Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK lớp 9 bộ Chân trời sáng tạo (11 môn) Đáp án tập huấn sách giáo khoa lớp 9 năm 2024 - 2025

Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK lớp 9 bộ Chân trời sáng tạo giúp thầy cô tham khảo gợi ý đáp án 10 câu hỏi trắc nghiệm của 11 môn: Toán, Ngữ văn, Khoa học tự nhiên, Lịch sử - Địa lí, Tin học, Công nghệ, Âm nhạc, Giáo dục công dân, Giáo dục thể chất, Mĩ thuật, Hoạt động trải nghiệm trong khóa tập huấn thay SGK lớp 9 mới.

Nhờ đó, thầy cô sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm để hoàn thiện bài tập cuối khóa tập huấn thay sách giáo khoa lớp 9 năm 2024 - 2025 của mình. Chi tiết mời thầy cô cùng tải miễn phí trong bài viết dưới đây của Download.vn nhé:

Đáp án tập huấn môn Văn 9 Chân trời sáng tạo

Câu 1. Cấu trúc của Ngữ văn 9, bộ sách CTST là:

A. Các bài học trong sách được phân bố thành ba mạch: nhận thức về thiên nhiên, nhận thức về xã hội, nhận thức về bản thân.
B. Sách gồm 12 bài học, tương ứng với 12 chủ điểm được phân bố thành ba mạch chính: nhận thức về thiên nhiên, nhận thức về xã hội, nhận thức về bản thân.
C. Sách gồm 10 bài học, tương ứng với 10 chủ điểm được phân bố thành ba mạch chính: nhận thức về thiên nhiên, nhận thức về xã hội, nhận thức về bản thân, mỗi tập gồm 5 chủ điểm.
D. Sách gồm 10 bài học chính, được phân bố thành ba mạch chính: nhận thức về thiên nhiên, nhận thức về xã hội, nhận thức về bản thân, mỗi tập gồm 6 chủ điểm.

Câu 2. Đặc điểm của cấu trúc bài học trong Ngữ văn 9, bộ sách CTST là:

A. Mỗi bài học gồm các mục: Yêu cầu cần đạt; Giới thiệu bài học; Trình bày kiến thức mới; Đọc; Thực hành tiếng Việt; Viết; Nói và nghe; Ôn tập.
B. Mỗi bài học gồm các mục: Yêu cầu cần đạt; Giới thiệu bài học; Tri thức Ngữ văn; Đọc; Thực hành tiếng Việt; Viết; Nói và nghe; Ôn tập.
C. Mỗi bài học gồm các mục: Yêu cầu cần đạt; Giới thiệu bài học; Câu hỏi lớn; Trình bày kiến thức mới; Đọc; Thực hành tiếng Việt; Viết; Nói và nghe; Ôn tập.
D. Mỗi bài học gồm các mục: Mục tiêu bài học; Giới thiệu bài học; Câu hỏi lớn; Kiến thức đọc hiểu; Đọc; Thực hành tiếng Việt; Viết; Nói và nghe; Ôn tập.

Câu 3. Diễn giải nào trong số các diễn giải dưới đây thể hiện đầy đủ nhất đặc điểm của các tri thức nền trong Ngữ văn 9, bộ sách CTST:

A. Được xây dựng dựa trên yêu cầu về kiến thức về đọc, tiếng Việt, viết, nói, nghe và tiếng Việt mà CTGDPT môn Ngữ văn năm 2018 đã đề ra đối với lớp 9.
B. Được trình bày trong mục Tri thức Ngữ văn.
C. Gồm đặc điểm, yêu cầu đối với kiểu bài viết, nói - nghe.
D. Được xây dựng dựa trên các yêu cầu cần đạt về tiếng Việt.

Câu 4. Chức năng của các hoạt động đọc, viết, nói và nghe trong Ngữ văn 9 là:

A. Giúp HS hiểu được các yêu cầu cần đạt về đọc, viết, nói và nghe mà chương trình đề ra; tạo cho HS cơ hội thực hành, trải nghiệm, từ đó hình thành các kĩ năng đọc, viết, nói – nghe; phát triển khả năng tự học, tự điều chỉnh.
B. Giúp HS có cơ hội thực hành, trải nghiệm, từ đó hình thành các kĩ năng đọc, viết, nói – nghe; phát triển khả năng tự kiểm tra, đánh giá.
C. Giúp HS hiểu lí thuyết đã học để thực hiện được các câu hỏi về đọc, viết, nói và nghe.
D. Giúp HS đạt được các yêu cầu cần đạt về đọc, viết, nói và nghe mà chương trình đề ra; tạo cho HS cơ hội thực hành, trải nghiệm, từ đó hình thành các kĩ năng đọc, viết, nói – nghe; phát triển khả năng tự học, tự điều chỉnh.

Câu 5. Phát biểu nào đưới đây không thể hiện đúng đặc điểm của các nhiệm vụ học tập phần Đọc trong sách Ngữ văn 9, bộ sách CTST:

A. Được thiết kế dựa trên yêu cầu cần đạt về đọc mà chương trình đã đề ra, hướng dẫn HS khám phá nội dung và hình thức của văn bản, qua đó, hình thành và phát triển các kĩ năng đọc theo thể loại đã được xác định trong chương trình.
B. Được thiết kế theo 3 giai đoạn của tiến trình đọc: trước, trong và sau khi đọc, tương ứng với ba mục lớn của bài học đọc là Chuẩn bị đọc, Trải nghiệm cùng văn bản và Suy ngẫm và phản hồi.
C. Gắn với các hiện tượng tiếng Việt trong trong văn bản đọc và dựa trên yêu cầu về tiếng Việt của chương trình lớp 9.
D. Hướng dẫn HS khám phá nội dung của văn bản,

Câu 6. Các nhiệm vụ học tập phần Viết trong sách Ngữ văn 9 - CTST có những đặc điểm:

A. Hướng dẫn HS học lí thuyết về kiểu bài mà chương trình yêu cầu.
B. Hướng dẫn HS phân tích mẫu văn bản để học cách tạo lập kiểu văn bản tương tự.
C. Hướng dẫn đạt được yêu cầu cần đạt về kĩ năng viết thông qua việc học lí thuyết, phân tích kiểu bài và thực hành viết.
D. Cung cấp văn bản mẫu để HS bắt chước.

Câu 7. Diễn giải nào trong số các diễn giải dưới đây thể hiện đầy đủ nhất đặc điểm của các nhiệm vụ học tập phần Nói - Nghe trong sách Ngữ văn 9, bộ sách CTST:

A. Được thiết kế dựa trên yêu cầu cần đạt về nói – nghe mà chương trình đã đề ra đối với HS lớp 9, hướng dẫn HS kĩ năng nói, nghe, nói nghe tương tác, kĩ năng tự kiểm soát.
B. Hướng dẫn HS cách nói dựa trên một đề bài cụ thể.
C. Tích hợp với viết trong phần lớn các bài.
D. Hướng dẫn HS tự kiểm soát và điều chỉnh bài viết thông qua các bảng kiểm.

Câu 8. Phát biểu nào dưới đây là sai về đặc điểm của các nhiệm vụ học tập phần Thực hành tiếng Việt trong sách Ngữ văn 9, bộ sách CTST:

A. Được thiết kế dựa trên yêu cầu về kiến thức tiếng Việt mà CT đã đề ra đối với HS lớp 9.
B. Gắn với các hiện tượng ngôn ngữ trong văn bản đọc để giúp HS đọc văn bản tốt hơn.
C. Giúp HS thực hành kiến thức mới.
D. Giúp HS thực hành kiến thức mới và ôn lại kiến thức đã học ở các bài trước, lớp trước.

Câu 9. Các phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học mà giáo viên cần sử dụng để hình thành và phát triển năng lực cho HS là:

A. Tổ chức học trong và ngoài lớp học.
B. Thảo luận nhóm, diễn giảng ngắn, văn bản, quan sát mẫu, trả lời câu hỏi, diễn kịch, thuyết trình, thảo luận, giải quyết tình huống, vẽ tranh, diễn kịch,...
C. Hướng dẫn, trợ giúp HS trong suốt quá trình học để giúp HS từng bước đạt được yêu cầu mà chương trình đề ra.
D. Sử dụng phương pháp diễn giảng là chủ yếu để truyền thụ tri thức cho HS.

Câu 10: Hệ thống nguồn dữ liệu của SGK Ngữ văn 9 – bộ Chân trời sáng tạo được truy cập từ những nguồn nào?

A. www.giaoduc.vn; taphuan.nxbgd.vn; www.chantroisangtao.vn
B. www.hanhtrangso.nxbgd.vn;taphuan.nxbgd.vn; www.chantroisangtao.vn
C. www.taphuan.nxbgd.vn; www.chantroisangtao.vn
D. www.giaoduc.vn; www.hanhtrangso.nxbgd.vn; www.chantroisangtao.vn

Đáp án tập huấn môn Toán 9 Chân trời sáng tạo

Với mỗi câu hỏi, chọn 01 phương án phương án phù hợp nhất.

