Địa lí 6 Bài 28: Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên Soạn Địa 6 trang 184 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Giải bài tập SGK Địa lí 6 trang 184, 185, 186 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 6 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 28: Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên của Chương 7: Con người và thiên nhiên.

Thông qua đó, các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi của bài 28 Chương 7 trong sách giáo khoa Địa lí 6 Kết nối tri thức với cuộc sống. Mời các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn để chuẩn bị thật tốt:

Phần nội dung bài học

1. Tác động của thiên nhiên đến con người

❓Đọc thông tin trong mục a và quan sát hình 1, 2; em hãy nêu ví dụ về tác động của thiên nhiên đối với đời sống con người.

Hình 1, 2

Trả lời:

Ví dụ tác động của thiên nhiên đối với đời sống con người:

  • Trong cuộc sống hằng ngày thiên nhiên cung cấp cho chúng ta không khí, ánh sáng, nhiệt độ, nước,... để con người có thể tồn tại.
  • Thiên nhiên cung cấp cho chúng ta nguồn lương thực tự nhiên (hoa, quả, trà, rau xanh, thịt,…).
  • Các điều kiện tự nhiên như địa hình (cao hay thấp, gồ ghề hay bằng phẳng...), khí hậu (nóng hay lạnh, mưa nhiều hay mưa ít,...), đất trồng, nguồn nước,… đều có ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư, đời sống và sinh hoạt hằng ngày của con người.

❓Dựa vào thông tin trong mục b và các hình 3, 4, 5; em hãy nêu ví dụ về tác động của thiên nhiên tới sản xuất (nông nghiệp, công nghiệp hoặc du lịch).

Hình 3, 4, 5

Trả lời:

Ví dụ về tác động của thiên nhiên tới sản xuất (nông nghiệp, công nghiệp hoặc du lịch)

* Đối với sản xuất nông nghiệp

  • Nông nghiệp là ngành sản xuất chịu tác động rõ rệt nhất của tự nhiên vì cây trồng và vật nuôi là đối tượng của sản xuất nông nghiệp.
  • Cây trồng, vật nuôi chỉ có thể tồn tại và phát triển bình thường khi có nhiệt độ, nước, ánh sáng, không khí,... thích hợp.

* Đối với sản xuất công nghiệp

  • Các loại tài nguyên thiên nhiên (đặc biệt là khoáng sản) là nguồn cung cấp nhiên liệu, năng lượng, nguyên liệu để các ngành công nghiệp hoạt động.
  • Các loại tài nguyên khác như thủy, hải sản, động vật sống,… cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp khai thác và chế biến.

* Đối với du lịch

  • Cảnh quan địa hình, khí hậu thuận lợi hay hạn chế du lịch phát triển.
  • Sông, hồ tạo ra cảnh quan đẹp, phát triển du lịch trải nghiệm, sinh thái và nghỉ dưỡng,…

2. Tác động của con người tới thiên nhiên

❓Theo em, những tác động nào của con người khiến tài nguyên thiên nhiên bị suy thoái.

Trả lời:

Những tác động của con người khiến tài nguyên thiên nhiên bị suy thoái

  • Khai thác quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
  • Nạn chặt phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy và săn bắt động vật hoang dã.
  • Sử dụng các chất hóa học, phân bón quá mức gây suy thoái đất.
  • Các hoạt động công nghiệp xả thải các chất bẩn, khí Cacbonic làm ô nhiễm môi trường,…

❓Dựa vào hình 6, 7 và hiểu biết của em, hãy kể tên một số loại rác thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp do con người đưa vào môi trường thiên nhiên.

Hình 6, 7

Trả lời:

Một số loại rác thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp của con người:

  • Một số loại rác thải sinh hoạt: tro xỉ, tro than, các loại rau, củ quả đã bị hư, thối; các loại bã chè, bã cafe; các loại vỏ ốc, vỏ trứng; các loại vỏ lon nước ngọt/lon bia/vỏ hộp trà;…
  • Một số loại rác thải công nghiệp: hóa chất, chất thải công nghiệp; đồ da, đồ cao su, gạch, đồ sành, bình thủy tinh vỡ; chất thải ngành than, dầu khí;...
  • Một số loại rác thải nông nghiệp: phân bón, hóa chất dư thừa; phân của động vật, chất thải của nông nghiệp, rơm rạ, cỏ, bao bì, vỏ chai nhựa,…

Phần luyện tập và vận dụng

Luyện tập

Câu 1: Em hãy nêu ví dụ về tác động của thiên nhiên đến sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải và du lịch.

