Đáp án Mô đun 3 Học thông qua Chơi Bảng kiểm Học thông qua Chơi
Đáp án Mô đun 3 Học thông qua Chơi giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng phân tích, xác định mức độ các đặc điểm của HTQC được lồng ghép vào kế hoạch giảng dạy của mình.
Qua đó, thầy cô sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm, nhanh chóng hoàn thành khóa tập huấn Mô đun Học thông qua Chơi với kết quả cao nhất. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đáp án tập huấn Mô đun 1, Mô đun 2, cùng cách sử dụng Bảng kiểm Học thông qua Chơi. Mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Đáp án Mô đun 3 Học thông qua Chơi
Kiểm tra kiến thức
Câu hỏi: Mục đích sử dụng Bảng kiểm HTQC là gì? Chọn đáp án đúng
Để kiểm tra mức độ lồng ghép các thành tố của HTQC trong tiết học.
A. Đúng
B. Sai
Đây là câu đúng
Bảng kiểm có thể được sử dụng để đánh giá 1 tết học dựa trên mức độ thể hiện các đặc điểm của HTQC.
Để giúp giáo viên áp dụng HTQC trong hoạt động dạy học hàng ngày.
A. Đúng
B. Sai
Đây là câu đúng
Bảng kiểm bao gồm các thành phần nguyên liệu chính của HTQC nhằm hỗ trợ các nhà giáo dục cần nhắc tới các thành tố của HTQC trong hoạt động dạy học, quản lí giáo dục.
Để rà soát các cơ hội có thể tăng cường việc áp dụng HTQC trong tiết học.
A. Đúng
B. Sal
Đây là câu đúng
Bảng kiểm giúp xác định những điểm nào hoặc cách thức nào có thể giúp làm tăng cường việc áp dụng HTQC trong tiết học.
Để phê bình giáo viên vì đã không áp dụng HTQC trong các hoạt động dạy học.
A. Đúng
B. Sai
Đây là câu đúng
Bảng kiểm được coi là công cụ hỗ trợ giáo viên cải thiện và phải triển do vậy sẽ giúp đưa ra những phản hồi cụ thể, trang tính xây dựng và hữu ích.
Câu hỏi: Bảng kiểm HTQC được sử dụng trong những trường hợp nào. Chọn đáp án đúng.
Khi chuẩn bị và xây dựng KHBD.
A. Đúng
B. Sai
Đây là câu đúng
Khi giáo viên xây dựng KHBD, giáo viên có thể sử dụng bảng kiểm để thiết kế các hoạt động sử dụng các phương pháp và kĩ thuật áp dụng HTOC trong tiết học.
Khi quan sát 1 tiết học.
A. Đúng
B. Sai
Đây là câu đúng
Thầy/cô có thể sử dụng quan sát Tiết học trực tếp hoặc đoạn ghi hinh. Bảng kiểm có thể hữu cho các buổi học tập chia sẻ, các buổi sinh hoạt chuyên môn hoặc các tiết học mẫu.
Khi đánh giá 1 tiết học.
A. Đúng
B. Sai
Đây là câu đúng
Cán bộ quản lí trưởng hoặc cán bộ Sở Phong GDĐT có thể sử dụng bảng kiểm để đánh giá một tiết học. Việc đánh giá có thể thông qua dự tiết hoặc phân tích KHBD. GV cũng có thể sử dụng bảng kiểm để tự đánh giá KHBD của mình sau khi đã thiết kế xong.
Khi suy ngẫm, hỗ trợ chuyên môn và phản hồi, góp ý cho 1 tiết học
A. Đúng
B. Sai
Đây là câu đúng
Bảng kiểm có thể được sử dụng nhằm xác định và chia sẻ những điểm mạnh và điểm có thể cải thiện của tiết dạy. Ghi lại những nhận xét ở trang cuối trong bảng kiểm sẽ giúp ích đưa ra những phản hồi mang tính xây dựng và cụ thể. Đó có thể là nền tảng giúp thực hiện hoạt động hỗ trợ chuyên môn cho giáo viên hoặc là suy ngẫm/tự đánh giá có định hướng.
Cách sử dụng bảng kiểm Học thông qua Chơi
Câu hỏi: Đây là những gì thầy cô đã làm trong bài tập cuối cùng của mô đun 1, trong đó thầy/cô đã phân tích một video. Thầy/cô còn nhớ lần đó mình đánh dấu yếu tố nào trong bảng kiểm của mình không? Thầy/cô thực hiện việc đó một cách dễ dàng hay khó khăn? Tại sao?
