Gợi ý câu hỏi tự luận Mô đun 3 môn Tin học Tiểu học Đáp án tự luận môn Tin học Module 3

Gợi ý câu hỏi tự luận Mô đun 3 môn Tin học Tiểu học giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi tự luận môn Tin học trong khóa tập huấn Mô đun 3 - GDPT 2018 để đạt kết quả cao trong khóa tập huấn này.

Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm câu hỏi tự luận môn Hoạt động trải nghiệm, Tự nhiên và xã hội, Đạo đức, Giáo dục thể chất để có thêm kinh nghiệm, ý tưởng mới hoàn thiện bài tập của mình. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Đáp án tự luận Mô đun 3 môn Tin học Tiểu học

1. Giới thiệu môn học

Câu 1: Mời thầy/cô hãy liệt kê 03 nội dung trong Mô đun 3.0 – Kiểm tra, đánh giá học sinh tiểu học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực mà thầy/cô thấy là quan trọng nhất đối với việc kiểm tra, đánh giá môn Tin học.

ND1: Phương pháp đánh giá

ND2: Khung năng lực và đường phát triển năng lực

ND3: Quy trình tổ chức và thực hiên hoạt động đánh giá

Câu 2: Sau khi hoàn thành Mô đun 3.0, thầy/cô mong muốn tìm hiểu thêm về vấn đề gì để nâng cao năng lực kiểm tra, đánh giá học sinh tiểu học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực? Hãy liệt kê ít nhất 3 vấn đề thầy/cô muốn tìm hiểu thêm.

TL: Sau khi hoàn thành Mô đun 3.0 tôi mong muốn tìm hiểu thêm về các vấn đề sau đây để nâng cao năng lực kiểm tra, đánh giá học sinh tiểu học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực:

  • Đánh giá định hướng sản phẩm số đối với cả hai mạch kiến thức Khoa học máy tính và Tin học ứng dụng.
  • Đánh giá chú trọng khả năng tư duy máy tính đối với mạch kiến thức về Khoa học máy tính (CS), cụ thể là đánh giá khả năng giải quyết vấn đề của CS trong đó có sử dụng hoặc không sử dụng máy tính.
  • Đánh giá chú trọng khả năng ứng dụng Tin học đối với mạch kiến thức về Tin học ứng dụng (ICT), cụ thể là đánh giá khả năng giải quyết vấn đề của ICT dựa trên máy tính.

2. Đặc điểm môn Tin học

Câu 1: Các thầy/cô hãy trình bày năng lực của HS ở cuối cấp tiểu học

TL:

  • Học sinh biết sử dụng các phầm mềm hỗ trợ học tập tạo ra được các sản phẩm đơn giản.
  • Biết sử dụng các thiết bị số thông dụng theo hướng dẫn và chia sẻ được với người thân và bạn bè....

Câu 2: Các thầy/cô hãy nêu cách xác định các mốc biểu hiện trong khung năng lực tin học thành phần giữa các cấp học của môn Tin học.

TL: Để xác định được các mốc biểu hiện trong khung năng lực tin học thành phần ta cần xác định khung phát triển năng lực:

1 .Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung.

Môn Tin học góp phần thực hiện các yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học đã được quy định trong Chương trình tổng thể.

2. Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù.

Học sinh hình thành, phát triển được năng lực tin học với năm thành phần năng lực sau đây:

- NLa: Sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông;

- NLb: Ứng xử phù hợp trong môi trường số;

- NLc: Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông;

- NLd: Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học;

- NLe: Hợp tác trong môi trường số.

Câu 3: Thầy/cô hãy chọn một năng lực thành tố của năng lực Tin học ở cuối cấp tiểu học và phân tích xem nó “phân bố” ở những chủ đề nào của một lớp học trong cấp tiểu học (lớp 3, lớp 4 hoặc lớp 5)

TL: Sử dụng năng lực tin học: NLb: Ứng xử phù hợp trong môi trường số;

- Lớp 3

  • Chủ đề A: Mạng máy tính và em
  • Chủ đề D. Tin học, pháp luật và văn hoá trong môi trường số

- Lớp 4: Chủ đề D. Tin học, pháp luật và văn hóa trong môi trường số.

- Lớp 5: Chủ đề D. Tin học, pháp luật và văn hóa trong môi trường số

3. Khung năng lực Tin học ở cấp Tiểu học

Câu 1: Các thầy/cô hãy phân tích đặc điểm khối kết cấu kiến thức của môn Tin học.

Khối kết cấu kiến thức: bao gồm các chủ đề xuyên suốt từ cấp tiểu học đến thpt. Các chủ đề từ A đến F ở các khối lớp đều góp phần hình thành các năng lực. Trong khối kết cấu tin học các nội dung được lặp lại ở lớp các lớp nhưng được nâng cao hơn về nội dung và năng lực

– NLa: Sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông;

– NLb: Ứng xử phù hợp trong môi trường số;

– NLc: Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông;

– NLd: Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học;

– NLe: Hợp tác trong môi trường số.

  • Chủ đề A. Máy tính và xã hội tri thức
  • Chủ đề B. Mạng máy tính và Internet
  • Chủ đề C. Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin
  • Chủ đề D. Tin học, pháp luật và văn hoá trong môi trường số
  • Chủ đề E. Ứng dụng tin học
  • Chủ đề F. Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính
  • Chủ đề G. Hướng nghiệp với tin học

Câu 2: Các thầy/cô hãy trình bày các bước xây dựng một khung năng lực tin học thành phần ở cấp tiểu học.

TL:

Bước 1: Xác định các cụm từ khóa biểu thị năng lực thành phần hay nội dung kiến thức thuần túy

Bước 2: Mô tả biểu hiện cho một mốc ứng với một lớp trong khung năng lực.

Câu 3: Các thầy/cô hãy trình bày cách xác định đường phát triển của một năng lực tin học thành phần cụ thể.

TL:

  • Tìm các cụm từ khoá trong mô tả các biểu hiện yêu cầu cần đạt ở các chủ đề.
  • Tại nơi xuất hiện các cụm từ khoá đó hoặc các cụm từ tương đương rút ra được 1 biểu hiện cần tìm
  • Tập hợp tất cả các biểu hiện được rút ra chính là biểu hiện của một mốc ứng với mức đang xét trong khung năng lực

Câu 4: Giả sử thầy/cô đã thực hiện xong một hoạt động đánh giá (ĐGTX hoặc ĐGĐK) sau một bài học/chủ đề cụ thể cho một lớp tiểu học (do thầy/cô chọn). Thầy/cô sẽ làm như thế nào để biết một HS đang ở vị trí nào (mốc nào) trong Khung năng lực tin học thành phần mà bài học/chủ đề hướng đến? cho ví dụ minh họa.

TL:

Qua đánh giá tìm được các cụm từ khoá mô tả các biểu hiện cần đạt của chủ đề.

Tại nơi xuất hiện từ khoá rút ra biểu hiện.

Tập hợp các biểu hiện được rút ra chính là biểu hiện của một mốc ứng với mốc đang xét trong khung năng lực.

Ví dụ: chủ đề A: máy tính và em

Khi đánh giá: nhận biết được các loại máy tính.

Em đạt nla: nêu được các bộ phận máy tính.

4. Định hướng đánh giá mục tiêu giáo dục

Câu 1: Thầy/cô hiểu như thế nào là định hướng đánh giá mục tiêu giáo dục và vận dụng trong dạy học môn Tin học ở tiểu học như thế nào?

Tl:

- Định hướng đánh giá kết quả hình thành, phát triển một số phẩm chất chủ yếu: Một số chủ đề củ môn Tin học giúp giáo viên hình thành và phát triển một cách hiệu quả những phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm. Các chủ đề tập trung vào nội dung thuật toán và lập trình ( chủ đề f), các chủ đề: D, E tạo ra nhiều tình huống bộc lộ được phẩm chất qua cách ứng xử, đặc biệt trong môi trường số. GV cần căn cứ vào các biểu hiện của phẩm chất được mô tả trong chương trình tổng thể để bồi dưỡng phẩm chất cho học sinh trong suốt quá giáo dục tin học.

- Định hướng đánh giá kết quả hình thành, phát triển năng lực chung:

  • Định hướng đánh giá năng lực tự chủ và tự học thông qua dạy hoc môn Tin học.
  • Định hướng đánh giá năng lực giao tiếp hợp tác thông qua dạy học môn Tin học.
  • Định hướng đánh giá năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua dạy học môn Tin học.