Trả lời:

- Tác động của thiên nhiên đến sản xuất nông nghiệp

  • Năm 2020, hạn hán xảy ra mạnh ở Đồng bằng sông Cửu Long khiến nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, thiệt hại lớn về hoa màu và cây ăn quả.
  • Năm 2020, mưa bão kỷ lục ở miền Trung làm thiệt hại hàng nghìn tỉ đồng, nhiều người chết,…

- Tác động của thiên nhiên đến công nghiệp

  • Lũ, bão làm hạn chế thời gian đi biển (đánh bắt hải sản), khai thác khoáng sản.
  • Địa hình hiểm trở khó khăn thác khoáng sản, phát triển công nghiệp,…

- Tác động của thiên nhiên đến giao thông vận tải

  • Vào ngày mưa bão, sương mù dày đặc, các hãng hàng không sẽ lùi hoặc hoãn lịch bay,…
  • Vũng, vịnh biển thích hợp xây dựng cảng biển, neo đậu thuyền khi có bão,…

- Tác động của thiên nhiên đến du lịch

  • Tây Bắc thu hút khách du lịch nhờ có nhiều dạng địa hình, khí hậu mát mẻ, nhiều cảnh quan.
  • Dọc bờ biển có nhiều bãi tắm đẹp, nhiều đảo ven bờ thu hút khách du lịch trong và ngoài nước,…

Câu 2: Hãy nêu một số hành động của con người làm ô nhiễm môi trường không khí và nước.

Một số hành động của con người làm ô nhiễm môi trường không khí và nước là:

  • Thải nước thải sinh hoạt, công nghiệp ra ao, hồ, sông, suối.
  • Đổ các loại rác bừa bãi, gần bờ sông, suối gây mùi hôi thối.
  • Nhiều loại phương tiện giao thông (ô tô, xe máy, tàu hỏa,…) xả thải nhiều khí CO2.
  • Đốt các chất thải nông nghiệp, công nghiệp ô nhiễm không khí,…
  • Sử dụng lãng phí, bừa bãi các nguồn nước

Vận dụng

Câu 3: Ở nơi em sinh sống, điều kiện tự nhiên nào tác động nhiều nhất tới đời sống và sản xuất của người dân? Tại sao?

Trả lời:

- Học sinh lựa chọn nhân tố tự nhiên (đất, nước, địa hình,…) phù hợp với địa phương sinh sống.

- Ví dụ:

  • Ở đồng bằng, đất trồng tác động nhiều nhất tới đời sống và sản xuất của người dân. Đất ở đồng bằng chủ yếu là đất phù sa, màu mỡ, giàu dinh dưỡng thích hợp trồng cây hoa màu và cây ăn quả. Đặc biệt là trồng lúa nước.
  • Ở ven biển, khí hậu có tác động lớn và ảnh hưởng đến số ngày ra khơi, phơi sấy sản phẩm thủy sản, làm muối,…

Câu 4: Em hãy nêu một số sáng kiến để có thể giảm việc sử dụng túi ni-lông trong đời sống hằng ngày.

Một số sáng kiến để có thể giảm việc sử dụng túi ni-lông trong đời sống hằng ngày:

- Sử dụng các loại túi đựng hàng thay thế

  • Túi giấy, túi vải sử dụng nhiều lần.
  • Túi ni lông tự huỷ, phân hủy sinh học.
  • Sử dụng một túi ni-lông nhiều lần (tái sử dụng).

- Xây dựng hệ thống thu gom, tái chế, tái sử dụng túi ni lông.

- Khuyến khích người bán và người mua hàng giảm thiểu sử dụng túi ni-lông.

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về tác hại của túi ni lông đối với kinh tế - xã hội, môi trường và sức khỏe cộng đồng.

Chia sẻ bởi: 👨 Tử Đinh Hương
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm