Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn nghị luận về văn hóa xếp hàng (Dàn ý + 4 Mẫu) Những bài văn hay lớp 12

Viết đoạn văn nghị luận về văn hóa xếp hàng gồm 4 mẫu khác nhau cực hay kèm theo gợi ý cách viết chi tiết. Qua đó các bạn học sinh có thể lựa chọn cho mình một cách tiếp cận, giọng điệu văn thích hợp để hoàn thành bài văn hay.

TOP 4 Đoạn văn suy nghĩ về văn hóa xếp hàng cực chất dưới đây được viết rất hay với văn phong rõ ràng, dễ hiểu có thể tự học để mở rộng, nâng cao kiến thức, sẽ giúp các em học môn Ngữ văn tốt hơn và có sự chuẩn bị tốt hơn khi học. Ngoài ra để nâng cao kỹ năng viết đoạn văn nghị luận các bạn xem thêm: đoạn văn nghị luận về lòng tốt trong cuộc sống, viết đoạn văn làm thế nào để từ bỏ tính độ kỵ.

Dàn ý nghị luận 200 chữ về văn hóa xếp hàng

1. Yêu cầu về kỹ năng (0,25)

  • Biết cách viết đoạn văn nghị luận xã hội.
  • Trình bày cô đọng, thuyết phục, diễn đạt lưu loát.
  • Bố cục rõ ràng.
  • Không sai lỗi chính tả, lỗi diễn đạt.

2. yêu cầu về kiến thức:

Văn hóa xếp hàng là gì? Đơn giản nó chỉ là cách giữ trật tự theo hàng, lối có người trước, kẻ sau một cách tuần tự.

- Trình bày hiện tượng: Ở nước ta, cảnh xô đẩy, chen lấn tại các nơi công cộng như sân bay, nhà ga, bến tàu và nhiều môi trường khác là khá phổ biến, khiến nhiều người khó chịu. Đã có rất nhiều người lên án gay gắt hành vi này nhưng có vẻ nhưng chen lấn, xen ngang vẫn tồn tại và trở thành “Nét văn hóa” của người Việt Nam.

Nguyên nhân:

  • Do ý thức của người Việt Nam chúng ta kém, không kiên nhẫn xếp hàng ; - Do thói quen;
  • Do quản lý xã hội của chúng ta còn thiếu tính công khai, minh bạch. ..

Giải pháp:

  • Kêu gọi thay đổi ý thức và nếp sống của người dân và quan trọng nhất là phải bắt đầu từ cách quản lý xã hội của thể chế; Phải minh bạch công khai, tạo sự cạnh tranh lành mạnh và chia đều cơ hội cho tất cả mọi người. ;
  • Sự công bằng phải luôn được thực thi trong tất cả các lĩnh vực của xã hội. ;
  • Nếu có được điều đó chắc chắn niềm tin sẽ trở lại với mọi người và mọi người sẽ gương mẫu xếp hàng để xây dựng một nếp sống văn minh....

Bàn luận:

  • Chúng ta cũng đã thấy những hành vi đẹp, những hành động nghĩa hiệp, như: một vài thanh niên, sinh viên nhường chỗ cho phụ nữ mang thai hoặc em nhỏ trên xe buýt; nhường lượt của mình cho một người bệnh nặng hơn mới vào mà chưa đến lượt, …
  • Xếp hàng cũng là một cách để mang lại sự công bằng: ai đến trước được trước. Nếu mình là người đã từng có hành vi đẹp, có văn hóa thì hãy làm thường xuyên, liên tục và nhắc nhở mọi người cùng làm theo để xã hội ngày càng văn minh hơn.

Xem thêm: Nghị luận xã hội về văn hóa xếp hàng

Viết đoạn văn về văn hóa xếp hàng - Mẫu 1

Văn hóa xếp hàng - đây là một trong những điều vô cùng đáng được quan tâm. Gọi là văn hóa vì nó thể hiện trình độ của mỗi người trong cuộc sông. Xếp hàng trở thành văn hóa bởi lẽ mọi người dều vội vã, đều có xu hướng muốn nhanh hoàn thành công việc của mình, không muốn trễ nải. ĐI đâu ta cũng dễ dàng bắt gặp những biển như: hay xếp hàng hoặc là hãy là người lịch sự, không chen lấn, xô đẩy. Văn hóa xếp hàng cần được thực hiện để biểu hiện sự nhận thức của con người. Ta không nên vì là người lớn tuổi, người lười mà chen lấn, đòi người khác phải ưu tiên mình. Ai cũng như ai. Chúng ta đều bỏ ra thời gian, công sức như nhau và đều cần được tôn trọng. Văn hóa xếp hàng chỉ là một hành động rất nhỏ thôi nhưng sẽ cho thấy ý thức, nhận thức của bạn. Cách ta sống, ta thay đổi và rèn luyện mình được bộc lộ qua một hành động dù là nhỏ như việc xếp hàng. Xếp hàng cũng là cách bạn nhắc nhở mình phải luon có sự chuẩn bị chứ không nên đợi chờ hay cứ suýt soát giờ. Trong tâm thế sẵn sàng, công việc của ta sẽ rất thư thả và ta cũng dễ dàng thực hiện các mục tiêu của mình. Đừng chỉ vì phút chốc vội vàng, nóng nảy mà đánh mất đi sự bình tĩnh của bản thân. Xếp hàng cũng là cách bạn rèn luyện sự kiên nhân của bản thân mình.

Viết đoạn văn nghị luận về văn hóa xếp hàng - Mẫu 2

Văn hóa xếp hàng đơn giản là việc cộng đồng cùng tuân thủ việc xếp hàng theo thứ tự, có người trước, người sau theo một trật tự nhất định ở nơi công cộng. Ngoài ra, văn hóa xếp hàng còn thể hiện qua thái độ văn minh khi biết giữ trật tự, không gây lộn xộn và hành động đẹp khi giúp đỡ hoặc nhường lối cho người cao tuổi, phụ nữ có thai, em nhỏ, người khuyết tật. Người Việt đã từng có hình ảnh đẹp về văn hóa xếp hàng thời kì bao cấp, khi người ta xếp hàng từ hai, ba giờ sáng để mua cân gạo, miếng thịt nhưng vẫn luôn tuần tự và tôn trọng những người xung quanh, không để xảy ra chuyện tranh giành, cãi vã. Thực tế, nhiều người trong cộng đồng cũng có được ý thức tốt đẹp này. Điều đáng tiếc là ý thức đẹp ấy chưa phải là số đông. Bởi vậy, lâu nay chuyện xếp hàng của người Việt đã tốn nhiều giấy mực của báo chí, khiến cho hình ảnh người Việt xấu xí trong mắt bạn bè quốc tế. Thật không khỏi hổ thẹn khi nhìn lại cảnh hàng nghìn người chen lấn, xô đẩy nhau để có được miếng sushi miễn phí trên phố Đoàn Trần Nghiệp (Hà Nội) năm 2013; cảnh trèo rào, chen lấn để được tắm miễn phí trong công viên nước Hồ Tây năm 2015. Và hàng ngày, thầy cô vẫn phải nhắc nhở học sinh xếp hàng ngay ngắn, vắng các chú cảnh sát giao thông là đường tắc và tiếng còi xe inh ỏi trên đường phố của những đô thị được coi là phát triển văn minh, hay ngay cả ban tổ chức đã nỗ lực hết sức cũng không thể ngăn được hàng nghìn, hàng triệu người dẫm đạp lên nhau tại các lễ hội lớn... Văn hóa xếp hàng vừa là nét đẹp của đời sống con người nói chung, bất kể là thời kì xưa cũ hay thời kì hiện đại, vừa là một kỉ luật vô cùng cần thiết để chúng ta gìn giữ được cuộc sống văn minh, tiến bộ. Xếp hàng đúng vị trí, tôn trọng người xung quanh, những hành động ấy tuy nhỏ nhưng lại có vai trò và ý nghĩa to lớn. Trước hết, xếp hàng có văn hóa giúp mọi việc diễn ra trôi chảy, nhanh chóng và công bằng. Điều đó còn giúp tiết kiệm thời gian, giúp phòng tránh những cảm xúc tiêu cực và những sự việc đáng tiếc. Sở dĩ văn hóa xếp hàng còn yếu trong cộng đồng chúng ta vì nhiều nguyên nhân mà đầu tiên và quan trọng nhất là ý thức kém của mỗi người. Thói ích kỉ, sự thiếu kiên nhẫn cùng tâm lý đám đông đã khiến hành vi xấu xí này nhân rộng và ăn sâu trong cộng đồng. Hậu quả là, tất cả tạo nên bức tranh cảnh quan cộng đồng lộn xộn và ẩn chứa nguy cơ bất hòa, vũ lực. Hãy là một người Việt Nam có văn hóa!