Câu 1. Theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Toán, nội dung môn Toán tích hợp xoay quanh bao nhiêu mạch kiến thức?

A. 02
B. 03
C. 04
D. 05

Đáp án: B.

Câu 2. Theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Toán, năng lực toán học gồm những thành phần năng lực nào?

A. Năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học.
B. Năng lực số, đại số và giải tích; năng lực hình học và đo lường; năng lực thống kê và xác suất.
C. Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực mô hình hóa toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán.
D. Năng lực nhận thức toán học, năng lực thực hành toán học, năng lực vận dụng toán học.

Đáp án: C.

Câu 3. Cấu trúc bài học của sách giáo khoa Toán 9 (Chân trời sáng tạo) gồm những hoạt động nào?

A. Khởi động, Khám phá, Thực hành, Vận dụng.
B. Khám phá, Kiến thức trọng tâm, Luyện tập, Vận dụng.
C. Khởi động, Kiến thức trọng tâm, Luyện tập, Vận dụng.
D. Khám phá, Thực hành, Vận dụng.

Đáp án: A.

Câu 4. Phát biểu nào sau đây không đúng về trang mở đầu của mỗi chương trong sách giáo khoa Toán 9 (Chân trời sáng tạo)?

A. Có số thứ tự của chương và tên chương.
B. Có đoạn dẫn nhập giới thiệu tổng quan về nội dung của chương.
C. Có hình chủ đề.
D. Có câu hỏi kiểm tra kiến thức cần biết trước vào chương.

Đáp án: D.

Câu 5. Nội dung nào sau đây không thuộc yêu cầu cần đạt của nội dung tứ giác nội tiếp trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Toán?

A. Nhận biết được tứ giác nội tiếp đường tròn (có 4 đỉnh thuộc đường tròn).
B. Giải thích được định lí về tổng hai góc đối của tứ giác nội tiếp bằng 180o.
C. Xác định được tâm và bán kính đường tròn ngoại tiếp hình chữ nhật, hình vuông.
D. Sử dụng dấu hiệu về tổng hai góc đối bằng 180o để nhận biết tự giác nội tiếp đường tròn.

Đáp án: D

Câu 6. Nội dung nào sau đây không thuộc yêu cầu cần đạt của phần hình học trực quan lớp 9 trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Toán?

A. Mô tả (đường sinh, chiều cao, bán kính đáy), tạo lập được hình trụ.
B. Mô tả (đỉnh, đường sinh, chiều cao, bán kính đáy), tạo lập được hình nón.
C. Mô tả được một số yếu tố cơ bản (đỉnh, cạnh, góc, đường chéo) của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
D. Mô tả (tâm, bán kính), tạo lập được hình cầu, mặt cầu. Nhận biết được phần chung của mặt phẳng và hình cầu.

Đáp án: C

Câu 7. Trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Toán, khái niệm nào sau đây trong phần Một số yếu tố Xác suất ở lớp 9 học sinh chưa được học ở lớp dưới?

A. Không gian mẫu.
B. Biến cố.
C. Xác suất của biến cố.
D. Xác suất thực nghiệm.

Đáp án: A

Câu 8. Trong sách giáo khoa Toán 9 (Chân trời sáng tạo), hoạt động thực hành và trải nghiệm được bố trí ở đâu?

A. Cuối mỗi chương.
B. Đầu mỗi chương.
C. Cuối mỗi bài học.
D. Cuối mỗi tập sách

Đáp án: D.

Câu 9. Để giảng dạy môn Toán lớp 9 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Toán, giáo viên cần nghiên cứu những tài liệu nào sau đây?

A. Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 (gồm chương trình tổng thể và chương trình môn Toán).
B. Sách giáo khoa.
C. Sách giáo viên.
D. Tất cả các phương án trên.

Đáp án: D.

Câu 10. Để giảng dạy một số Hoạt động thực hành và trải nghiệm theo sách giáo khoa Toán 9 (sách Chân trời sáng tạo), giáo viên cần tìm hiểu, sử dụng được phần mềm (miễn phí) nào sau đây?

A. Mathematica.
B. GeoGebra.
C. Sketchpad.
D. Maple.

Đáp án: B.

Đáp án tập huấn môn Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo

Câu 1. Ba công cụ nào trong số các công cụ đánh giá sau đây thường được ưu tiên sử dụng để đánh giá năng lực thực hành thí nghiệm của học sinh trong dạy học môn Khoa học tự nhiên?

(1) Thang đo;
(2) Bảng chấm điểm theo tiêu chí;
(3) Bài tập;
(4) Bảng kiểm (checklist).

A. (1), (3), (4).
B. (2), (3), (4).
C. (1), (2), (4).
D. (1), (2), (3).

Câu 2. Trong dạy học môn Khoa học tự nhiên, để đánh giá năng lực giao tiếp và hợp tác, giáo viên nên sử dụng các công cụ nào?

A. Bài tập và rubric.
B. Hồ sơ học tập và câu hỏi.
C. Bảng hỏi ngắn và checklist.
D. Thang đo và thẻ kiểm tra.

Câu 3. Một giáo viên muốn đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học của học sinh khi học tập môn Khoa học tự nhiên, giáo viên nên sử dụng những công cụ đánh giá nào sau đây?

A. Bảng hỏi ngắn và bảng kiểm.
B. Thẻ kiểm tra và thang đo.
C. Câu hỏi và hồ sơ học tập.
D. Bài tập thực nghiệm và bảng kiểm.

Câu 4. Sách giáo khoa Khoa học tự nhiên 9 (Chân trời sáng tạo) được biên soạn theo cấu trúc nào sau đây?

A. Mô tả dữ liệu bài học cho mỗi đơn vị kiến thức bài học Kiến thức trọng tâm Câu hỏi ôn tập Luyện tập Vận dụng.
B. Cung cấp dữ liệu bài học cho mỗi hoạt động Câu hỏi thảo luận Kiến thức trọng tâm Luyện tập Vận dụng.
C. Cung cấp kiến thức trọng tâm Tổ chức các hoạt động Câu hỏi thảo luận Luyện tập Vận dụng.
D. Cung cấp dữ liệu bài học cho mỗi hoạt động Kiến thức trọng tâm Câu hỏi thảo luận Luyện tập Vận dụng.

Câu 5. Khi dạy học theo Sách giáo khoa Khoa học tự nhiên 9 (Chân trời sáng tạo) thì phẩm chất và năng lực của học sinh được hình thành thông qua

A. việc giảng bài của giáo viên và học sinh học thuộc kiến thức trọng tâm.
B. các hoạt động thảo luận, luyện tập, vận dụng và giải bài tập theo hướng dẫn Sách giáo khoa.
C. việc hoàn thành bài tập sau mỗi bài học.
D. các hoạt động luyện tập, vận dụng và giải bài tập theo hướng dẫn Sách giáo khoa.

Câu 6. Nội dung Mở đầu trong Sách giáo khoa nhằm mục đích gì sau đây?

A. Tóm tắt kiến thức trọng tâm của bài học.
B. Củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng đã học.
C. Đặt vấn đề, tạo hứng thú cho học sinh chuẩn bị bài học.
D. Thảo luận hình thành kiến thức mới.

Câu 7. Nội dung hình thành kiến thức mới trong Sách giáo khoa được biên soạn như thế nào?

A. Giới thiệu kiến thức ngay từ đầu sách và sau đó kết luận những điểm trọng tâm của bài học.
B. Thiết kế các hoạt động để giúp học sinh thảo luận rút ra kiến thức trọng tâm của bài học.
C. Diễn đạt những ý chính trong chương trình môn Khoa học tự nhiên.
D. Sử dụng hình vẽ để minh hoạ kiến thức và giải thích kiến thức theo chương trình.

Câu 8. Giáo viên tổ chức các hoạt động trong Sách giáo khoa như thế nào cho hiệu quả?

A. Giáo viên tóm tắt kiến thức trọng tâm theo Sách giáo khoa, sau đó hướng dẫn học sinh thảo luận các câu hỏi/ nhiệm vụ trong Sách giáo khoa.
B. Sử dụng kênh hình, kênh chữ làm dữ liệu để giáo viên phân tích và trả lời các câu hỏi/ nhiệm vụ trong Sách giáo khoa rồi yêu cầu học sinh tóm tắt kiến thức trọng tâm của bài học.
C. Sử dụng kênh hình, kênh chữ làm dữ liệu rồi giáo viên tóm tắt kiến thức trọng tâm của bài học, sau đó hướng dẫn học sinh thảo luận các câu hỏi/ nhiệm vụ trong Sách giáo khoa.
D. Sử dụng kênh hình, kênh chữ làm dữ liệu và giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận qua hệ thống câu hỏi/ nhiệm vụ có sẵn trong Sách giáo khoa, sau đó học sinh tự rút ra kiến thức trọng tâm của bài học.

