Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Lịch sử trường THPT Chuyên Bắc Ninh, Bắc Ninh - Lần 2 Đề thi thử môn Lịch sử năm 2018

Download.vn xin giới thiệu đến các bạn Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Lịch sử trường THPT Chuyên Bắc Ninh, Bắc Ninh - Lần 2 có đáp án kèm theo được chúng tôi tổng hợp chi tiết, chính xác và đăng tải ngay sau đây.

Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Lịch sử trường THPT Chuyên Bắc Ninh, Bắc Ninh - Lần 2 là đề thi thử nghiệm THPT quốc gia 2018 nhằm giúp các bạn thí sinh định hướng ôn luyện và củng cố lại kiến thức của môn Lịch sử chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia 2018 sắp tới. Chúc các bạn ôn tập và đạt được kết quả tốt.

SỞ GD & ĐT CHUYÊN BẮC NINH

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1
NĂM HỌC 2017 – 2018

Môn: LỊCH SỬ

Thời gian làm bài: 50 phút

Câu 1: Tính chất của Cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt Nam là cách mạng

A. dân tộc dân chủ B. xã hội chủ nghĩa

C. dân chủ tư sản D. dan tộc dân chủ nhân dân

Câu 2: Phong trào đấu tranh nào của nhân dân ta được đánh giá là cuộc tập dượt lần thứ hai cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945?

A. Phong trào cách mạng 1930 – 1931

B. Phong trào dân chủ 1936 – 1939

C. Phong trào giải phóng dân tộc 1939 – 1945

D. Cao trào kháng Nhật cứu nước từ tháng 3 đến tháng 8 năm 1945

Câu 3: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp nào là lực lượng đông đảo nhất của cách mạng Việt Nam

A. tư sản dân tộc B. Công nhân C. Nông dân D. Tiểu tư sản.

Câu 4: Yêu cầu số một của giai cấp nông dân Việt Nam thời thuộc địa là

A. ruộng đất B. hòa bình, tự do C. giảm tô, thuế D. độc lập dân tộc

Câu 5: Mâu thuẫn bao trùm trong xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX là gì

A. Mâu thuẫn giữa nhân dân lao động với đế quốc, phong kiến

B. Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến

C. Mâu thuẫn giữa công nhân và nông dân với đế quốc và phong kiến tay sai

D. Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai.

Câu 6: Nội dung nào không phải là ý nghĩa của sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam?

A. là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam trong thời đại mới

B. là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam

C. là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính chất quyết định cho bước phát triển nhảy vọt mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam

D. là một xu thế khách quan của cuộc vận động giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản.

Câu 7: Chọn một câu trả lời đúng để điền vào chỗ trống hoàn thiện đoạn tư liệu nói về ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám năm 1945?

“Cách mạng tháng Tám mở ra bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc ta. Nó đã phá tan hai tầng xiềng xích nô lệ của....hơn 80 năm và ách thống trị của………gần 5 năm, lật nhào ngai vàng phong kiến ngự trị ngót chục thế kỉ ở nước ta, lập nên nước……..”

A. Thực dân Pháp - phát xít Nhật - Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

B. Phát xít Nhật - thực dân Pháp - Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

C. Đế quốc Mĩ - phát xít Nhật - Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

D. Thực dân Pháp - đế quốc Mĩ - Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Câu 8: Những lực lượng xã hội mới được hình thành trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam là

A. công nhân, tư sản, tiểu tư sản

B. công nhân, nông dân, tiểu tư sản

C. công nhân, sĩ phu tư sản hóa, tiểu tư sản

D. công nhân, sĩ phu tư sản hóa, tiểu tư sản thành thị

Câu 9: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam là

A. đã mở ra kỉ nguyên độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội cho dân tộc

B. đã chấm dứt thời kì khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo và đường lối cứu nước,

C. đã mở ra kỉ nguyên mới – kỉ nguyên độc lập tự do cho dân tộc

D. đã thống nhất được các tổ chức cộng sản thành một chính đảng duy nhất

Câu 10: Việt Nam có thể rút ra kinh nghiệm gì từ sự phát triển kinh tế của các nước tư bản sau chiến tranh thế giới thứ hai để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?

