cho là có giá trị
10.000+ -
Bài tập thì quá khứ đơn Tiếng Anh lớp 7
50.000+ 1 -
Viết đoạn văn nêu tình cảm cảm xúc của em về Vịnh Hạ Long (8 mẫu)
10.000+ 1 -
Tìm nghiệm của đa thức - Cách tìm nghiệm của đa thức
10.000+ -
Văn mẫu lớp 12: Tổng hợp kết bài Hồn Trương Ba, da hàng thịt (42 mẫu)
100.000+
Mới nhất trong tuần
-
Phần Lịch sử
- Chương 1: Vì sao phải học Lịch sử?
- Chương 4: Xã hội nguyên thủy
- Chương 3: Xã hội cổ đại
- Chương 4: Đông Nam Á từ những thế kỉ tiếp giáp đầu Công nguyên đến thế kỉ X
-
Chương 5: Việt Nam từ khoảng thế kỉ VII Trước Công nguyên đến đầu Thế kỉ X
- Bài 14: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc
- Bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc
- Bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X
- Bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt
- Bài 18: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X
- Bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X
- Bài 20: Vương quốc Phù Nam
-
Phần Địa lí
- Không tìm thấy