Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn Sở GD&ĐT Hưng Yên Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn
Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Văn
Kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia đang đến rất gần với các bạn học sinh, với mong muốn giúp các bạn học sinh có thật nhiều tài liệu để ôn tập cho kỳ thi THPT quốc gia sắp tới, Download.vn xin gửi đến các bạn Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn Sở GD&ĐT Hưng Yên. Chúc các bạn ôn thi tốt và đạt kết quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2017.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯNG YÊN ĐỀ CHÍNH THỨC | KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2017 Môn: Ngữ văn Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề) |
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc bài thơ dưới đây và thực hiện các yêu cầu:
CỔ THỤ
Không biết mình mấy chục người ôm
Không biết bóng mình trùm rộng, hẹp
Không biết mình nghìn năm tuổi...
Da thịt bọc kín những vết sẹo
Xanh rờn cùng gió mưa
Lúc nào lộc cũng tươi như đời mới bắt đầu.
Hoa cứ dâng hương sắc về phía nắng
Quả cứ thơm về phía đợi gieo mầm
Chim làm tổ phía sau giông bão
Những vết thương trong ruột thành trầm.
Kẻ giản đơn đo cây bằng thước tấc
Cắt da thịt cây để đếm vòng đời
Nghiền hoa quả tính độ đường, độ muối
Cây lặng im miền cành gãy, lá rơi.
(Nguyễn Minh Khiêm – vannghenamdinh.com)
Câu 1. Xác định thể thơ của bài thơ trên.
Câu 2. Tìm và nêu hiệu quả của 01 biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ đầu.
Câu 3. Câu thơ "Những vết thương trong ruột thành trầm" khiến anh/chị liên tưởng đến một con người có tính cách, phẩm chất như thế nào?
Câu 4. Ấn tượng sâu đậm nhất của anh/chị về hình ảnh cổ thụ trong bài thơ trên là gì?
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về bản lĩnh sống của con người được gợi ra từ bài thơ trong phần Đọc hiểu.
Câu 2 (5,0 điểm)
Nhận xét về nhân vật Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài, tác giả Đỗ Kim Hồi khẳng định: "Tấm lòng yêu thương của nhà văn vẫn nhận ra: bên trong hình ảnh của một con rùa nuôi trong xó cửa kia, đang còn một con người" (Giảng văn văn học Việt Nam, NXB Giáo dục, 2000).
Anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
........HẾT.......
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:...................;Số báo danh: ...............