Câu 2: Thầy cô nêu ví dụ qua đó chứng minh được:

a) Có thể đánh giá năng lực chung tự chủ và tự học thông qua đánh giá hai năng lực NLb và NLd.

b) Có thể đánh giá năng lực chung giao tiếp và hợp tác thông qua đánh giá Nle..

c) Có thể đánh giá năng lực chung giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua đánh giá NLc.

Trả lời:

a, NLb: biểu hiện Biểu hiện thành tố của năng lực Năng lực thành tốt

  • Nêu được sơ lược lí do cần bảo vệ Học sinh biết khẳng định và bảo vệ Tự khẳng định và bảo vệ quyền nhu cầu và biết bảo vệ thông tin hóa của cá nhân, và nhu cầu cá nhân phù hợp với đạo chính đáng.
  • Biết và thực hiện quyền sở hửu trí tuệ đạo đức và pháp luật ở mức đơn giản
  • Biết bảo vệ sức khỏe khi sử dụng thiết bị kĩ thuật số.

b. Nle: biểu hiện Biểu hiện năng lực thành tố Năng lực thành tố

  • Sử dụng được các công cụ kĩ thuật số thông
  • Nhận ra được ý nghĩa của giao tiếp Xác định mục đích, nội dung, phương pháp dụng theo hướng dẫn để chia sẻ, trao đổi thông trong việc đáp ứng nhu cầu của bản thân, thái độ giao tiếp tự tin với bạn bè và người thân
  • Có thói quen trao đổi, giúp xác định mục đích giúp đỡ nhau trong học tập, biết phương thức hợp tác. Cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo hướng dẫn của thầy cô.

c. Nlb biểu hiện Biểu hiện năng lực thành tố Năng lực thành tố

  • Nhận biết và nêu được nhu cầu tìm kiếm thông tin Biết xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới từ nguồn dữ liệu số khi giải quyết công việc, tìm được đối với bản thân từ các nguồn tài liệu có sẵn theo thông tin trong máy tính và internet theo hướng dẫn hướng dẫn
  • Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra vấn đề - Phát hiện và làn rõ vấn đề đơn giản và đặt được câu hỏi đề
  • Nêu được cách thức giải quyết vấn đề đơn giản theo - Đề xuất và lựa chọn hướng dẫn phương án

5. Câu hỏi tương tác

Câu hỏi: Các thầy/cô hãy trình bày các định hướng về đánh giá kết quả hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực sau đây thông qua dạy học môn Tin học ở tiểu học:

1) một số phẩm chất chủ yếu .

2) năng lực tự chủ và tự học

3) năng lực giao tiếp và hợp tác

4) năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

5) năng lực tin học

Nêu ví dụ minh họa cho trường hợp trên.

TL:

  1. Năng lực tự chủ và tự học.
  2. Năng lực giao tiếp và hợp tác
  3. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

6. Định hướng SDKQĐG để đổi mới PPDH môn Tin học

Câu 1: Thầy/cô hay hiểu như thế nào về dạy học kiến tạo theo con đường biện chứng của quá trình nhận thức: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng quay trở về thực tiễn”, cho ví dụ minh họa.

TL:

Xây dựng diễn đàn trực tuyến để cho HS bộc lộ các quan niệm của mình theo từng chủ đề mà giáo viên đặt ra.

- Sử dụng các phần mềm để mô phỏng các nguyên lý, hoạt động, xây dựng hệ thống câu hỏi ôn tập, kiểm tra các kiến thức cũ, cũng như vận dụng để khắc sâu kiến thức mới cho HS.

- Mô phỏng các quá trình nguyên lý hoạt động, chuyển động kết hợp với để nêu vấn đề.

- Sử dụng các thư viện mô phỏng để HS kiểm tra giả thuyết, phân tích kết quả để rút ra các kết luận.

Câu 2: Thầy/cô hãy nêu một ví dụ trong đó có sự đề xuất điều chỉnh cách tổ chức dạy học dựa trên phân tích kết quả kiểm tra, đánh giá HS trước đó về hành vi, thái độ, quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.

TL:

Ví dụ: ở chủ đề khám phá máy tính.

Hãy chỉ ra các bộ phận của máy tính: giáo viên dạy học theo kiểu thuyết trình.

Nhưng cô giáo tổ chức dưới dạng trò chơi, dùng phương pháp dạy học nhận dạng và thể hiện.....

Câu 3: Các thầy/cô hãy trình bày cơ sở của việc đổi mới phương pháp dạy học dựa vào kết quả kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển PC, NL trong môn Tin học.

Câu 4: Các thầy/cô hãy trình bày quá trình cải thiện, tìm nguyên nhân và định hướng các phương pháp dạy học chủ yếu dựa trên kết quả kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển PC, NL trong môn Tin học.

7. Các PP, KT đánh giá phổ biến của môn học

Câu 1: Các thầy/cô hãy thực hiện các yêu cầu sau:

1) Hãy trình bày mục đích của ĐGTX và ĐGĐK.

2) Tại sao nói ĐGTX thực hiện được triết lí “đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh”? nêu ví dụ minh họa.

3) Hãy so sánh giữa ĐGTX và ĐGĐK được thực hiện trong dạy học môn Tin học ở TH, nêu ví dụ minh họa.

TL:

1) Mục đích của DGTX và ĐGĐK:

- Mục đích của ĐGTX chính là cung cấp kịp thời thông tin phản hồi cho GV và HS để điều chỉnh hoạt động dạy và học, không nhằm xếp loại thành tích hay kết quả học tập.

- Mục đích của ĐGĐK là đánh giá kết quả giáo dục của học sinh sau một giai đoạn học tập, rèn luyện, nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của học sinh so với chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học và sự hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất học sinh.

2) ĐGTX thực hiện được triết lí “đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh là:

Mục đích đánh giá là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, xác định được thành tích học tập, rèn luyện theo mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học và sự tiến bộ của học sinh để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, cụ thể như sau:

- Giúp giáo viên điều chỉnh, đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giáo dục trong quá trình dạy học, giáo dục; kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh nhằm động viên, khích lệ và phát hiện những khó khăn chưa thể tự vượt qua của học sinh để hướng dẫn, giúp đỡ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh; góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học.

- Giúp học sinh có khả năng tự nhận xét, tham gia nhận xét; tự học, tự điều chỉnh cách học; giao tiếp, hợp tác; có hứng thú học tập và rèn luyện để tiến bộ.

- Giúp cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ (sau đây gọi chung là cha mẹ học sinh) tham gia đánh giá quá trình và kết quả học tập, rèn luyện, quá trình hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh; tích cực hợp tác với nhà trường trong các hoạt động giáo dục học sinh.

- Giúp cán bộ quản lý giáo dục các cấp kịp thời chỉ đạo các hoạt động giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá nhằm đạt hiệu quả giáo dục.

- Giúp các tổ chức xã hội nắm thông tin chính xác, khách quan, phát huy nguồn lực xã hội tham gia đầu tư phát triển giáo dục.

Ví dụ: Hãy chỉ ra từng bộ phận máy tính thông qua trò chơi ai nhanh nhất?

+ Qua trò chơi thấy được học sinh nắm được kiến thức đến đâu.

3) So sánh giữa ĐGTX và ĐGĐK được thực hiện trong dạy học môn Tin học ở TH. (đã có trong video ở trên)

Sự giống nhau giữa ĐGTX và ĐGĐK:

*Mục đích:

- ĐGTX: thu nhập thông tin phản hồi hai chiều giữa HS và GV một cách kịp thời để điều chỉnh việc dạy học ngay trong quá trình học tập đang diễn ra.

- ĐGĐK: Thu thập thông tin từ HS để đánh giá thành quả học tập và giáo dục sau một giai đoạn học tập nhất định.

**Mục tiêu:

- Phát hiện, tìm ra những thiếu sót, lỗi, những nhân tố ảnh hưởng đến đến kết quả giáo dục để có giải pháp, hỗ trợ kịp thời, giúp cải thiện, nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục.

- ĐGĐK: Xác định thành tích của học sinh. Xếp loại học sinh. Đưa ra kết luận giáo dục cuối cùng.

**Chứng cứ cần thu nhập:

- ĐGTX:+ Liên quan đến kết quả học tập và giáo dục của học sinh trong suốt quá trình học.

+ Giúp chuẩn đoán hoặc đo kiến thức kĩ năng hiện tại của học sinh

- ĐGĐK:+ Liên quan đến kết quả học tập và giáo dục của học sinh sau từng giai đoạn học tập.