A. ứng dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật

B. Khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên

C. Tăng cường xuất khẩu công nghệ phần mềm.

D. Nâng cao trình độ tập trung vốn và lao đông

Câu 11: Để đẩy mạnh công tác chuẩn bị khởi nghĩa, ngày 7-5-1944, Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị

A. Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta.

B. Thành lập tổ chức ủy ban Dân tộc Giải phóng Việt Nam

C. “Sửa soạn khởi nghĩa”.

D. “Sắm vũ khí đuổi thù chung”

Câu 12: Yếu tố làm thay đổi sâu sắc “bản đề chính trị thế giói” sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. trật tự hai cực Ianta được hình thành

B. thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới

C. Chiến tranh lạnh bao trùm toàn thế giới.

D. chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới

Câu 13: Trật tự thế giới được thiết lập sau chiến tranh thế giới thứ hai có đặc trung nổi bật là

A. dựa trên sự hợp tác của Liên Xô và Mĩ

B. sự nhất trí của các nước tham dự hội nghị Ianta

C. thế giới phân chia thành 2 phe đối lập do Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi phe

D. do phe đồng minh đã giành thắng lợi

Câu 14: Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ các nước Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ về mặt quân sự?

A. Tham gia khối quân sự NATO B . Thành lập Liên minh châu Âu (EU).

C. Thành gia khối quân sự ANZUS D. Tham gia tổ chức Hiệp ước Vacsava

Câu 15: Sự chuyển biến về kinh tế và sự chuyển biến về xã hội ở Việt Nam đầu thế kỉ XX có mối quan hệ như thế nào?

A. Chuyển biến về xã hội kéo theo sự biến đổi về kinh tế

B. Chuyển biến về kinh tế dẫn đến những tác động xấu về mặt xã hội

C. Chuyển biến về kinh tế kéo theo sự biến đổi về mặt xã hội

D. Chuyển biến về kinh tế kéo theo những chuyển biến xã hội tích cực

Câu 16: Đảng lập hiến ra đòi năm 1923 là tổ chức chính trị do

A. Một số thành viên tiêu biểu của Tân Việt thành lập

B. Một số tư sản và địa chủ lớn ở Nam Kì thành lập

C. Một số tiểu tư sản trí thức thành lập

D. Một số công nhân giác ngộ lý luận cách mạng thành lập

Câu 17: Nội dung nào không nằm trong nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng tháng 11/1939?

A. Xác định phát xít Nhật là kẻ thù chủ yếu

B. Tạm gác nhiệm vụ cách mạng ruộng đất

C. Dùng bạo lực cách mạng để giành chính quyền

D. Đưa vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu

Câu 18: Mục tiêu của khởi nghĩa Yên Thế là

A. chống đế quốc Pháp và tay sai giành độc lập cho dân tộc

B. chống thực dân Pháp, chống phong kiến đầu hàng, khôi phục nhà nước phong kiến độc lập

C. chống đế quốc Pháp giành độc lập dân tộc, thiết lập thể chế chính trị mới ở Việt Nam

D. chống chính sách cướp bóc, bình định của thực dân Pháp, giữ đất, giữ làng

Câu 19: Bài học kinh nghiệm trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 mà Đảng Cộng sản Việt Nam có thể áp dụng trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hiện nay là

A. tập hơp, tổ chức các lực lượng yêu nước trong mặt trận dân tộc thống nhất

B. Đảng vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn

C. sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng, kết hợp lực lượng chính trị với lực lượng vũ trang

D. tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế

Câu 20: Văn kiện nào được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1/1930)?