Câu 9. Câu hỏi Luyện tập trong Sách giáo khoa có ý nghĩa như thế nào trong dạy học?

A. Vận dụng kiến thức/ kĩ năng đã học giải quyết các vấn đề thường gặp trong cuộc sống.
B. Ôn luyện lại kiến thức/ kĩ năng đã học bằng các những tình huống tương tự trong nội dung bài học.
C. Giải quyết các bài tập nhằm nâng cao và mở rộng nội dung bài học.
D. Hệ thống hoá kiến thức cơ bản của bài học để hình thành kiến thức/ kĩ năng giải quyết các vấn đề thường gặp trong cuộc sống.

Câu 10. Câu hỏi Vận dụng trong Sách giáo khoa có ý nghĩa như thế nào trong dạy học?

A. Hệ thống hoá kiến thức cơ bản của bài học để hình thành kiến thức/ kĩ năng giải quyết các vấn đề thường gặp trong cuộc sống.
B. Giải quyết các bài tập nhằm nâng cao và mở rộng nội dung bài học.
C. Vận dụng kiến thức/ kĩ năng đã học để tim hiểu và giải quyết các vấn đề thường gặp trong thực tế.
D. Ôn luyện lại kiến thức/ kĩ năng đã học

Đáp án tập huấn môn Lịch sử - Địa lí 9 Chân trời sáng tạo

Câu 1. So với Chương trình GDPT 2006, SGK Lịch sử và Địa lí 9 – bộ sách Chân trời sáng tạo biên soạn theo Chương trình GDPT 2018 có thêm một số chủ đề mang tính tích hợp như
A. các cuộc đại phát kiến địa lí; Đô thị – lịch sử và hiện đại.

B. văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long; Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.
C. đô thị – lịch sử và hiện tại; Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long; Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.
D. các cuộc đại phát kiến địa lí; Đô thị – lịch sử và hiện đại; Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long.

Đáp án: C

Câu 2. Quan điểm biên soạn của SGK Lịch sử và Địa lí 9 – bộ sách Chân trời sáng tạo không thể hiện qua nội dung nào sau đây?

A. Bám sát Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí.
B. Đảm bảo các yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực chung và các năng lực đặc thù của môn học.
C. Đổi mới và sáng tạo, vận dụng triệt để các quan điểm tích cực hoá hoạt động của HS, dạy học tích hợp.
D. Chú trọng cung cấp nội dung kiến thức cho học sinh.

Đáp án: D

Câu 3. Môn Lịch sử và Địa lí không giúp hình thành, phát triển ở HS năng lực lịch sử và năng lực địa lí trên nền tảng

A. kiến thức cơ bản, có chọn lọc về lịch sử, địa lí thế giới, quốc gia và địa phương.
B. kiến thức nâng cao, có chọn lọc về lịch sử, địa lí thế giới, Việt Nam và khu vực.
C. các quá trình tự nhiên, kinh tế – xã hội và văn hoá diễn ra trong không gian và thời gian.
D. sự tương tác giữa xã hội loài người với môi trường tự nhiên.

Đáp án: B

Câu 4. Cấu trúc trong SGK Lịch sử và Địa lí 9 – bộ sách Chân trời sáng tạo gồm

A. phần Lịch sử: 7 chương và 24 bài, phần Địa lí: 3 chương và 23 bài và 3 chủ đề chung.
B. phần Lịch sử: 6 chương và 23 bài, phần Địa lí: 4 chương và 24 bài và 2 chủ đề chung.
C. phần Lịch sử: 7 chương và 26 bài, phần Địa lí: 4 chương và 23 bài và 3 chủ đề chung.
D. phần Lịch sử: 6 chương và 26 bài, phần Địa lí: 3 chương và 24 bài và 2 chủ đề chung.

Đáp án: A

Câu 5. Cấu trúc trong từng bài học ở SGK Lịch sử và Địa lí 9 – bộ sách Chân trời sáng tạo gồm những phần nào?

A. Dẫn nhập, Khám phá, Luyện tập và Vận dụng.
B. Yêu cầu cần đạt, Khám phá, Luyện tập và Vận dụng.
C. Mở đầu, Hình thành kiến thức mới, Luyện tập và Vận dụng.
D. Dẫn nhập, Hình thành kiến thức mới, Luyện tập và Vận dụng.

Đáp án: C

Câu 6. Những điểm khác biệt giữa SGK theo Chương trình GDPT 2018 và SGK theo Chương trình GDPT 2006 thể hiện ở

A. tên môn học, cấu trúc, phân phối tiết học, chủ đề chung và tích hợp.
B. kết cấu chương – bài, tiểu mục, nội dung các câu hỏi hoạt động, nội dung và hình thức.
C. số lượng kênh hình, nội dung kênh chữ, vị trí đặt câu hỏi.
D. tên môn học, nội dung, phân phối tiết học, chủ đề chung.

Đáp án: A

Câu 7. Phần “Em có biết”, “Nhân vật lịch sử” trong SGK Lịch sử và Địa lí 9 – bộ sách Chân trời sáng tạo có giá trị là

A. thành phần phụ trong nội dung sách giáo khoa.
B. tài liệu tham khảo thêm trong sách giáo khoa.
C. kênh thông tin quan trọng trong phần Hình thành kiến thức mới.
D. nội dung bổ sung những kiến thức làm tăng tính hấp dẫn của sách giáo khoa.

Đáp án: C

Câu 8. Trong SGK Lịch sử và Địa lí 9 – bộ sách Chân trời sáng tạo, các câu hỏi, bài tập, dữ liệu chủ yếu để GV phát triển năng lực vận dụng của học sinh được trình bày ở

A. phần Dẫn nhập.
B. phần Luyện tập – Vận dụng.
C. phần Hình thành kiến thức mới.
D. phần “Em có biết”, “Nhân vật lịch sử”.

Đáp án: C

Câu 9. Khi sử dụng SGK Lịch sử và Địa lí 9 – bộ sách Chân trời sáng tạo, GV cần làm gì để đổi mới theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh?

A. GV đóng vai trò là người hướng dẫn, khuyến khích, tạo môi trường học tập tích cực cho HS.
B. GV cần thiết kế bài học sinh động, hấp dẫn, sử dụng đầy đủ ngữ liệu được cung cấp trong SGK.
C. GV cần tăng cường khả năng tự học cho HS bằng cách sử dụng phương pháp lớp học đảo ngược.
D. GV cần tăng cường các hoạt động trải nghiệm cho HS vì nội dung địa lí 8 rất gần gũi với các em.

Đáp án: A

Câu 10. Một trong những điểm mới trong hoạt động đánh giá của Lịch sử và Địa lí 9 – bộ sách Chân trời sáng tạo là

A. người dạy được toàn quyền đánh giá.
B. người học được tham gia vào hoạt động đánh giá.
C. đánh giá các kĩ năng ghi nhớ kiến thức, hình ảnh, tái hiện lược đồ.
D. khuyến khích các hình thức đánh giá trực tuyến (google form,…).

Đáp án: B

Đáp án tập huấn môn Tin học 9 Chân trời sáng tạo

Câu 1. SGK Tin học 9 - CTST gồm mấy chủ đề?

A. 4 chủ đề
B. 5 chủ đề
C. 6 Chủ đề
D. 7 Chủ đề

Đáp án: C

Câu 2. Phát biểu nào dưới đây là SAI về SGK Tin học 9 – CTST?

A. Có tất cả 19 bài học.
B. Các bài học từ 6A đến 10A và từ 6B đến 10B là lựa chọn.
C. Chỉ dạy 14 bài học trong SGK.
D. Phải dạy tất cả các bài học và dạy theo đúng trình tự các bài học trong SGK.

Đáp án: D.

Câu 3. Những phần nào dưới đây có ở tất cả các bài trong SGK Tin học 9 - CTST?

A. Thực hành
B. Em có biết
C. Vận dụng
D. Khám phá

Đáp án: C.

Câu 4. SGK Tin học 9 - CTST không dạng bài nào?

A. Bài lí thuyết
B. Bài ôn tập.
C. Bài lí thuyết và thực hành
D. Bài thực hành

Đáp án: B.

Câu 5. Những phương pháp dạy học nào được chú trọng trong SGK Tin học 9 - CTST?

A. HS tự học dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
B. Học qua làm.
C. Dạy học theo dự án
D. Cả ba phương án A, B và C.

Đáp án: D.

Câu 6. Mục đích chính của sách giáo viên là gì?

A. Cung cấp kế hoạch bài dạy (giáo án).
B. Giải thích ý tưởng thiết kế, ý tưởng sư phạm và gợi ý cách triển khai dạy học từng bài trong SGK.
C. Cung cấp đề kiểm tra định kì.
D. Trình bày những điểm mới, nổi bật trong SGK.

Đáp án: B.

Câu 7. Phát biểu nào dưới đây là SAI về Kế hoạch bài dạy Tin học 9 - CTST?

A. In thành sách trên giấy.
B. Được cung trên trang taphuan.nxbgd.vn.
C. Có thể tải về và chỉnh sửa nội dung cho phù hợp với thực tiễn lớp học.
D. Miễn phí.

Đáp án: A.

Câu 8. Tài liệu nào dưới đây được biên soạn nhằm giúp giáo viên hiểu rõ SGK?

A. SGK
B. Sách giáo viên
C. Vở bài tập
D. Kế hoạch bài dạy.

Đáp án: B.

Câu 9. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Những bài có phần Thực hành thì bắt buộc phải dạy toàn bộ bài đó trên phòng thực hành tin học.
B. Có thể dạy phần Thực hành mà không cần sử dụng máy tính, phần mềm tin học.
C. Sử dụng thiết bị trình chiếu để minh họa khi dạy học các bài học về phần mềm ứng dụng (như Excel, PowerPoint, OpenShot, phần mềm mô phỏng, Sơ đồ tư duy,...) sẽ hiệu quả hơn.
D. Đối với tất cả các bài, phần Khám phá phải dạy trên lớp và phần Thực hành phải dạy trên phòng máy tính.

Đáp án: C.

Câu 10. Những phương pháp nào nên được sử dụng để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh?

A. Đánh giá theo kết quả đầu ra.
B. Đánh giá theo quá trình.
C. Kết hợp cả kiểm tra lí thuyết và kiểm tra thực hành.
D. Cả ba phương án A, B và C.

Đáp án: D.

Đáp án tập huấn môn Công nghệ 9 Chân trời sáng tạo

Câu 1. Đâu là điểm khác biệt cơ bản về nội dung của chương trình Công nghệ 9 (2018) so với chương trình hiện hành?

A. Có nhiều bài học thực hành hơn
B. Có nhiều mô đun tự chọn hơn
C. Thời lượng của môn học nhiều hơn
D. Thể hiện nội dung hướng nghiệp rõ hơn thông qua hai phần: Định hướng nghề nghiệp và trải nghiệm nghề nghiệp

Câu 2. Phần nào là phần bắt buộc (phần chung – tất cả học sinh đều học) trong nội dung chương trình môn Công nghệ 9?

A. Định hướng nghề nghiệp
B. Mô đun thuộc lĩnh vực công nghiệp
C. Mô đun thuộc lĩnh vực nông nghiệp
D. Mô đun thuộc lĩnh vực dịnh vụ

Câu 3. Phần Định hướng nghề nghiệp trong chương trình môn Công nghệ 9:

A. Giúp HS nhận biết được hệ thống giáo dục quốc dân và thị trường lao động trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ
B. Giúp HS chọn được hướng học tập sau khi tốt nghiệp Trung học cơ sở phù hợp với sở thích, năng lực, điều kiện của bản thân và xu hướng của thị trường lao động.
C. Giúp HS xác định được đặc điểm, tính cách và sở thích nghề nghiệp của bản thân thông qua các bài trắc nghiệm.
D. Giúp HS chọn được nghề nghiệp phù hợp với bản thân, có nhu cầu tuyển dụng cao trong thị trường lao động.

Câu 4. Các mô đun tự chọn trong phần trải nghiệm nghề nghiệp giúp HS:

A. Nhận biết được những đặc điểm cơ bản và yêu cầu của ngành nghề cụ thể
B. Nhận biết một số kiến thức cơ bản, hình thành các kĩ năng cơ bản của ngành nghề
C. Đánh giá được khả năng, sở thích của bản thân đối với một số ngành nghề liên quan
D. Tất cả đều đúng

Câu 5. Điểm thuận lợi khi sử dụng SGK Công nghệ 9 (Chân trời sáng tạo) là gì?

A. Sách được biên soạn bám sát yêu cầu cần đạt của môn học.
B. Sách được biên soạn theo mô hình học tập dựa trên hoạt động trải nghiệm
C. Cấu trúc của sách được biên soạn theo trình tự hoạt động dạy học phát triển năng lực của học sinh.
D. Tất cả các phương án trên

Câu 6. Sách giáo khoa Công nghệ 9 (bộ sách Chân trời sáng tạo) thể hiện hướng tiếp cận dạy học phát triển năng lực như thế nào?

A. Cách tiếp cận kiến thức của sách đơn giản, tự nhiên với nhiều hình ảnh, tình huống gần gũi, thực tế giúp học sinh dễ hiểu, dễ vận dụng.
B. Sách cấu trúc thành từng chủ đề của chương trình môn Công nghệ 2018, mỗi chủ đề là một vấn đề trọn vẹn và thể hiện cách giải quyết từng vấn đề đó.
C. Nội dung bài học là một chuỗi hoạt động quan sát, phân tích, tổng hợp, giải quyết vấn đề để khám phá, hình thành kiến thức mới và luyện tập, vận dụng để làm sáng tỏ, củng cố, đưa kiến thức vào thực tiễn cuộc sống.
D. Tất cả các phương án trên

Câu 7. Mô đun Lắp đặt mạng điện trong nhà hướng dẫn HS thực hành lắp đặt những mạch điện nào?

A. Mạch đèn cầu thang và mạch điện hai công tắc điều khiển một bóng đèn
B. Mạch điện một công tắc điều khiển một bóng đèn và mạch chuông điện
C. Mạch đèn cầu thang và mạch điện điều khiển hai bóng đèn sáng luân phiên
D. Mạch điện một công tắc điều khiển một bóng đèn và mạch điện hai công tắc điều khiển hai đèn độc lập

Câu 8. Trong mô đun Lắp đặt mạng điện trong nhà HS được hướng dẫn thực hành sử dụng những đồng hồ đo điện nào?

A. Đồng hồ vạn năng (VOM), ampe kế
B. Đồng hồ vạn năng (VOM), vôn kế
C. Công tơ điện, đồng hồ vạn năng (VOM)
D. Đồng hồ vạn năng (VOM) và ampe kìm

Câu 9. Mô đun Nông nghiệp 4.0 hướng dẫn HS:

A. Cách thức canh tác và chăn nuôi ứng dụng công nghệ tự động hoá
B. Phương pháp sản xuất nông nghiệp chính xác và quản lí nông nghiệp thông minh
C. Thiết kế các mạch điện kết nối cảm biến giúp giám sát cây trồng tự động
D. Thiết kế và lắp đặt mạch điện ứng dụng công nghệ tưới tiêu tự động trong trồng trọt

Câu 10. Mô đun Cắt may hướng dẫn HS thực hiện các sản phẩm nào?

A. Cắt may bao gối và bao tay trẻ em.
B. Cắt may tạp dề và chân váy lưng thun
C. Cắt may một số kiểu cổ áo và bâu áo thông dụng
D. Cắt may quần đùi đáy giữa lưng thun và áo căn bản

Đáp án tập huấn môn Âm nhạc 9 Chân trời sáng tạo

Câu 1. Đặc điểm chính của sách giáo khoa Âm nhạc 9 (bộ sách Chân trời sáng tạo) là gì?

A. Chú trọng âm nhạc truyền thống.
B. Tư tưởng và cách xây dựng được xuyên suốt từ lớp 6 đến lớp 9 là: sinh động – chặt chẽ – linh hoạt – dân tộc và hiện đại.
C. Ngoài cấu trúc chủ đề còn có cấu trúc theo bài.
D. Thể hiện tính dân tộc và hiện đại.

Câu 2. Sách giáo khoa Âm nhạc 9 (bộ sách Chân trời sáng tạo) có mấy chủ đề về âm nhạc truyền thống Việt Nam?

A. 1 chủ đề.
B. 2 chủ đề.
C. 3 chủ đề.
D. Không có chủ đề nào.

Câu 3. Trong dạy Hát, hoạt động khởi động giọng nhằm mục đích gì?

A. Giúp ấm giọng.
B. Tạo sự sinh động.
C. Giúp HS hiểu cách hát.
D. Để giọng hát được thông thoáng và góp phần phát triển kĩ thuật hát.

Câu 4. Trong cùng 1 chủ đề của sách giáo khoa Âm nhạc 9 (bộ sách Chân trời sáng tạo), có thể dùng âm hình tiết tấu gõ đệm cho bài hát để gõ cho bài đọc nhạc và nhạc cụ giai điệu được không? Vì sao?

A. Có thể vì cùng là gõ đệm.
B. Có thể vì được gắn kết về nội dung của chủ đề.
C. Có thể vì cùng loại nhịp và tính chất tiết tấu.
D. Không thể vì khác giai điệu.

Câu 5. Sự phân chia hoạt động Khám phá và Luyện tập của các mạch nội dung thực hành: Hát, Nhạc cụ, Đọc nhạc trong sách giáo khoa Âm nhạc 9 (bộ sách Chân trời sáng tạo) cần được hiểu thế nào?

A. Phải tuân thủ tuyệt đối chia riêng từng phần.
B. Có thể linh hoạt ranh giới giữa các phần.
C. Có thể ghép 2 phần với nhau.
D. Có thể linh hoạt ranh giới giữa các phần hoặc ghép 2 phần với nhau.

Câu 6. Vì sao trong dạy học Hát và Đọc nhạc, cần cho học sinh kết hợp giữa hát hoặc đọc nhạc với gõ phách? Học sinh cần gõ như thế nào?

A. Giúp học sinh xác định được trường độ của giai điệu; học sinh sử dụng đầu bàn tay hoặc bàn chân gõ nhẹ nhàng không thành tiếng.
B. Giúp học sinh xác định được trường độ của giai điệu; học sinh sử dụng đầu bàn tay hoặc bàn chân gõ thành tiếng to, rõ ràng.
C. Tạo sự sinh động cho giờ học; học sinh sử dụng thanh phách và gõ to, rộn ràng.
D. Giúp học sinh xác định được trường độ của giai điệu; học sinh sử dụng thanh phách và gõ thành tiếng to, rõ ràng.

Câu 7. Trong dạy Nhạc cụ thể hiện thể hiện tiết tấu, khó khăn nhất đối với giáo viên khi điều khiển nhóm hát và nhóm gõ đệm là gì?

A.Học sinh không nhiệt tình hát.
B. Học sinh gõ quá to.
C. 2 nhóm học sinh hát và gõ không đều nhau về tốc độ.
D. Học sinh không thể hiện đúng tính năng của nhạc cụ gõ.

Câu 8. Trong dạy Đọc nhạc, các ý nào dưới đây cần thiết phải thực hiện?

A. Đọc tên nốt nhạc.
B. Gõ phách (không thành tiếng) theo khi đọc.
C. Không viết tên nốt nhạc bằng tiếng Việt, kí hiệu riêng dưới tên nốt nhạc.
D. Đọc tên nốt nhạc, gõ phách (không thành tiếng) theo khi đọc, không viết tên nốt nhạc bằng tiếng Việt, kí hiệu riêng dưới tên nốt nhạc.

Câu 9. Trong hoạt động Vận dụng, có bắt buộc dạy đủ tất cả các lệnh hoạt động trong sách giáo khoa trên lớp không? Nếu không dạy đủ tất cả các lệnh của hoạt động Vận dụng thì thực hiện thế nào?

A. Bắt buộc dạy tất cả.
B. Không bắt buộc, chỉ chọn phần nào giáo viên thích hoặc học sinh thích.
C. Không bắt buộc, chọn phần nào cần thiết phải thực hiện trên lớp cho bài học, còn lại có thể giao cho học sinh về nhà thực hiện.
D. Không có ý kiến nào đúng.

Câu 10. Hệ thống nguồn dữ liệu của SGK Âm nhạc 9 (bộ sách CTST) được truy cập từ những nguồn nào?

A. www.hanhtrangso.nxbgd.vn.
B. www.chantroisangtao.vn.
C. Kho dữ liệu của nhóm.
D. Cả 3 phương án trên

Đáp án tập huấn môn Giáo dục công dân 9 Chân trời sáng tạo

Câu hỏi 1: Ở cấp Trung học cơ sở, Chương trình Giáo dục phổ thông môn Giáo dục công dân quy định mấy nội dung giáo dục, bao gồm những nội dung nào?

A. 3 nội dung: Giáo dục đạo đức; Giáo dục kĩ năng sống; Giáo dục kinh tế – pháp luật.
B. 3 nội dung: Giáo dục phẩm chất; Giáo dục kĩ năng sống; Giáo dục kinh tế – pháp luật.
C. 4 nội dung: Giáo dục phẩm chất; Giáo dục kĩ năng sống; Giáo dục kinh tế; Giáo dục pháp luật.
D. 4 nội dung: Giáo dục đạo đức; Giáo dục kĩ năng sống; Giáo dục kinh tế; Giáo dục pháp luật.

(Đáp án: D)

Câu hỏi 2: Trong mỗi bài học của sách Giáo dục công dân 9 (bộ sách Chân trời sáng tạo), các hoạt động học tập được đặt tên theo thứ tự là:

A. Khởi động, trải nghiệm, thực hành, vận dụng.
B. Khởi động, khám phá, thực hành, vận dụng.
C. Mở đầu, khám phá, luyện tập, vận dụng.
D. Mở đầu, trải nghiệm, luyện tập, vận dụng.

(Đáp án: C)

Câu hỏi 3: Vì sao cần phải đổi mới dạy học theo định hướng tổ chức hoạt động cho HS?

A. Vì yêu cầu bắt buộc của dạy học hiện đại.
B. Vì tạo tâm thế tích cực cho học sinh.
C. Vì phẩm chất và năng lực chỉ có thể được hình thành trong hoạt động và thông qua hoạt động.
D. Vì hoạt động sẽ kích thích học sinh học tập hiệu quả.

(Đáp án: C)

Câu hỏi 4: Thời lượng dành cho nội dung giáo dục đạo đức trong Chương trình môn Giáo dục công dân 9 được quy định như thế nào?

A. Giáo dục đạo đức chiếm 10%.
B. Giáo dục đạo đức chiếm 25%.
C. Giáo dục đạo đức chiếm 20%.
D. Giáo dục đạo đức chiếm 35%.

(Đáp án: D)

Câu hỏi 5: Thời lượng dành cho nội dung giáo dục kĩ năng sống trong Chương trình môn Giáo dục công dân 9 được quy định như thế nào?

A. Giáo dục kĩ năng sống chiếm 10%.
B. Giáo dục kĩ năng sống chiếm 15%.
C. Giáo dục kĩ năng sống chiếm 20%.
D. Giáo dục kĩ năng sống chiếm 35%.

(Đáp án: C)

Câu hỏi 6: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đánh giá định kì đối với môn Giáo dục công dân được thực hiện vào những thời điểm nào?

A. Cuối học kì 1, giữa học kì 2 và cuối năm học.
B. Giữa học kì 1, giữa học kì 2 và cuối năm học.
C. Giữa học kì 1, cuối học kì 1, giữa học kì 2 và cuối năm học.
D. Giữa học kì 1, cuối học kì 1, giữa học kì 2.

(Đáp án: C)

Câu hỏi 7: Bài viết nhằm đánh giá khả năng của học sinh như: nhớ lại, sắp xếp lại, vận dụng những tri thức và kĩ năng đã học vào việc suy luận, giải quyết vấn đề là sản phẩm của hình thức kiểm tra, đánh giá nào?

A. Tự luận.
B. Vấn đáp.
C. Trắc nghiệm.
D. Thuyết trình.

(Đáp án: A)

Câu hỏi 8: Có bao nhiêu thành phần trong năng lực Giáo dục công dân?

A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.

(Đáp án: B)

Câu hỏi 9: Đâu là chủ đề thuộc nội dung giáo dục pháp luật trong sách Giáo dục công dân 9?

A. Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại
B. Phòng, chống tệ nạn xã hội
C. Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế
D. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình

(Đáp án: C)

Câu hỏi 10: Thời lượng dành cho đánh giá kết quả giáo dục được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông môn Giáo dục công dân là bao nhiêu?

A. 10%.
B. 15%.
C. 20%.
D. 25%.

(Đáp án: A)

Đáp án tập huấn môn Giáo dục thể chất 9 Chân trời sáng tạo

Câu 1. Bộ sách Chân trời sáng tạo môn Giáo dục thể chất 9 có những đặc trưng nổi bật nào?

A. Kho dữ liệu trò chơi vận động
B. Góc rèn luyện thể lực.
C. Thử thách.
D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 2. Kho dữ liệu trò chơi vận động được biên soạn nhằm mục đích?

A. Tạo không khí vui tươi, hấp dẫn cho giờ học.
B. Hình thành và phát triển kỹ năng vận động.
C. Hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh.
D. Cả 3 đáp án trên

Câu 3. Để phát triển tố chất sức nhanh đôi chân, HS nên ưu tiên chọn môi trường tự nhiên nào?

A. Môi trường nước.
B. Môi trường thoáng khí.
C. Môi trường có địa hình khúc khuỷu.
D. Môi trường có đầy đủ thiết bị dụng cụ như phòng tập gym.

Câu 4. Vận động viên sẽ phạm luật trong khi thi đấu nhảy cao nếu:

A. Giậm nhảy bằng 2 chân.
B. Nhào lộn trước khi giậm nhảy.
C. Cả A, B đều đúng.
D. Cả A, B đều sai.

Câu 5. Kỉ lục nhảy cao nam Việt Nam tính đến năm 2013 là?

A. 2m21.
B. 2m23.
C. 2m25.
D. 2m27.

Câu 6. Khi học sinh thực hiện các động tác ném biên tại chỗ hoặc có đà thì 2 chân phải:

A. Luôn chạm đất.
B. Kéo lê trên mặt đất.
C. Rời khỏi mặt đất.
D. Câu A và B đều đúng.

Câu 7. Khi học sinh thực hiện kĩ thuật động tác giả dẫn bóng qua người trong bóng đá thì thân người phải?

