Ngân hàng câu hỏi tập huấn Giáo dục thể chất lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Đáp án 10 câu trắc nghiệm Giáo dục thể chất 6

Ngân hàng câu hỏi tập huấn Giáo dục thể chất lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời 10 câu hỏi trắc nghiệm môn GDTC 6 trong chương trình tập huấn sách giáo khoa lớp 6 mới.

Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm đáp án môn Toán, Ngữ văn, cùng hướng dẫn xem bộ sách giáo khoa lớp 6 mới để tìm hiểu trước về các bộ sách mới. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Đáp án tập huấn Giáo dục thể chất 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Câu 1. Chương trình môn học GDTC giúp HS hình thành và phát triển năng lực thể chất với những thành phần nào?

a) Năng lực chăm sóc sức khoẻ.

b) Năng lực vận động cơ bản.

c) Năng lực hoạt động TDTT.

d) Cả ba năng lực trên  

Câu 2. Điểm mới về quyền của GV và nhà trường trong tổ chức thực hiện SGK là gì?

a) Chủ động sắp xếp trình tự dạy học các chủ đề phù hợp với điều kiện của nhà trường, điều kiện của vùng, miền.

b) Chủ động sắp xếp lại trình tự và thời lượng thực hiện các bài trong một chủ đề (nếu thấy cần thiết để phù hợp với năng lực tiếp thu, trình độ thể lực của số đông học sinh).

c) Chủ động phân phối nội dung của bài cho các tiết học trên cơ sở đảm bảo các nguyên tắc về phương pháp trong GDTC.

d) Chủ động bổ sung môn thể thao tự chọn (biên soạn nội dung, tiến trình dạy học môn thể thao tự chọn theo qui định của chương trình).

đ) Cả 4 quyền nêu trên.

Câu 3. Để triển khai hoạt động GDTC theo chương trình, GV và nhà trường cần chủ động xây dựng những loại kế hoạch nào?

a. Kế hoạch dạy học môn học

b. Kế hoạch dạy học các chủ đề

c. Kế hoạch dạy học các bài

d. Kế hoạch bài dạy (giáo án tiết học)

đ. Cả 4 loại kế hoạch nêu trên.

Câu 4. Nội dung SGK được cấu trúc gồm bao nhiêu phần và chủ đề?

a) 2 phần, 7 chủ đề?

b) 2 phần, 8 chủ đề?

c) 3 phần, 8 chủ đề?

Câu 5. Nội dung các bài của SGK được trình bày thông qua bao nhiêu hoạt động, là những hoạt động nào?

a) 4 hoạt động, gồm các hoạt động: Mở đầu; hình thành kiến thức mới; luyện tập; vận dụng.

b) 5 hoạt động, gồm các hoạt động: Mở đầu; hình thành kiến thức mới; luyện tập; vận dụng; kết thúc.

c) 5 hoạt động, gồm các hoạt động: Mở đầu; hình thành kiến thức mới; luyện tập; vận dụng; tìm tòi và mở rộng.

Câu 6. GV và nhà trường phải làm gì để dạy học phần kiến thức chung

a) GV và nhà trường chủ động phân chia thành bài, phân phối số tiết và xây đựng kế hoạch thực hiện.

b) GV và nhà trường chủ động phân chia thành bài để dạy xen kẽ với các chủ đề của phần vận động cơ bản và phần thể thao tự chọn.

c) GV và nhà trường chủ động phân chia nội dung để dạy lồng ghép trong các tiết học của môn học trên cơ sở đảm bảo mạch kiến thức, tính hệ thống.

Câu 7. SGK giới thiệu 3 môn thể thao tự chọn, mỗi môn được thực hiện trong bao nhiêu tiết học?

- 8 tiết.

- 12 tiết.

- 24 tiết.

Câu 8. GV và nhà trường có thể lựa chọn những môn thể thao nào để bổ sung cho phần thể thao tự chọn đã có trong SGK?

a) Các môn thể thao được tổ chức trong Hội khỏe Phù Đổng các cấp.

b) Các môn thể thao thuộc hệ thống giải thi đấu Quốc gia, Quốc tế.

c) Các môn thể thao truyền thống của địa phương.

d) Cả 3 nội dung nêu trên.

Câu 9. Điểm mới về tổ chức tiết học là gì?

a) Nội dung cơ bản của mỗi tiết học chỉ bao gồm nội dung của một chủ đề.

b) Mỗi tiết học được thực hiện thông qua 4 hoạt động: Mở đầu, hình thành kiến thức mới, luyện tập, vận dụng.

c) HS được phát huy vai trò chủ thể trong học tập thông qua các hình thức luyện tập: Cá nhân, cặp đôi, nhóm, tập thể lớp dưới sự hướng dẫn, tổ chức của GV.

d) Cả 3 nội dung nêu trên.

Câu 10. Kế hoạch bài dạy (giáo án của tiết học) cần thể hiện được những hoạt động cơ bản nào của thày và trò?

a) Hoạt động mở đầu, luyện tập, kết thúc.

b) Hoạt động mở đầu, hình thành kiến thức mới, luyện tập, vận dụng.

c) Hoạt động mở đầu, hình thành kiến thức mới, luyện tập, vận dụng, kết thúc.

Chia sẻ bởi: 👨 Tiểu Hy
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 82
  • Lượt xem: 3.688
  • Dung lượng: 97,9 KB
Sắp xếp theo