A. Nghị quyết chính trị, Điều lệ Đảng B. Luận cương chính trị năm 1930

C. Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt D. Báo cáo chính trị

Câu 21: Con đường cứu nước Nguyễn Ái Quốc lựa chọn khác với các bậc tiền bối. Đó là con đường

A. từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa cộng sản

B. dựa vào Nhật Bản để đánh đuổi thực dân Pháp

C. dựa vào Pháp để lật đổ chế độ phong kiến

D. cách mạng vô sản

Câu 22: Chọn từ, cụm từ đúng nhất điền vào chỗ trống trong câu sau: "Một dân tộc....là một tộc....”

(Hồ Chí Minh)

A. không học tập…..không thể làm chủ đất nước mình

B. dốt…...yếu

C. ít học……….dốt

D. không học tập... ...dốt

Câu 23: Vai trò nào dưới đây gắn với tên tuổi của Nen-xơn Man-đê-la?

A. Lãnh tụ của phong trào đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi

B. Lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc ở Ăng-gô-la

C. Chiến sĩ nổi tiếng chống ách thống trị của bọn thực dân.

D. Lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc ở An-giê-ri

Câu 24: Ý nào không phản ánh ý nghĩa quốc tế của Cách mạng tháng Mười Nga?

A. Nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trong đế quốc Nga được giải phóng

B. Làm thay đổi tổng quan lực lượng giữa các nước đế quốc,

C. Cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng thế giới

D. Làm thay đổi căn bản cục diện thế giới

Câu 25: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ chấm về quan hệ quốc tế sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929 -1933

Sự hình thành…....và đã báo hiệu nguy cơ của một.........

A. Chủ nghĩa phát xít, những cuộc xung đột trên thế giới, cuộc chiến tranh thế giới mới

B. Chủ nghĩa phát xít, cuộc chạy đua vũ trang ráo riết, cuộc chiến tranh thế giới mới

C. Hai khối đế quốc đối lập, những hành động của các nước phát xít, cuộc chiến tranh thế giới mới.

D. Hai khối đế quốc đối lập, cuộc chạy đua vũ trang ráo riết, cuộc chiến tranh thế giới mới

Câu 26: Nguyên nhân co bản dẫn đến cuộc chiến tranh thế giói thứ nhất là

A. Do sự hình thành hai khối quân sự đối đầu nhau ỏ châu Âu vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX

B. Do mâu thuẫn gay gắt giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa

C. Do thái độ và hành động hiếu chiến của đế quốc Đức

D. Do mâu thuẫn gay gắt giữa các nước đế quốc

Câu 27: Chính sách tiến bộ nhất về chính trị mà chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh thực hiện là

A. thả những tù chính trị bị bắt trong phong trào 1930 – 1931

B. quần chúng nhân dân được tự do tôn giáo, tự do ngôn luận

C. quần chúng nhân dân được tự do tham gia các đoàn thể cách mạng, tự do hội họp

D. quần chúng nhân dân được tự do ngôn luận, tự do học tập

Tài liệu vẫn còn, mời các bạn cùng tải về để xem nội dung chi tiết.

Đáp án

1-D

2-B

3-C

4-D

5-D

6-D

7-A

8-A

9-B

10-A

11-C

20-C

21-A

30-C

31-D

32-D

33-B

34-C

35-A

36-A

37-C

38-A

39-B

40-B

LỜI GIẢI CHI TIẾT

Câu 1: Đáp án D

Phương pháp: Suy luận

Cách giải:

- Khái niệm cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân: là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước thoát khỏi sự đô hộ của các nước đế quốc, thực dân.

- Cách mạng tháng 8 năm 1945: Toàn dân không phân biệt tầng lớp, giai cấp, là công dân Việt Nam đều có quyền và nghĩa vụ đánh đuổi đế quốc giành độc lập.