A. Thẳng thân người.
B. Hạ thấp thân người.
C. Hơi đỗ ra trước.
D. Hơi ngã về sau.

Câu 8. Khi nào học sinh thực hiện kĩ thuật dẫn bóng đổi hướng trong bóng rổ?

A. Khi phối hợp chuyền bóng cùng đồng đội.
B. Khi thực hiện kĩ thuật ném rổ.
C. Khi đang dẫn bóng có người phòng thủ kèm sát.
D. Khi thực hiện hai bước ném rổ.

Câu 9. Các tên nào dưới đây thuộc nhóm kĩ thuật chuyền và bắt bóng trong bóng rổ:

A. Hai tay trước ngực trực tiếp.
B. Hai tay trước ngực gián tiếp (bật đất).
C. Hai tay trên đầu.
D. Tất cả đều đúng.

Câu 10. Khi một đấu thủ đang tấn công không được đứng ở khu vực giới hạn dưới rổ của đối phương trong thời gian bao lâu?

A. 5 giây.
B. 8 giây.
C. 14 giây.
D. Tất cả đều sai.

Đáp án tập huấn môn Mĩ thuật 9 Chân trời sáng tạo

Đáp án tập huấn Mĩ thuật 9 - Bản 1

Câu 1. SGK Mĩ thuật 9 – Chân trời sáng tạo – Bản 1 được biên soạn theo quan điểm nào?

A. Kế thừa, phát triển tư tưởng của bộ sách Học Mĩ thuật theo định hướng phát triển năng lực học sinh cấp THCS.
B. Theo định hướng đổi mới giáo dục phổ thông; cụ thể hoá các yêu cầu cần đạt của Chương trình giáo dục 2018 môn mĩ thuật dành cho lớp 9; tiếp nối theo cấu trúc và mạch nội dung của SGK Mĩ thuật 6, 7, 8 – CTST – Bản 1.
C. Tạo cơ hội cho học sinh được bình đẳng, dân chủ trong tiếp cận tri thức, phát triển năng lực, phẩm chất và tự do trong sáng tạo mĩ thuật.
D. Tất cả các nội dung trên.

Câu 2: Nội dung của sách giáo khoa Mĩ thuật 9 – Chân trời sáng tạo – Bản 1 chú trọng những yêu cầu cần đạt gì?

A. Dựa vào mục tiêu của Chương trình và định hướng nội dung của các chủ đề, bài học để nhấn mạnh đến yếu tố, nguyên lí mĩ thuật chủ yếu trong bài.
B. Tuỳ nội dung, hình thức mĩ thuật và chất liệu tạo hình mà nhấn mạnh đến yếu tố, nguyên lí mĩ thuật chủ yếu trong bài.
C. Có thể thay đổi hình thức mĩ thuật nếu không chuẩn bị được vật liệu như yêu cầu cần đạt của bài học về yếu tố, nguyên lí mĩ thuật.
D. Các bài học đều đề cập đến các nội dung giáo dục và tích hợp với các môn học có liên quan đến mĩ thuật.

Câu 3: SGK Mĩ thuật 9 – Chân trời sáng tạo – Bản 1 có các hoạt động chủ yếu nào?

A. Tìm hiểu, Cách thực hiện, Thực hành, Trưng bày giới thiệu sản phẩm, Vận dụng sáng tạo.
B. Quan sát – Nhận thức; Kiến tạo kiến thức – kĩ năng; Luyện tập – sáng tạo; Phân tích – đánh giá; Vận dụng – phát triển.
C. Mở đầu, Kiến thức mới, Luyện tập, Vận dụng.
D. Quan sát – nhận thức, Sáng tạo – ứng dụng, Phân tích – Đánh giá.

Câu 4: Những điểm nổi bật của SGK Mĩ thuật 9 – Chân trời sáng tạo – Bản 1 là gì?

A. Các yêu cầu hoạt động mĩ thuật cụ thể, rõ ràng, tường minh, tạo thuận lợi cho GV và HS thực hiện nhiệm vụ dạy – học, đặc biệt HS có thể dễ dàng tự học.
B. Hình thức hoạt động mĩ thuật của các bài học đa dạng, linh hoạt, luôn kết nối kiến thức mĩ thuật với cuộc sống, tạo hứng thú học tập và sáng tạo cho HS.
C. Đáp ứng mọi điều kiện cơ sở vật chất và đối tượng GV, HS trên cả nước. Mỗi bài học được thực hiện với các vật liệu sẵn có, dễ tìm, đa dạng,… ở địa phương.
D. Tất cả các nội dung trên.

Câu 5: Dạng bài học trong SGK Mĩ thuật 9 – CTST– Bản 1 là các dạng bài nào?

A. Mĩ thuật tạo hình kết hợp Mĩ thuật ứng dụng.
B. Hội hoạ, Đồ hoạ (tranh in), Điêu khắc, Thiết kế công nghiệp, Thiết kế đồ hoạ, Thiết kế thời trang, Tích hợp lí luận và lịch sử mĩ thuật
C. Tích hợp lí luận và lịch sử Mĩ thuật ở tất cả các bài.
D. Hội hoạ, Đồ hoạ, Điêu khắc, Thiết kế, Lịch sử mĩ thuật.

Câu 6: Sách giáo viên Mĩ thuật 9 – Chân trời sáng tạo – Bản 1 có thể sử dụng như thế nào?

A. Thay thế giáo án khi giáo viên lên lớp.
B. Giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học hoàn toàn dựa trên từng bài trong sách giáo viên.
C. Có thể gợi ý để giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học linh hoạt, phù hợp với thực tế.
D. Giáo viên sử dụng các câu hỏi trong sách giáo viên để hỏi mọi học sinh trong lớp.

Câu 7: Khi xem bài dạy minh hoạ cần phân tích các vấn đề gì?

A. Xác định được các hoạt động trong bài học và cách tổ chức hoạt động của giáo viên, sự tham gia của học sinh.
B. Xác định được các hoạt động trong bài học, cách tổ chức hoạt động của giáo viên, cách đánh giá của giáo viên và kết quả học tập của học sinh.
C. Xác định tiến trình các hoạt động trong bài học, mối liên hệ giữa mục tiêu của từng hoạt động với mục tiêu bài học; cách tổ chức, gợi mở, hỗ trợ HS và đánh giá của giáo viên; sự tham gia của học sinh vào hoạt động học tập và kết quả.
D. Xác định được các hoạt động trong chủ đề/ bài học, mục tiêu của từng hoạt động, cách tổ chức hoạt động, cách đánh giá của giáo viên.

Câu 8: Khi phân tích cách tổ chức hoạt động của giáo viên cần làm rõ các vấn đề nào?

A. Cách giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ để từ đó rút ra phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động mà giáo viên đã sử dụng.
B. Cách giáo viên giao nhiệm vụ, hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ, cách động viên, khích lệ và khả năng bao quát, hỗ trợ học sinh khi cần thiết.
C. Cách giáo viên giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ.
D. Cách giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh thực hiện và động viên học sinh.

Câu 9. SGV Mĩ thuật 9 – CTST Bản 1 thể hiện quá trình đánh giá theo Thông tư 22/2021/TT– BGDĐT như thế nào?

A. Đạt và Chưa đạt theo Thông tư 58/2011/TT–BGDĐT
B. Đạt và Chưa đạt theo Thông tư 26/2020/TT–BGDĐT
C. Đạt và chưa đạt theo Thông tư 22/2021/TT–BGDĐT về quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
D. Trong quá trình dạy học, giáo viên có thể sử dụng các yêu cầu học tập của SGK Mĩ thuật 9 để thực hiện đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì quá trình học tập của học sinh theo Thông tư 22/2021/ TT– BGDĐT.

Câu 10. Vai trò của giáo viên trong việc xây dựng kế hoạch dạy học và tổ chức dạy học phát triển năng lực, phẩm chất là gì?

A. Tổ chức hoạt động, nêu vấn đề, đưa ra thách thức cho học sinh.
B. Hướng dẫn, gợi mở, tạo cơ hội và khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động học tập
C. Định hướng, dẫn dắt, cùng tham gia, xử lí tình huống sư phạm linh hoạt, phù hợp.
D. Tất cả các vai trò trên.

Đáp án tập huấn Mĩ thuật 9 - Bản 2

Câu 1: Nghệ thuật Tối giản là gì?

A. Là phong cách nghệ thuật nhằm thay đổi nhận thức về không gian.
B. Là phong cách nghệ thuật xoá bỏ bỏ ranh giới giữa hội hoạ và điêu khắc.
C. Là phong cách hội hoạ sử dụng những gam màu nổi bật, xóa bỏ ranh giới giữa nghệ thuật và văn hoá.
D. Là phong cách thể hiện tác phẩm hạn chế về màu sắc trong trang trí và giảm tối đa chi tiết trong tác phẩm.

Câu 2: Trong 1 hoạt động dạy học giáo viên được sử dụng mấy phương pháp?