Viết đoạn văn nghị luận về văn hóa xếp hàng - Mẫu 3

Qua các phương tiện báo đài, truyền thông đại chúng, chúng ta hoàn toàn có thể thấy được văn hóa xếp hàng của người Việt Nam đã từng tệ hại như thế nào vào khoảng chục năm về trước. Những gì mà chúng ta chứng kiến vào thời điểm trước đây đó là một đám đông hỗn loạn, đông đúc, chen lấn xô đẩy, không có tổ chức, chen lấn xô đẩy, tranh cướp lẫn nhau vì một món hời nào đó. Theo em, đây thực sự là một hành động kém văn minh, kém văn hóa của người Việt Nam. Chính vì hành động này mà những năm đó, người Việt Nam thực sự bị tai tiếng rất nhiều trong con mắt của bạn bè quốc tế. Chúng ta bị đánh giá là những con người kém văn minh, không có tổ chức, không có kỉ luật, và không có sự kết nối, đoàn kết trong cộng đồng. Và thực sự, hành động chen lấn xô đẩy khi xếp hàng ở Việt Nam đã từng thực sự rất tệ hại như thế. Lấy ví dụ người Nhật trong thảm họa sóng thần và hạt nhân hồi năm 2010. Mọi người dân chờ để lấy đồ ăn cứu trợ nhưng vẫn xếp hàng ngay ngắn, tạo nên một khung cảnh yên bình như chưa từng có gì xảy ra sau thảm họa kinh hoàng ấy. Mọi người dân Nhật Bản vẫn hoàn toàn chờ đợi cho đến khi đến lượt mình, hoàn toàn không có cảnh chen lấn, xô đẩy, cướp bóc. Vào khoảng mấy năm trở lại đây, một tín hiệu đáng mừng đó là văn hóa xếp hàng đã được xây dựng và hình thành khá tốt trong xã hội Việt Nam. Một nếp sống văn minh cũng đủ để lan tỏa sự tốt đẹp trong cuộc sống. Nay mọi người đều xếp hàng ngay ngắn để mua hàng, hay học sinh sinh viên xếp hàng thẳng lối để đi thang máy ở các trường đại học. Có được hiện tượng đáng mừng như vậy là nhờ sự tuyên truyền, giáo dục của nhà nước. Tóm lại, văn hóa xếp hàng của người Việt Nam cần được tiếp tục phát triển và duy trì.

Viết đoạn văn suy nghĩ về văn hóa xếp hàng - Mẫu 4

Nước Việt Nam đang ngày càng phát triển và hướng đến hội nhập Quốc tế. Bên cạnh đó Việt Nam còn có nền văn hóa phát triển trong nền văn minh lúa nước. Chúng ta đã trải qua và phát triển hàng nghìn năm mới phát triển đến được ngày hôm nay. Tuy nhiên có những vấn đề về văn hóa chúng ta cần phải nhìn nhận và đánh giá lại mà một trong số đó là văn hóa xếp hàng. Từ xa xưa cha ông đã khuyên chúng ta, phải biết yêu thương chia sẻ lẫn nhau “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”, “lá lành đùm lá rách”, thì giờ đây chúng ta lại ngậm ngùi vì những hiện tượng chen lấn xô đẩy, giằng xé ganh đua lẫn nhau, kể cả rất nhiều nơi không đáng chen lấn. Nhiều người cho rằng, việc hình thành và phổ cập văn hóa xếp hàng tại Việt Nam đã trở nên “vô vọng”, nhưng tôi không nghĩ vậy. Nếu một đứa trẻ 9 tuổi có thể làm được, cớ sao những người trưởng thành như chúng ta, có đủ kiến thức và học vấn, đủ trí tuệ và khả năng làm chủ bản thân, lại không thể làm được một điều cơ bản như thế? Thay vì ngồi đó mà tỏ ra xấu hổ, chán chường cho ý thức tồi tệ của một số người, tại sao ta không bắt tay vào hành động để làm thay đổi nhận thức của những người đó? Thay vì ngồi nhìn những hình ảnh đáng ao ước của Nhật hay Singapore, sao ta không thử cố gắng tạo ra cảnh tượng ấy tại chính đất nước mình? Nếu mỗi người biết góp sức vào công cuộc đổi thay ấy, tôi tin rằng một ngày không xa một Việt Nam thân thiện nhưng văn minh, lịch sự sẽ trở thành ấn tượng đọng lại trong mắt bạn bè Quốc tế.

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 47
  • Lượt xem: 27.653
  • Dung lượng: 147 KB
Sắp xếp theo