Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn nghị luận về Đừng nói những điều đã đọc mà hãy nói những điều đã hiểu Viết đoạn văn nghị luận 200 chữ

Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn nghị luận về Đừng nói những điều đã đọc mà hãy nói những điều đã hiểu mang đến bài văn mẫu siêu hay. Giúp các em có thêm nhiều nguồn tư liệu tham khảo, biết cách lựa chọn ngôn từ để hoàn thiện bài văn của riêng mình.

Viết đoạn văn về Đừng nói những điều đã đọc mà hãy nói những điều đã hiểu cực chất dưới đây được viết rất hay với văn phong rõ ràng, dễ hiểu có thể tự học để mở rộng, nâng cao kiến thức. Ngoài ra các bạn xem thêm: đoạn văn nghị luận về tầm quan trọng của tiếng nói dân tộc trong thời kì mới, đoạn văn nghị luận về sức mạnh của lòng tốt, đoạn văn nghị luận về giá trị của bản thân.

Viết đoạn văn về Đừng nói những điều đã đọc mà hãy nói những điều đã hiểu

Nếu ai đó quăng cho bạn một cuốn sách và nói “Đọc đi rồi trình bày lại cho tôi”. Có lẽ quá đơn giản. Vì chẳng khác nào,, một giáo viên yêu cầu học sinh của mình trả bài. Vấn đề là bạn có hiểu cuốn sách, nội dung kiểm tra ấy nói gì không? Bởi vậy mới có câu: "Đừng nói những điều đã đọc mà hãy nói những điều đã hiểu". “Những điều đã đọc” thực chất là muốn nói tới những điều chúng ta tiếp cận, nhìn thấy ở cuộc sống. Còn “những điều đã hiểu” là những thứ mà các bạn không chỉ nhìn thấy mà còn phải đặt mình vào nó, suy nghĩ về nó đã thật thấu đáo. Vậy là hai điều này ở hai mức độ hoàn toàn khác nhau, hay nói cách khác một thứ là ở mức độ nhìn nhận, còn một thứ là ở mức độ thấu hiểu. Quả thực, nếu chỉ cần nhìn nhận mọi thứ ở cuộc sống này ai cũng có thể phát biểu được. Chẳng thế mà, chỉ cần một đoạn clip ngắn, một bức ảnh nào đó trên mạng lập tức người ta lao vào, “cào bàn phím” để nói những điều mình nhìn thấy. Điều này thực sự đáng sợ! Vì vô tình chúng ta đã đánh giá sai sự việc chỉ qua những điều chúng ta nhìn thấy. Đúng như ý kiến “Đừng nói những điều đã đọc”. Những điều ấy chưa phải là hết sự thật, nó chỉ phản ánh một phần, một khoảnh khắc của sự việc. Mà phải nói “những điều đã hiểu”. Chỉ khi hiểu hết, người ta mới biết chân tướng của sự thật là gì. Bạn đọc nhiều, nhìn thấy nhiều nhưng chưa chắc bạn đã nói đúng. Cuộc sống không thể nào mang mớ lý thuyết suông, sách vở, giáo điều ra để nói lý được. Khi chưa hiểu, bạn nói sẽ trở thành người thiển cận, thiếu suy xét và toàn diện. Cho nên, hãy nói những gì bạn thực sự hiểu, khi đó bạn vừa thể hiện được trình độ của mình vừa tìm được cách chia sẻ với người khác, dựa trên tinh thần cảm thông và chân thành. Đôi khi chỉ cần tiến đến chữ “hiểu” trong cuộc sống này đã đủ làm cho những phát ngôn của chúng ta mang đến những điều tốt đẹp cho cuộc sống.

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt xem: 01
  • Dung lượng: 83,6 KB
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