A. Mỗi hoạt động chỉ được áp dụng 1 phương pháp.
B. Mỗi hoạt động sử dụng 2 phương pháp.
C. Áp dụng tối đa 3 phương pháp trong 1 hoạt động.
D. Giáo viên linh động kết hợp nhiều phương pháp theo từng hoạt động cụ thể của bài.

Câu 3: Mô phỏng là gì?

A. Là hình thức vẽ lại giống y bài mẫu.
B. Là hình thức phỏng theo hình mẫu để tạo ra một sản phẩm.
C. Là bắt chước hình mẫu để tạo ra một vật hoặc một sản phẩm.
D. Là làm theo yêu cầu của giáo viên.

Câu 4: Nghệ thuật gốm được chia thành mấy nhóm chính?

A. Chia thành 2 nhóm: đồ sành, đồ sứ
B. Chia thành 4 nhóm: đất, sơn mài, sành, sứ
C. Chia thành 4 nhóm: đồ sành, đồ sứ, đồ gỗ, đồ đá
D. Chia thành 3 nhóm: đồ đất nung, đồ sành, đồ sứ

Câu 5: Những phương thức nào thường được sử dụng trong thiết kế truyền thông y tế?

A. Bản tin, Quảng cáo
B. Bản tin, Poster, Tranh cổ động, Tờ rơi, Tờ gấp,…
C. Báo chí, Truyền hình
D. Trang web, Blog

Câu 6: Chủ đề, bài học trong SGK Mĩ thuật 9 - bộ CTST - bản 2 gồm các thể loại mĩ thuật nào?

A. Mĩ thuật tạo hình, Thủ công, Lí luận và Lịch sử mĩ thuật
B. Hội hoạ, Đồ hoạ, Điêu khắc, Lí luận và Lịch sử mĩ thuật
C. Hội hoạ, Đồ hoạ, Điêu khắc, Thiết kế mĩ thuật ứng dụng
D. Mĩ thuật tạo hình, Mĩ thuật ứng dụng, Tích hợp Lí luận và Lịch sử mĩ thuật

Câu 7: Trào lưu nghệ thuật đương đại thế giới ra đời vào thời gian nào?

A. Giữa thế kỉ XIX.
B. Cuối thế kỉ XIX.
C. Đầu thế kỉ XX.
D. Giữa thế kỉ XX.

Câu 8: Năng lực đặc thù của môn mĩ thuật bao gồm:

A. Quan sát và nhận thức thẩm mĩ, Phân tích và đánh giá thẩm mĩ, Vận dụng và sáng tạo
B. Quan sát và nhận thức thẩm mĩ, Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ, Phân tích và đánh giá thẩm mĩ
C. Quan sát nhận thức thẩm mĩ, Ứng dụng sáng tạo thẩm mĩ, Trưng bày sản phẩm mĩ thuật
D. Quan sát nhận xét, Thực hành sáng tạo, Phân tích đánh giá

Câu 9: Mĩ thuật ứng dụng được giới thiệu trong SGK Mĩ thuật 9 - bộ CTST - bản 2 gồm những ngành nghề nào?

A. Đồ hoạ, Hội hoạ, Điêu khắc
B. Thiết kế thời trang, Thiết kế đồ hoạ, Thiết kế công nghiệp
C. Thời trang, Kiến trúc, Sân khấu, điện ảnh
D. Thiết kế công nghiệp, Thiết kế đồ hoạ, Thiết kế thời trang, Thiết kế mĩ thuật sân khấu, điện ảnh, Thiết kế mĩ thuật đa phương tiện, Kiến trúc

Câu 10: Rối nước (Bài 12) thuộc thể loại mĩ thuật nào?

A. Mĩ thuật tạo hình.
B. Mĩ thuật ứng dụng.
C. Thủ công.
D. Kết hợp giữa mĩ thuật tạo hình và mĩ thuật ứng dụng.

Đáp án tập huấn môn Hoạt động trải nghiệm 9 Chân trời sáng tạo

Đáp án tập huấn môn Hoạt động trải nghiệm 9 - Bản 1

Câu 1. Trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, HĐTN, HN 9 là:

A. Môn học bắt buộc với thời lượng là 105 tiết/ năm học.
B. Hoạt động giáo dục bắt buộc với thời lượng là 105 tiết/ năm học và phải thực hiện 3 tiết/ tuần.
C. Vừa là môn học, vừa là hoạt động giáo dục bắt buộc với thời lượng là 105 tiết/ năm học.
D. Môn học bắt buộc với thời lượng là 3 tiết/ tuần.

Câu 2. Mục tiêu đặc thù của chương trình HĐTN, HN 9 hướng đến hình thành những phẩm chất, năng lực nào?

A. Thích ứng với cuộc sống, Thiết kế và tổ chức hoạt động, Định hướng nghề nghiệp.
B. Tự chủ và tự học, Giải quyết vấn đề và sáng tạo, Giao tiếp và hợp tác.
C. Yêu nước, Nhân ái, Chăm chỉ, Trung thực, Trách nhiệm.
D. Cả A, B, C.

Câu 3. Tổ chức HĐTN, HN 9 tiếp cận trải nghiệm theo trình tự đúng nào?

A. Khám phá, kết nối kinh nghiệm – Đánh giá – Rèn luyện kĩ năng – Vận dụng mở rộng.
B. Khám phá, kết nối kinh nghiệm – Rèn luyện kĩ năng – Vận dụng mở rộng – Đánh giá.
C. Khám phá, kết nối kinh nghiệm – Vận dụng mở rộng – Đánh giá – Rèn luyện kĩ năng.
D. Khám phá, kết nối kinh nghiệm – Vận dụng mở rộng – Rèn luyện kĩ năng – Đánh giá.

Câu 4. Theo sách giáo khoa HĐTN, HN 9 – bộ CTST bản 1, nội dung nào cần ưu tiên thực hiện với thời lượng nhiều nhất trong mỗi chủ đề?

A. Khám phá, kết nối kinh nghiệm.
B. Rèn luyện kĩ năng.
C. Vận dụng mở rộng.
D. Đánh giá.

Câu 5. Sách giáo khoa HĐTN, HN 9– bộ CTST bản 1 có điểm đặc thù nào là cơ bản nhất?

A. Thực hiện mô hình lớp học đảo ngược.
B. Tạo cơ hội cho tất cả học sinh tham gia tích cực vào hoạt động.
C. Trang bị cho học sinh con đường hình thành và phát triển các kĩ năng.
D. Thực hiện tự đánh giá.

Câu 6. Ai là người chịu trách nhiệm chính trong đánh giá kết quả HĐTN, HN 9?

A. Giáo viên được phân công.
B. Tự bản thân học sinh và bạn bè.
C. Giáo viên chủ nhiệm.
D. Lãnh đạo nhà trường.

Câu 7. HĐTN, HN 9 KHÔNG hướng đến mạch nội dung nào?

A. Hoạt động phát triển bản thân.
B. Hoạt động phát triển nhà trường.
C. Hoạt động phát triển khoa học.
D. Hoạt động hướng nghiệp.

Câu 8. Các chủ đề trong sách giáo khoa HĐTN, HN 9– bộ CTST bản 1 gồm các chủ đề nào?

A. Rèn luyện kĩ năng giao tiếp ứng xử và tính trách nhiệm; Góp phần xây dựng truyền thống nhà trường; Tổ chức cuộc sống gia đình; Xây dựng ngân sách cá nhân và hỗ trợ kinh tế gia đình; Xây dựng cộng đồng của em; Giữ môi trường, cảnh quan sạch, đẹp; Tìm hiểu những nghề em quan tâm; Ứng phó với căng thẳng; Chuẩn bị con đường cho bản thân sau Trung học cơ sở..
B. Tự tạo động lực và ứng phó với áp lực trong cuộc sống; Giao tiếp, ứng xử tích cực; Góp phần xây dựng văn hoá nhà trường; Góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc; Xây dựng ngân sách cá nhân và góp phần phát triển kinh tế gia đình; Xây dựng mạng lưới thực hiện các hoạt động cộng đồng; Bảo vệ môi trường và quảng bá cảnh quan đất nước; Tìm hiểu những nghề em quan tâm; Xác định con đường cho bản thân sau Trung học cơ sở.
C. Tự tạo động lực và ứng phó với áp lực trong cuộc sống; Rèn luyện kĩ năng giao tiếp ứng xử và tính trách nhiệm; Góp phần xây dựng truyền thống nhà trường; Tổ chức cuộc sống gia đình; Xây dựng ngân sách cá nhân và hỗ trợ kinh tế gia đình; Xây dựng cộng đồng của em; Giữ môi trường, cảnh quan sạch, đẹp; Tìm hiểu những nghề em quan tâm; Chuẩn bị con đường cho bản thân sau Trung học cơ sở.
D. Tự tạo động lực và ứng phó với căng thẳng; Rèn luyện kĩ năng giao tiếp ứng xử và tính trách nhiệm; Góp phần xây dựng truyền thống nhà trường; Góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc; Xây dựng ngân sách cá nhân và hỗ trợ kinh tế gia đình; Xây dựng cộng đồng của em; Bảo vệ môi trường và quảng bá cảnh quan đất nước; Tìm hiểu những nghề em quan tâm; Chuẩn bị con đường cho bản thân sau Trung học cơ sở.

Câu 9. Sách giáo viên HĐTN, HN 9 – bộ CTST bản 1 hỗ trợ nhiều nhất cho giáo viên ở nội dung nào?

A. Thiết kế mẫu giáo án tổ chức hoạt động.
B. Hướng dẫn đánh giá kết quả hoạt động một cách cụ thể.
C. Kế hoạch bài dạy theo mẫu.
D. Phương thức tổ chức hoạt động đa dạng theo tiếp cận trải nghiệm.

Câu 10. Giáo viên thu được điều gì nhất sau khi xem clip minh hoạ về tiết tổ chức Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp?

A. Hiểu được cách tiến hành tiết Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.
B. Biết cách tạo hứng thú cho học sinh hoạt động.
C. Biết cách tổ chức hoạt động sao cho 100% học sinh được tham gia hoạt động.
D. Cách phát triển kĩ năng cho học sinh.

Đáp án tập huấn môn Hoạt động trải nghiệm 9 - Bản 2

Câu 1. Mục tiêu về phẩm chất và năng lực chung của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 của sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 (Bản 2) – bộ sách Chân trời sáng tạo là những mục tiêu nào?

A. Yêu nước; Nhân ái; Chăm chỉ; Trung thực; Trách nhiệm; Tự chủ; Giải quyết vấn đề; Định hướng nghề nghiệp.
B. Yêu nước; Nhân ái; Yêu lao động; Trung thực; Trách nhiệm; Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Giao tiếp và hợp tác.
C. Yêu nước; Nhân ái; Chăm chỉ; Trung thực; Trách nhiệm; Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Giao tiếp và hợp tác.
D. Yêu nước; Yêu thương con người; Chăm chỉ; Trung thực; Trách nhiệm; Tự chủ và tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Giao tiếp và hợp tác.

Câu 2. Các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực nào của chương trình Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được thể hiện trong sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 (Bản 2) – bộ sách Chân trời sáng tạo?

A. Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Giao tiếp và hợp tác.
B. Yêu nước; Nhân ái; Chăm chỉ; Trung thực; Trách nhiệm.
C. Giải quyết vấn đề; Giao tiếp và hợp tác; Tự chủ và tự học.
D. Thích ứng với cuộc sống; Thiết kế và tổ chức hoạt động; Định hướng nghề nghiệp.

Câu 3. Sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 (Bản 2) – bộ sách Chân trời sáng tạo được biên soạn dựa trên những mạch hoạt động nào?

A. Hoạt động định hướng nghề nghiệp, hoạt động hướng đến tự nhiên và xã hội.
B. Hoạt động hướng vào bản thân, hướng đến tự nhiên và xã hội.
C. Hoạt động hướng vào bản thân, hướng đến xã hội, hướng đến tự nhiên và hướng nghiệp.
D. Hoạt động hướng đến gia đình, nhà trường, xã hội và hướng đến tự nhiên.

Câu 4. Các chủ đề trong sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 (Bản 2) – bộ sách Chân trời sáng tạo được thực hiện trong những loại hình cơ bản nào?

A. Hoạt động giáo dục theo chủ đề, Sinh hoạt quy mô trường, Câu lạc bộ.
B. Sinh hoạt quy mô lớp và Sinh hoạt quy mô trường, Câu lạc bộ.
C. Hoạt động giáo dục theo chủ đề, Sinh hoạt quy mô lớp và Sinh hoạt quy mô trường.
D. Hoạt động giáo dục theo chủ đề, Sinh hoạt quy mô lớp và Câu lạc bộ.

Câu 5. Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 (Bản 2) – bộ sách Chân trời sáng tạo có thể được thực hiện với các phương thức tổ chức nào?

A. Phương thức có tính cống hiến, khám phá và thể nghiệm.
B. Phương thức có tính khám phá, thể nghiệm, cống hiến và nghiên cứu.
C. Phương thức có tính nghiên cứu, khám phá và thể nghiệm.
D. Phương thức có tính thể nghiệm, cống hiến và nghiên cứu.

Câu 6. Trong cuốn Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 (Bản 2) – bộ sách Chân trời sáng tạo, mỗi hoạt động trong các chủ đề được biên soạn theo trình tự nào?

A. Tìm hiểu, khám phá, nhận diện, chia sẻ kinh nghiệm; Thực hành, rèn luyện kĩ năng, xử lí tình huống; Chia sẻ cảm nhận, cảm xúc sau khi thực hành và vận dụng vào thực tiễn.
B. Tìm hiểu, khám phá, nhận diện, chia sẻ kinh nghiệm; Chia sẻ cảm nhận, cảm xúc sau khi thực hành và vận dụng vào thực tiễn; Thực hành, rèn luyện kĩ năng, xử lí tình huống;
C. Thực hành, rèn luyện kĩ năng, xử lí tình huống; Chia sẻ cảm nhận, cảm xúc sau khi thực hành và vận dụng vào thực tiễn; Tìm hiểu, khám phá, nhận diện, chia sẻ kinh nghiệm;
D. Chia sẻ cảm nhận, cảm xúc sau khi thực hành và vận dụng vào thực tiễn; Tìm hiểu, khám phá, nhận diện, chia sẻ kinh nghiệm; Thực hành, rèn luyện kĩ năng, xử lí tình huống;

Câu 7. Theo sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 (Bản 2) – bộ sách Chân trời sáng tạo, những phương pháp giáo dục nào không khuyến khích sử dụng?

A. Phương pháp giáo dục bằng tập thể.
B. Phương pháp tạo sản phẩm.
C. Phương pháp khích lệ, động viên.
D. Phương pháp thuyết trình.

Câu 8. Bên cạnh những yêu cầu cơ bản, sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 (Bản 2) – bộ sách Chân trời sáng tạo được biên soạn dựa trên những yêu cầu nào?

A. Dựa trên chương trình giáo dục địa phương.
B. Dựa trên yêu cầu tích hợp nội dung giáo dục của Đoàn và Đội.
C. Dựa trên chương trình quốc tế.
D. Tất cả các phương án A, B, C.

Câu 9. Các chủ đề trong sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 (Bản 2) – bộ sách Chân trời sáng tạo gồm các chủ đề nào?

A. Thể hiện kĩ năng giao tiếp và sống hài hoà; Thích nghi với những thay đổi trong cuộc sống; Thực hiện các hoạt động giáo dục trong nhà trường; Góp phần chăm lo hạnh phúc và phát triển kinh tế gia đình; Xây dựng mạng lưới quan hệ và tham gia các hoạt động cộng đồng; Phòng chống ô nhiễm môi trường và bảo vệ cảnh quan; Tìm hiểu nghề theo định hướng nghề; Định hướng cho bản thân sau trung học cơ sở.
B. Thể hiện kĩ năng ứng xử và sống hài hoà; Thích nghi với những thay đổi trong cuộc sống; Thực hiện các hoạt động giáo dục trong nhà trường; Góp phần chăm lo hạnh phúc và phát triển kinh tế gia đình; Xây dựng mạng lưới quan hệ và tham gia các hoạt động ở địa phương; Phòng chống ô nhiễm môi trường; Tìm hiểu nghề và rèn luyện bản thân theo định hướng nghề; Định hướng cho bản thân sau trung học cơ sở.
C. Thể hiện kĩ năng giao tiếp, ứng xử và sống hài hoà; Thích nghi với những thay đổi trong cuộc sống; Thực hiện các hoạt động giáo dục trong nhà trường; Góp phần chăm lo hạnh phúc và phát triển kinh tế gia đình; Xây dựng mạng lưới quan hệ và tham gia các hoạt động cộng đồng ở địa phương; Phòng chống ô nhiễm môi trường và bảo vệ cảnh quan; Tìm hiểu nghề và rèn luyện bản thân theo định hướng nghề; Định hướng cho bản thân sau trung học cơ sở.
D. Thể hiện kĩ năng giao tiếp, ứng xử; Thích nghi với những thay đổi trong cuộc sống; Thực hiện các hoạt động giáo dục trong nhà trường; Góp phần chăm lo hạnh phúc và phát triển kinh tế gia đình; Xây dựng mạng lưới quan hệ và tham gia các hoạt động cộng đồng ở địa phương; Phòng chống ô nhiễm và bảo vệ cảnh quan; Rèn luyện bản thân theo định hướng nghề; Định hướng cho bản thân sau trung học cơ sở.

Câu 10. Ai là người đánh giá kết quả Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 cho học sinh?

A. Giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn.
B. Tự bản thân học sinh và bạn bè.
C. Phụ huynh và cộng đồng.
D. Cả 3 phương án trên.

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 35
  • Lượt xem: 7.320
  • Dung lượng: 186,6 KB
Sắp xếp theo