+ Giúp đánh giá hoặc đo kiến thức, kĩ năng cuối một giai đoạn học tập của học sinh.

**Thời điểm thực hiện:

- ĐGTX: Suốt quá trình học tập

- ĐGĐK: Sau một giai đoạn học tập.

**Người thực hiện:

- ĐGTX: GV, Học sinh tự đánh giá, HS đánh giá chéo, phụ huynh đánh giá, đoàn thể, cộng đồng đánh giá.

- ĐGĐK: GV đánh giá, nhà trường và tổ chức kiểm định các cấp đánh giá.

Ví dụ:

+ ĐGTX: Qua các câu hỏi, tỉnh huống, vấn đáp, trò chơi.... trong giờ học.

+ ĐGĐK: Qua bài kiểm tra sau mỗi giai đoạn học tập.

Câu 2:

a) Theo thầy/cô, tại sao ĐGTX lại được chú trọng trong dạy học hình thành PC, NL và cần thực hiện trong suốt quá trình dạy học?

b) Theo thầy/cô, công cụ để ĐGTX và ĐGĐK có khác nhau không và tại sao?

TL:

a, Tại vì trong quá trình đánh giá thường xuyên giáo viên phát hiện ra được những kiến thức lỗ hỏng kiến còn thiếu sót của học sinh, hay chưa đúng đắn từ đó đưa ra được những giải pháp cũng phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức để hoàn kiến thức cho học sinh.

Công cụ đánh giá và Đánh giá định kì không có gì khác nhau vì có thể sử dụng chung công cụ đánh giá chỉ khác nhau về cách sử dụng.

Câu 3: Giả sử thầy/cô đang dạy bài học đầu tiên của chủ đề “Khám phá máy tính” trong chủ đề lớn “A. Máy tính và em”.

a) Theo thầy/cô, bài học này gồm những nội dung gì và nhằm thực hiện những yêu cầu cần đạt (YCCĐ) nào của Chương trình?

b) Tại những nội dung nào của bài học, thầy/cô có thể thực hiện ĐGTX? với mục đích gì và thực hiện như thế nào?

TL:

a, Chủ để lớn A: Máy tính và em

Các nội dung: Bài 1: Máy tính và các thành phần của máy tính.

Bài 2: Những máy tính thông dụng

Bài 3: Bước đầu làm quen với máy tính

Bài 4: Bảo vệ sức khỏe khi dùng máy tính

Bài 5: Trò chơi khám phá máy tính.

- Nhận diện và phân biệt được hình dạng thường gặp của những máy tính thông dụng như máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại thông minh cùng các thành phần cơ bản của chúng (màn hình, thân máy, bàn phím, chuột).

– Nêu được sơ lược về chức năng của bàn phím và chuột, màn hình và loa. Nhận biết được màn hình cảm ứng của máy tính bảng, điện thoại thông minh,... cũng là thiết bị tiếp nhận thông tin vào.

– Cầm được chuột đúng cách, thực hiện được các thao tác cơ bản: di chuyển, nháy, nháy đúp, kéo thả chuột.

– Khởi động được máy tính. Kích hoạt được một phần mềm ứng dụng. Ra khỏi được hệ thống đang chạy theo đúng cách. Nêu được ví dụ cụ thể về những thao tác không đúng cách sẽ gây tổn hại cho thiết bị khi sử dụng.

– Biết và ngồi đúng tư thế khi làm việc với máy tính, biết vị trí phù hợp của màn hình (với mắt, với nguồn sáng trong phòng,...). Nêu được tác hại của việc ngồi sai tư thế hoặc sử dụng máy tính quá thời gian quy định cho lứa tuổi. Nhận ra được tư thế ngồi sai khi làm việc với máy tính.

– Biết thực hiện quy tắc an toàn về điện, có ý thức đề phòng tai nạn về điện khi sử dụng máy tính.

b, Tại các nội dung cần học thì có đánh giá thường xuyên với mục đích thấy sự tiến bộ của học sinh và phát hiện được những kiến thực còn thiếu sót của học sinh đưa ra những giải pháp giúp học sinh hình thành kiến thức chuẩn nhất.

>> Tải file để tham khảo trọn bộ câu hỏi tự luận môn Tin học Tiểu học

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 2.499
  • Lượt xem: 21.361
  • Dung lượng: 658,4 KB
Sắp xếp theo