- Tôi vẫn còn nhớ những yếu tố mình đã đánh dấu trên bảng kiểm. Tôi thực hiện việc đó một cách dễ dàng. Tại vì khi quan sát tiết học và đánh giá kế hoạch bài dạy hiện có giáo viên có thể dễ dàng đánh dấu những yếu tố mà giáo viên nhìn thấy.Ở mỗi mảnh ghép có các yếu tố được đề cập giúp giáo viên dễ dàng xác định những gì mình cần quan sát.
- Bảng kiểm được thiết kế chi tiết ở các phần. Các yếu tố này không phải là phương án khả quan duy nhất để xác định một đặc điểm trong tiết học nếu giáo viên tìm thấy các yếu tố khác trong tiết học đại diện cho một đặc điểm nào đó giáo viên có thể thêm vào trong mảnh ghép. Có nhều khoảng trống ở phần ghi chép để giáo viên ghi lại những gì quan sát được.
Câu hỏi: Những yếu tố cáo trong bảng kiểm mà thầy/cô nghĩ rằng mình đã sử dụng nhiều? Những yếu tố nào mới với thầy/cô?
- Những yếu tố trong bảng kiểm tôi nghĩ rằng đã sử dụng nhiều là: trò chơi, ca hát, học sinh được trải nghiệm thực hành, gợi mở và đặt câu hỏi, các câu hỏi và gợi ý đưa ra có mục tiêu và mang tính khuyến khích, các nhiệm vụ có tính liên quan và hấp dẫn.
- Những yếu tố mới là: các hoạt động khơi gợi các giác quan, sử dụng kỹ thuật hướng dẫn phù hợp.
Câu hỏi: Đây là những gì thầy/cô đã làm trong bài tập cuối cùng của Mô đun 1, tại đó thấy cô đã phân tích video. Thầy/cô còn nhớ cách mình giải thích và chấm điểm trên bảng kiểm của mình không? Điều đó dễ hay khó đối với thầy/cô? Tại sao?
Tôi vẫn còn nhớ cách mình giải thích và chấm điểm trên bảng điểm. Điều này rất dễ thực hiện bởi vì bảng kiểm thể hiện rõ ràng mức độ thể hiện của các đặc điểm học thông qua chơi, và mức độ tự chủ trao cho học sinh trong các hoạt động.
Câu hỏi: Như đã giải thích, bước diễn giải trong bảng kiểm là cách diễn giải cá nhân và mỗi cá nhân có một cách giải thích khác nhau. Thầy/cô có đồng ý rằng điều này không những đúng mà còn không thể tránh được không? Tại sao hoặc tại sao không ?
Tôi đồng ý rằng cách diễn giải trong bảng kiểm là cách diễn giải cá nhân và mỗi cá nhân có một cách giải thích khác nhau. Điều này không những đúng mà còn không thể tránh được tại vì kết luận mang tính cá nhân và mỗi người có một kết luận khác nhau. Bài học này áp dụng học thông qua chơi như thế nào. Suy nghĩ về học thông qua chơi và những đặc điểm khác nhau của học thông qua chơi không có câu trả lời nào là đúng nhất. Và không có một cách duy nhất nào áp dụng học thông qua chơi, nhiều ý kiến và ý tưởng khác nhau đều có giá trị và thú vị để thảo luận
Câu hỏi: Tại sao việc thêm phần lí giải cho kết luận của thầy/cô lại quan trọng khi thầy/cô sử dụng Bảng kiểm Học thông qua Chơi
Khi sử dụng Bảng kiểm học thông qua chơi, thêm phần lý giải cho kết luận là quan trọng bởi vì đây là cách diễn giải mang tính cá nhân bởi vậy kết quả của mỗi người là khác nhau. Tuy nhiên với mục đích của bảng kiểm đây không phải là vấn đề. Bảng kiểm không nhằm phê bình hay đánh giá giáo viên hay tiết dạy. Mục đích của bảng kiểm là đánh giá mức độ áp dụng học thông qua chơi của tiết dạy và làm thế nào để cải thiện điểm đó. Vì vậy các thầy cô diễn giải theo cách của riêng mình là hoàn toàn tự nhiên và được khuyến khích. Hướng tiếp cận học thông qua chơi vốn có nhiều cách tiếp cận khác nhau vì vậy cũng có nhiều cách hiểu và đánh giá khác nhau. Nếu giáo viên định thảo luận cách giải thích này với người khác giáo viên nên ghi lại lý do vì sao mình chọn cho điểm số đó.
Câu hỏi: Khi viết phản hồi, tại sao thầy/cô nghĩ việc viết có điểm mạnh và điểm cần cải thiện là hữu ích?
Khi viết phản hồi, viết cả điểm mạnh và điểm cải thiện là hữu ích bởi vì để đưa ra các phản hồi chi tiết cùng với các đề xuất cụ thể để người nhận phản hồi biết được thầy cô nghĩ gì và thầy cô đề xuất thay đổi điều gì.
Bảng kiểm Học thông qua Chơi bao gồm ba bước. Chọn ba bước từ danh sách và sắp xếp chúng theo đúng thứ tự
Câu trả lời chính xác
1. Phân tích
2. Diễn giải
3. Kết luận
Câu hỏi: Khi phân tích một bài học, bảng kiểm rà soát Học thông qua Chơi sử dụng 5 đặc điểm của Học thông qua Chơi như một khung tham khảo để tìm kiếm các yếu tố cụ thể trong bài học. Khái niệm quan trọng thứ 3 được đề cập ở giữa các hình đồ họa các đặc điểm là gì?
- Sự hợp tác
- Giáo viên hướng dẫn chi tiết, cụ thể
- Sự tự chủ của học sinh
- Các trò chơi
Đây là câu đúng
Ở trung tâm của các mảnh ghép của các đặc điểm là một khái niệm quan trọng mời thầy/cô phải luôn ghi nhớ: Sự tự chủ của học sinh. Trong khi thầy/cô xác định các yếu tố của hứng thú, có ý nghĩa, có nhiều cơ hội thử nghiệm, tương tác xã hội và tham gia tích cực, thầy/cô nên xem xét mức độ tự chủ mà học sinh sẽ trải nghiệm trong các hoạt động học tập vui vẻ, hứng thú vài liệu thầy/cô có thể làm gì để trao cho các em học sinh nhiều sự tự chủ hơn trong hoc tập.
Câu hỏi: Trong bước 2 và 3 của Bảng kiểm, thầy/cô giải thích và đưa ra kết luận Đây là một kết luận cá nhân và có thể có ý kiến khác nhau giữa các giáo viên. Tại sao vậy? Đánh dấu câu trả lời mà thầy/cô cho là đúng.
Bởi vì người sử dụng Bảng kiểm có hiểu biết tốt hơn về Học thông qua Chơi và biết cách tốt nhất để áp dụng Học thông qua Chơi.
A. Đúng
B. Sai
Đây là câu trả lời sai
Bảng kiểm có nghĩa là một công cụ để hợp tác và/hoặc tự suy ngẫm. Các giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục có thể sử dụng Bảng kiểm để tự cải thiện kế hoạch bài học của giáo viên hoặc để tạo điều kiện học hỏi lẫn nhau giữa các đồng bị nghiệp về Học thông qua Chơi.
Bởi vì Bảng kiểm là để phản biện hoặc để đánh giá một giáo viên, hoặc là một bài học và người sử dụng Bảng kiểm cần phải đưa ra ý kiến cá nhân của họ.
A. Đúng
B. Sai
Đây là câu sai
Bảng kiếm không dùng để chỉ trích hay đánh giá giáo viên hay bài học. Mục đích của Bằng kiểm là để đo lường xem mức độ áp dụng Học thông qua Chơi của bài học, và hành theo nên đội bởi học có thể được cải thiện tốt hơn nếu nó chưa thực sự mang tính Học thông qua Chơi.
Vì bản chất của hướng tiếp cận Học thông qua Chơi là có nhiều cách khác nhau để thực hiện, nên có thể có nhiều cách hiểu và đánh giá khác nhau.
A. Đúng
B. Sal
Đây là câu đúng
Ý tưởng là thầy/cô suy nghĩ một cách có ý thức về Học thông qua Chơi và các đặc điểm khác nhau. Nhưng không có một câu trả lời đúng duy nhất, và không có một cách dùng duy nhất để áp dụng việc Học thông qua Chơi. Nhiều ý kiến và ý tưởng khác nhau có thể có giá trị và thú vị để thảo luận.
Câu hỏi: Là phần cuối cùng trong bước kết luận, thầy/cô có cơ hội ghi lại phản hồi. Mục đích của phản hồi này là gì? (Chọn nhiều đáp án đúng)
Để giải thích lí do của thầy/cô và để xác định các hành động cụ thể mà thầy/cô đã quan sát và tại sao thầy/cô ghi nhận chúng.
Nếu thầy cô đã sử dụng Bảng kiểm trong quá trình soạn kế hoạch bài dạy, thấy có có thể sử dụng các ghi chú phản hồi này để tự xác định điểm mạnh của kế hoạch bài dạy của mình và những điểm thầy/cô có thể cải thiện để áp dụng Học thông qua Chơi.
Nếu thầy/cô đã sử dụng Bảng kiểm trong quá trình dự gờ/thăm lớp, thầy/ cô có thể sử dụng các ghi chú phản hồi này để đưa ra phản hồi tử tế, hữu ích và cụ thể cho giáo viên để người giáo viên người nhận phản hồi biết rõ thầy/cô nghĩ gì và đề nghị thay đổi điều gì.
Phản hồi cũng có thể được sử dụng trong buổi Sinh hoạt chuyên môn về Học thông qua Chơi để tất cả cùng học hỏi và hưởng lợi.
Bài tập về cách sử dụng Bảng kiểm
Thực hiện theo các bước sau:
6. Vui lòng chịu sẽ ý kiến phản hồi của thầy/cô về tiết học trong video, bao gồm cả những điểm mạnh và những điểm có thể cải thiện. Vui lòng viết ra ít nhất ba đổi mạnh trong tiết học, ba điểm có thể cải thiện và các đề xuất cụ thể để làm cho tiết học tốt hơn.
(3 điểm mạnh)
1. Sử dụng câu hỏi mở rất hay, có áp dụng kỹ thuật dạy học thông qua chơi
2. Tiết học vui vẻ, có ý nghĩa, có sự tham gia tích cực và có tương tác xã hội.
3. Các trò chơi kích thích sự chủ động và tham gia của học sinh. Có dấu hiệu rõ ràng thể hiện sự hứng thú của học sinh. Học sinh thảo luận nhóm tốt.
(3 điểm có thể cải thiện)
1. Khi trình bày lợi ích của công việc nên tạo nhiều cơ hội để học sinh chia sẻ, thể hiện và trình bày ý kiến của mình.
2. Giáo viên khi quan sát các nhóm thảo luận chưa đặt câu hỏi để học sinh xem xét lại và thảo luận lại.
3. Mức độ tự chủ của học sinh, cơ hội thử nghiệm còn thấp
Đây giờ là thời gian để thầy/cô có thể tự suy ngẫm. Dưới đây là hướng dẫn giúp thầy/cô thực hiện hoạt động này.
1. Xem lại Bảng kiểm Học thông qua Chơi mà thầy/cô đã hoàn thành trong và sau khi xem video tiết dạy và dánh dấu có hoặc KHÔNG vào các tiêu chí dưới đây:
A. Độ chính xác và mức độ hoàn thành của việc phân tích trong Bảng kiểm
CÓ | KHÔNG | |
Các yếu tố được đánh dấu có thể nhận ra trong video | ||
Không có yếu tố rõ ràng nào từ video bị thiếu trong phân tích (video có các yếu tố rõ ràng, nhưng bảng kiểm không đánh dấu và không phân tích) | ||
Có ghi chú để giải thích rõ lý do cho các yếu tố đã được đánh dấu |
B. Ghi số điểm rõ ràng và có diễn giải cụ thể cho phần số điểm:
CÓ | KHÔNG | |
Việc cho điểm các đặc điểm là hợp lí sau khi phân tích | ||
Việc cho điểm các đặc điểm được giải thích bằng các ghi chú |
C. Công bằng và hợp lí trong phần kết luận:
CÓ | KHÔNG | |
Tổng điểm khớp với khung điểm tương ứng trong Bảng kiểm | ||
Lập luận cung cấp các luận điểm, minh chứng rõ ràng cho những gì được quan sát và phân tích |
D. Phản hồi hợp lí và hữu ích.
CÓ | KHÔNG | |
Phản hồi đề cập đến ba điểm mạnh cụ thể của tiết học | ||
Phản hồi đề cập đến ba gợi ý cụ thể để làm cho tiết dạy áp dụng Học thời qua Chơi tốt hơn | ||
Phản hồi rõ ràng đủ để giáo viên có thể thực hiện được |