- Dân chủ nhân dân là sau khi giành được độc lập dân tộc thì quyền lợi, nghĩa vụ của mọi công dân không phân biệt trí thức, công nhân, nông dân đều có quyền bình đẳng như nhau; Thực hiện nghĩa vụ công dân và pháp luật của nhà nước như nhau, được hưởng phúc lợi xã hội như nhau. Nhà nước của dân, do dân và vì dân.

Câu 2: Đáp án B

Phương pháp: Sgk 12 trang 102, suy luận

Cách giải: Phong trào dân chủ nhân dân 1936-1939 được xem là cuộc tập dượt thứ 2 cho cách mạng tháng Tám sau cao trào 1930 -1931.

Chọn đáp án: B

Sai lầm và chú ý:

- Cuộc tập dượt lần thứ 1: phong trào 1930 - 1931.

- Cuộc tập dượt lần thứ 2: phong trào 1936 - 1939.

- Cuộc tập dượt lần thứ 3: cao trào kháng Nhật cứu nước.

Câu 3: Đáp án C

Phương pháp: suy luận

Cách giải: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất giai cấp nông dân chiếm trên 90% dân số, bị hai tầng áp bức, bóc lột, bị bần cùng hóa nên trở thành lực lượng đông đảo và hăng hái nhất trong cách mạng Việt Nam.

Câu 4: Đáp án D

Phương pháp: suy luận.

Cách giải: Bất cứ một giai cấp, tầng lớp trong thời kì thuộc địa, độc lập dân tộc luôn là yêu cầu số một.

Câu 5: Đáp án D

Phương pháp: Sgk 12 trang 79

Cách giải: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến cuối những năm XX xã hội Việt Nam tồn tại 2 mâu thuẫn: Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và bọn phản động tay sai; mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ phong kiến. Trong đó Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và bọn phản động tay sai là chủ yếu

Câu 6: Đáp án D

Phương pháp: Sgk 12 trang 89, loại trừ

Cách giải:

Ý nghĩa sự thành lập Đảng :

+ Đảng ra đời là kết quả đấu tranh dân tộc và giai cấp của nhân dân Việt Nam , là sự sàng lọc nghiêm khắc của lịch sử.

+ Đảng ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam trong thời kỳ mới.

+ Đảng ra đời là bước ngoặc vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam; là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính chất quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt mới trong lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam.

Câu 7: Đáp án A

Phương pháp: Sgk 12 trang 119, suy luận

Cách giải: Cách mạng tháng Tám thành công mở ra bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Nó phá tan xiềng xích nô lệ hơn 80 năm của thực dân Pháp và phát xít Nhật, lật nhào chế độ phong kiến tồn tại hàng ngàn năm trên đất nước ta, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - nhà nước do nhân dân làm chủ.

Câu 8: Đáp án A

Phương pháp: Sgk 11 trang 139, Suy luận

Cách giải: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất đã làm phân hoá khá sâu sắc những giai cấp cũ của xã hội nước ta. Đồng thời làm nảy sinh những lực lượng xã hội mới

- Đội ngũ công nhân Việt Nam. nền công nghiệp thuộc địa làm nảy sinh ra tầng lớp công nhân Việt Nam, họ làm việc trong các hầm mỏ, đồn điền, các xí nghiệp số lượng ngày càng đông đảo, khá tập trung. Lực lượng công nhân Việt Nam đầu thế kỉ XX còn non trẻ, đang ở trình độ “tự phát”, chủ yếu đấu tranh kinh tế, ngoài ra còn hưởng ứng các phong trào chống Pháp do các tầng lớp khác lãnh đạo.

- Tư sản Việt Nam: Những người làm trung gian, đại lý, chủ thầu, chủ xưởng, số sĩ phu yêu nước chịu ảnh hưởng tư tưởng tư sản ... là những lớp người đầu tiên của tư sản Việt Nam.

Download tài liệu để xem trọn bộ nội dung tại đây.

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm