Công văn 5569/BGDĐT-NGCBQLGD Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non

Ngày 06/12/2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Công văn 5569/BGDĐT-NGCBQLGD năm 2018 hướng dẫn thực hiện Thông tư 26/2018/TT-BGDĐT quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non. Sau đây là nội dung chi tiết Công văn, mời bạn đọc cùng tham khảo và tải tại đây.

Nội dung Công văn 5569/BGDĐT-NGCBQLGD

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5569/BGDĐT-NGCBQLGD
V/v hướng dẫn thực hiện Thông tư số 26/2018/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 10 năm 2018 ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non

Hà Nội, ngày 06 tháng 12 năm 2018

Kính gửi: Các sở giáo dục và đào tạo

Ngày 08 tháng 10 năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 26/2018/TT-BGDĐT ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non (sau đây gọi tắt là Thông tư số 26/2018/TT-BGDĐT).

Để việc triển khai thực hiện Thông tư số 26/2018/TT-BGDĐT đúng quy định, hiệu quả, thiết thực, tác động tích cực đến công tác phát triển đội ngũ giáo viên mầm non, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn một số nội dung cụ thể như sau:

1. Công tác chỉ đạo thực hiện

Căn cứ Thông tư số 26/2018/TT-BGDĐT, sở giáo dục và đào tạo, xây dựng kế hoạch triển khai, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổng hợp kết quả thực hiện của các phòng giáo dục và đào tạo, các cơ sở giáo dục mầm non trực thuộc; tăng cường công tác truyền thông, phổ biến nội dung Thông tư để các đơn vị, cá nhân có liên quan nắm vững và thực hiện đúng quy định; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, kiểm tra, tổng hợp kết quả đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non.

2. Đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non

2.1. Thực hiện chu kỳ đánh giá theo Thông tư số 26/2018/TT-BGDĐT trong trường hợp đặc biệt, được sự đồng ý của cơ quan quản lý cấp trên bằng văn bản, người đứng đầu cơ sở giáo dục mầm non rút ngắn chu kỳ đánh giá và thực hiện đánh giá theo quy trình quy định tại khoản 1 Điều 10 Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non ban hành kèm theo Thông tư số 26/2018/TT-BGDĐT (sau đây gọi tắt là Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên).

2.2. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, giáo viên cần chủ động tập hợp minh chứng từ đầu năm học, giáo viên có thể tham khảo ví dụ minh chứng tại Phụ lục I kèm theo công văn này.

2.3. Việc thực hiện quy trình đánh giá theo Điều 10 Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên, giáo viên tham khảo biểu mẫu tại Phụ lục II kèm theo Công văn này.

3. Giáo viên mầm non cốt cán

3.1. Theo yêu cầu của cơ quan quản lý cấp trên về việc lựa chọn giáo viên mầm non cốt cán phải gắn với hoạt động chuyên môn của ngành và của địa phương, người đứng đầu cơ sở giáo dục mầm non, trưởng phòng giáo dục và đào tạo, giám đốc sở giáo dục và đào tạo căn cứ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 12 Quy định nghề nghiệp giáo viên để lựa chọn và phê duyệt danh sách giáo viên mầm non cốt cán.

3.2. Căn cứ nhiệm vụ của giáo viên mầm non cốt cán được quy định tại khoản 3 Điều 12 Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên, sở giáo dục và đào tạo hướng dẫn phòng giáo dục và đào tạo và các cơ sở giáo dục mầm non trực thuộc vận dụng thực hiện chế độ quy đổi các hoạt động của giáo viên mầm non cốt cán ra giờ dạy để tính số giờ giảng dạy theo quy định tại Thông tư số 48/2011/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên mầm non (nếu có).

4. Báo cáo kết quả thực hiện

Các sở giáo dục và đào tạo tổng hợp kết quả đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo trước 30 tháng 6 hằng năm theo quy định. Bảng tổng hợp kết quả đánh giá theo chuẩn giáo viên mầm non theo Phụ lục III kèm theo công văn này.

Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc cần báo cáo kịp thời về Bộ Giáo dục và Đào tạo (qua Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, số 35 Đại Cồ Việt - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội, email: [email protected]. vn).

Nơi nhận:
- Như trên;

- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Vụ: TCCB, GDMN (để ph/h);
- Lưu: VT, Cục NGCBQLGD (5).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thị Nghĩa

PHỤ LỤC I

VÍ DỤ VỀ MINH CHỨNG SỬ DỤNG TRONG ĐÁNH GIÁ THEO CHUẨN GIÁO VIÊN MẦM NON
(Kèm theo Công văn số 5569/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 06 tháng 12 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Minh chứng ví dụ dưới đây chỉ mang tính chất gợi ý. Việc lựa chọn và sử dụng các minh chứng trong quá trình đánh giá cần phù hợp với thực tiễn của nhà trường và địa phương đảm bảo theo quy định tại Thông tư số 26/2018/TT-BGDĐT.

Tiêu chíMức độ đạt được của tiêu chíVí dụ về minh chứng

Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất nhà giáo

Tuân thủ các quy định và rèn luyện về đạo đức nhà giáo; chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện đạo đức và tạo dựng phong cách nhà giáo.

Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất nhà giáo

Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất nhà giáo

Tiêu chí 1.Đạo đức nhà giáoĐạt: Thực hiện nghiêm túc các quy định về đạo đức nhà giáo

Bản đánh giá và phân loại giáo viên (phiếu đánh giá và phân loại viên chức)/kết luận của các đợt thanh tra, kiểm tra (nếu có)/biên bản họp nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/hội đồng nhà trường ghi nhận về việc giáo viên thực hiện nghiêm túc quy định về đạo đức nhà giáo, không vi phạm quy định về chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em...; hoặc bản kiểm điểm cá nhân có xác nhận của chi bộ nhà trường/bản nhận xét đảng viên hai chiều có xác nhận của chi bộ nơi cư trú ghi nhận giáo viên có phẩm chất đạo đức, lối sống tốt (nếu là đảng viên); hoặc biên bản họp cha mẹ trẻ em ghi nhận giáo viên nghiêm túc, đối xử đúng mực đối với trẻ em.

Khá: Có ý thức tự học, tự rèn luyện và phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo

Bản đánh giá và phân loại giáo viên (phiếu đánh giá và phân loại viên chức)/biên bản họp nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/hội đồng nhà trường/ bản kiểm điểm cá nhân có xác nhận của chi bộ nhà trường/bản nhận xét đảng viên hai chiều có xác nhận của chi bộ nơi cư trú (nếu là đảng viên) ghi nhận giáo viên thực hiện nghiêm túc quy định về đạo đức nhà giáo, không vi phạm quy định về chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, có ý thức tự học, tự rèn luyện, phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo; hoặc công văn/quyết định phân công cử giáo viên hoặc hình ảnh giáo viên xuống tận các thôn, bản, nhà dân để động viên cha mẹ trẻ cho trẻ đến trường.

Tốt: Là tấm gương mẫu mực về đạo đức nhà giáo; chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện đạo đức nhà giáo

- Bản đánh giá và phân loại giáo viên (phiếu đánh giá và phân loại viên chức) ghi nhận giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ; hoặc giáo viên dạy giỏi các cấp.

- Ý kiến cảm ơn, khen ngợi của cha mẹ trẻ em/đồng nghiệp/nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu/các tổ chức cá nhân phản ảnh tích cực về giáo viên có phẩm chất đạo đức mẫu mực; hoặc giáo viên báo cáo chuyên đề/ý kiến trao đổi, thảo luận trong nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/nhà trường về những kinh nghiệm trong rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức; hoặc hình ảnh, tấm gương giáo viên cùng nhà trường vượt qua những khó khăn (do thiên tai, bão lũ...) để thực hiện mục tiêu và kế hoạch giáo dục.

Tiêu chí 2.Phong cách nhà giáoĐạt: Có tác phong và phương pháp làm việc phù hợp với công việc của giáo viên mầm non

- Mặc trang phục phù hợp, không vi phạm đạo đức nhà giáo;

- Bản đánh giá và phân loại giáo viên (phiếu đánh giá và phân loại viên chức)/biên bản họp nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/hội đồng nhà trường/kết quả và tiến độ thực hiện công việc...ghi nhận giáo viên có tác phong, phong cách làm việc phù hợp với công việc chăm sóc, giáo dục trẻ em mầm non.

Khá: Có ý thức tự rèn luyện, tạo dựng phong cách làm việc khoa học, tôn trọng, gần gũi trẻ và cha mẹ trẻ.

- Bản đánh giá và phân loại giáo viên (phiếu đánh giá và phân loại viên chức)/biên bản họp nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/hội đồng nhà trường/cha mẹ trẻ em/kết quả thực hiện chế độ sinh hoạt hàng ngày, tiến độ thực hiện công việc...ghi nhận giáo viên có tác phong, phong cách làm việc phù hợp với công việc chăm sóc, giáo dục trẻ và có ý thức rèn luyện, phấn đấu xây dựng phong cách làm việc khoa học, tôn trọng, gần gũi trẻ và cha, mẹ trẻ em có tác động tích cực tới trẻ em; hoặc kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ em trong nhóm, lớp/chủ nhiệm có sự tiến bộ.

Tốt: Là tấm gương mẫu mực về phong cách làm việc khoa học, tôn trọng, gần gũi trẻ em và cha mẹ trẻ; có ảnh hưởng tốt và hỗ trợ đồng nghiệp hình thành phong cách nhà giáo

- Bản đánh giá và phân loại giáo viên (phiếu đánh giá và phân loại viên chức) ghi nhận giáo viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoặc đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua;

- Giấy khen/biên bản họp/ý kiến ghi nhận của đồng nghiệp/nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu/cấp trên/cha mẹ trẻ em về việc giáo viên có phong cách làm việc khoa học, tôn trọng, gần gũi trẻ em và cha mẹ trẻ.

- Kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ em trong nhóm, lớp/chủ nhiệm có sự tiến bộ/vượt mục tiêu đề ra; hoặc giáo viên có ý kiến chia sẻ tại buổi họp nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/hội đồng nhà trường về kinh nghiệm, biện pháp, cách thức tạo dựng phong cách nhà giáo phù hợp tình hình thực tiễn của nhà trường, địa phương và quy định của ngành.

Tiêu chuẩn 2. Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ

Nắm vững chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm mầm non; thường xuyên cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phát triển toàn diện trẻ em theo Chương trình giáo dục mầm non.

Tiêu chuẩn 2. Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ

Tiêu chuẩn 2. Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ

Tiêu chí 3:

Phát triển chuyên môn bản thân

Đạt: Đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định. Tham gia và hoàn thành đầy đủ các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn theo quy định

- Bằng tốt nghiệp chuyên ngành đào tạo giáo viên mầm non theo quy định;

- Các văn bằng/chứng chỉ/giấy chứng nhận/giấy xác nhận hoàn thành kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên theo quy định.

Khá: Thực hiện kế hoạch học tập, bồi dưỡng phù hợp với điều kiện bản thân; cập nhật kiến thức chuyên môn, yêu cầu đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức chăm sóc, giáo dục trẻ em nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ em

- Bằng tốt nghiệp chuyên ngành đào tạo giáo viên mầm non và các văn bằng/chứng chỉ/giấy chứng nhận/giấy xác nhận kết quả bồi dưỡng thường xuyên theo quy định;

- Kế hoạch cá nhân hằng năm về bồi dưỡng thường xuyên thể hiện được việc vận dụng sáng tạo, phù hợp các phương pháp, hình thức tổ chức chăm sóc, giáo dục trẻ em nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Tốt: Chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp về phát triển chuyên môn bản thân

- Bằng tốt nghiệp chuyên ngành đào tạo giáo viên mầm non và các văn bằng/chứng chỉ/giấy chứng nhận/giấy xác nhận kết quả bồi dưỡng thường xuyên theo quy định/kế hoạch cá nhân hằng năm về bồi dưỡng thường xuyên thể hiện được việc vận dụng sáng tạo, phù hợp các phương pháp, hình thức tổ chức chăm sóc, giáo dục trẻ em nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ em.

- Biên bản dự giờ chuyên đề/ý kiến trao đổi/đề xuất/biện pháp/giải pháp/sáng kiến triển khai thực hiện nhiệm vụ và phát triển chuyên môn trong nhà trường/theo yêu cầu của phòng GDĐT/Sở GDĐT được ghi nhận.

Tiêu chí 4:

Xây dựng kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục theo hướng phát triển toàn diện trẻ em

Đạt: Xây dựng được kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ em theo Chương trình giáo dục mầm non, phù hợp với nhu cầu phát triển của trẻ em trong nhóm, lớp

- Bản kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ em theo Chương trình giáo dục mầm non phù hợp với nhu cầu phát triển của trẻ em trong nhóm, lớp được nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu thông qua;

- Bản đánh giá và phân loại giáo viên (phiếu đánh giá và phân loại viên chức)/biên bản kiểm tra của nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu ghi nhận việc thực hiện hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo đúng kế hoạch.

Khá: Chủ động linh hoạt điều chỉnh kế hoạch chăm sóc, giáo dục hướng tới sự phát triển toàn diện của trẻ em, phù hợp với điều kiện thực tiễn của trường, lớp và văn hóa địa phương;

- Bản đánh giá và phân loại giáo viên (phiếu đánh giá và phân loại viên chức)/biên bản kiểm tra của nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu ghi nhận việc điều chỉnh kế hoạch/có biện pháp/giải pháp đổi mới, sáng tạo, điều chỉnh các hoạt động trong kế hoạch chăm sóc, giáo dục hướng tới sự phát triển toàn diện của trẻ em, phù hợp với điều kiện thực tiễn trường, lớp và văn hóa địa phương;

- Kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ trong nhóm, lớp được phân công chủ nhiệm có sự tiến bộ trong năm học.

Tốt: Tham gia phát triển chương trình giáo dục nhà trường; hỗ trợ đồng nghiệp trong xây dựng kế hoạch chăm sóc, giáo dục hướng tới sự phát triển toàn diện của trẻ em, phù hợp với điều kiện thực tiễn của trường, lớp và văn hóa địa phương.

- Bản kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ em theo Chương trình giáo dục mầm non phù hợp với nhu cầu phát triển của trẻ em trong nhóm, lớp được nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu thông qua và kết quả chăm sóc, giáo dục của trẻ em trong nhóm, lớp được phân công chủ nhiệm có sự tiến bộ rõ rệt/vượt mục tiêu đề ra trong năm học;

- Biên bản họp nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/hội đồng nhà trường (hoặc ý kiến ghi nhận từ đồng nghiệp/nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu/cấp trên) ghi nhận về việc giáo viên có ý kiến trao đổi, hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp, đề xuất biện pháp xây dựng, thực hiện hiệu quả kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ em; hoặc giáo viên thực hiện báo cáo chuyên đề/có ý kiến chia sẻ, hướng dẫn cách thức, biện pháp xây dựng kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ em theo Chương trình giáo dục mầm non phù hợp với nhu cầu phát triển của trẻ em trong nhóm, lớp, phù hợp với điều kiện thực tiễn trường, lớp và văn hóa địa phương.

Tiêu chí 5:

Nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe trẻ em

Đạt: Thực hiện được kế hoạch nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ em trong nhóm, lớp; đảm bảo chế độ sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng, vệ sinh, an toàn và phòng bệnh cho trẻ em theo Chương trình giáo dục mầm non

- Bản kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, yêu cầu, phương pháp nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ em trong nhóm lớp, đảm bảo chế độ sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng, vệ sinh, an toàn và phòng bệnh cho trẻ em theo Chương trình giáo dục mầm non được nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu thông qua;

- Phiếu dự giờ được đánh giá và xếp loại trung bình (đạt) trở lên/biên bản sinh hoạt chuyên môn/sinh hoạt chuyên đề, trong đó ghi nhận giáo viên đảm bảo chế độ sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng, vệ sinh, an toàn và phòng bệnh cho trẻ em theo Chương trình giáo dục mầm non.

Khá: Chủ động, linh hoạt thực hiện đổi mới các hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe, đáp ứng các nhu cầu phát triển khác nhau của trẻ em và điều kiện thực tiễn của trường, lớp

- Phiếu dự giờ được đánh giá và xếp loại khá trở lên/ý kiến ghi nhận, đánh giá từ đồng nghiệp/nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu/cấp trên/cha mẹ trẻ em, trong đó ghi nhận giáo viên đã đảm bảo chế độ sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng, vệ sinh, an toàn và phòng bệnh cho trẻ em đáp ứng các nhu cầu phát triển khác nhau của trẻ em, phù hợp với điều kiện thực tế của lớp, của nhà trường;

- Kết quả chăm sóc, nuôi dưỡng của trẻ trong nhóm, lớp được phân công chủ nhiệm có sự tiến bộ.

Tốt: Chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong việc thực hiện các hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ em.

- Phiếu dự giờ được đánh giá và loại tốt (giỏi), trong đó ghi nhận giáo viên đã đảm bảo chế độ sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng, vệ sinh, an toàn và phòng bệnh cho trẻ em đáp ứng các nhu cầu phát triển khác nhau của trẻ em, phù hợp với điều kiện thực tế của nhóm, lớp, của nhà trường;

- Kết quả chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong nhóm, lớp được phân công chủ nhiệm có sự tiến bộ rõ rệt/vượt mục tiêu đề ra;

- Biên bản các cuộc họp/sinh hoạt chuyên môn ghi nhận việc giáo viên có trao đổi, thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho trẻ, đảm bảo chế độ sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng, vệ sinh, an toàn và phòng bệnh cho trẻ em đáp ứng các nhu cầu phát triển khác nhau của trẻ em, phù hợp với điều kiện thực tế của nhóm, lớp, của nhà trường; hoặc báo cáo chuyên đề về biện pháp/giải pháp liên quan đến chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em được nhà trường/phòng GDĐT/Sở GDĐT xác nhận; hoặc bằng khen/giấy khen giáo viên dạy giỏi.

Tiêu chí 6:

Giáo dục phát triển toàn diện trẻ em

Đạt: Thực hiện được kế hoạch giáo dục trong nhóm, lớp, đảm bảo hỗ trợ trẻ em phát triển toàn diện theo Chương trình giáo dục mầm non;

- Bản kế hoạch giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục hướng tới sự phát triển toàn diện của trẻ em được tổ chuyên môn, ban giám hiệu thông qua

- Phiếu dự giờ được đánh giá và xếp loại trung bình (đạt) trong đó ghi nhận việc GV thực hiện các hoạt động giáo dục phát triển toàn diện trẻ

Khá: Chủ động đổi mới phương pháp giáo dục trẻ em, linh hoạt thực hiện các hoạt động giáo dục và điều chỉnh phù hợp, đáp ứng được các nhu cầu, khả năng khác nhau của trẻ em và điều kiện thực tiễn của trường, lớp;

- Phiếu dự giờ được đánh giá và xếp loại khá trong đó ghi nhận việc GV thực hiện và điều chỉnh phù hợp các hoạt động giáo dục đáp ứng được các nhu cầu, khả năng khác nhau của trẻ em và điều kiện thực tiễn của trường, lớp

- Kết quả giáo dục của trẻ trong nhóm, lớp có sự tiến bộ.

Tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp thực hiện và điều chỉnh, đổi mới các hoạt động giáo dục nhằm nâng cao chất lượng phát triển toàn diện trẻ em.

- Phiếu dự giờ được đánh giá và xếp loại tốt trong đó ghi nhận việc GV thực hiện và điều chỉnh linh hoạt, sáng tạo các hoạt động giáo dục, đáp ứng được các nhu cầu, khả năng khác nhau của trẻ em và điều kiện thực tiễn của trường, lớp

- Kết quả giáo dục của trẻ trong nhóm, lớp có sự tiến bộ rõ rệt vượt mục tiêu đặt ra; hoặc biên bản họp cha mẹ trẻ ghi nhận kết quả tiến bộ của trẻ trong các lĩnh vực giáo dục;

- Giáo viên có báo cáo/ Chia sẻ kinh nghiệm trong các cuộc họp chuyên môn/tọa đàm/hội thảo về thực hiện và điều chỉnh, đổi mới các hoạt động giáo dục nhằm nâng cao chất lượng phát triển toàn diện trẻ em; Hỗ trợ đồng nghiệp thực hiện điều chỉnh, đổi mới các hoạt động giáo dục phát triển toàn diện trẻ em được tổ chuyên môn xác nhận

Tiêu chí 7:

Quan sát và đánh giá sự phát triển của trẻ em

Đạt: Sử dụng được phương pháp quan sát và đánh giá trẻ em để kịp thời điều chỉnh các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em;

- Sổ chuyên môn của GV/ nhật kí ngày của trẻ có ghi lại kết quả quan sát, đánh giá của GV về trẻ

- Bản kế hoạch giáo dục thể hiện được căn cứ điều chỉnh các hoạt động giáo dục dựa trên việc sử dụng kết quả quan sát và đánh giá trẻ, được nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu thông qua;

Khá: Chủ động, vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức, công cụ đánh giá nhằm đánh giá khách quan sự phát triển của trẻ em, từ đó điều chỉnh phù hợp kế hoạch chăm sóc, giáo dục;

- Sổ chuyên môn của GV/nhật kí ngày của trẻ có ghi lại kết quả quan sát, đánh giá của GV về trẻ;

- Bản kế hoạch giáo dục thể hiện được sự vận dụng các phương pháp, hình thức, công cụ đánh giá nhằm đánh giá khách quan sự phát triển của trẻ em được nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu thông qua;

- Kế hoạch chăm sóc, GD phản ánh việc điều chỉnh dựa trên kết quả quan sát, đánh giá trẻ được nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu thông qua;

Tốt: Chia sẻ và hỗ trợ đồng nghiệp về kinh nghiệm vận dụng các phương pháp quan sát, đánh giá sự phát triển của trẻ em. Tham gia hoạt động đánh giá ngoài tại các cơ sở giáo dục mầm non.

- Kế hoạch chăm sóc, GD phản ánh việc điều chỉnh dựa trên kết quả quan sát, đánh giá trẻ, được nhóm chuyên môn/tổ chuyên môn/ban giám hiệu thông qua;

- Kết quả chăm sóc, giáo dục trên trẻ trong nhóm lớp có sự tiến bộ rõ rệt

- Giáo viên được tham gia hoạt động tự đánh giá hoặc đánh giá ngoài tại các cơ sở giáo dục mầm non.

- GV có báo cáo/Chia sẻ kinh nghiệm trong các cuộc họp chuyên môn/tọa đàm/hội thảo về vận dụng các phương pháp quan sát, đánh giá sự phát triển của trẻ em; Hỗ trợ đồng nghiệp vận dụng các phương pháp quan sát, đánh giá sự phát triển của trẻ em được tổ chuyên môn xác nhận

Tiêu chí 8.

Quản lý nhóm, lớp

Đạt: Thực hiện đúng các yêu cầu về quản lý trẻ em, quản lý cơ sở vật chất và quản lý hồ sơ sổ sách của nhóm, lớp theo quy định;

- Đảm bảo các hồ sơ sổ sách của nhóm lớp theo quy định

- Thực hiện các yêu cầu về quản lý trẻ em, quản lý nhóm lớp đạt mức trung bình theo đánh giá của tổ chuyên môn.

Khá: Có sáng kiến trong các hoạt động quản lý nhóm, lớp phù hợp với điều kiện thực tiễn của trường, lớp;

- Đảm bảo các hồ sơ sổ sách của nhóm lớp theo quy định.

- Thực hiện các yêu cầu về quản lý trẻ em, quản lý nhóm lớp đạt mức khá theo đánh giá của tổ chuyên môn

- Có sáng kiến trong các hoạt động quản lý nhóm, lớp phù hợp với điều kiện thực tiễn của trường, lớp được tổ chuyên môn xác nhận hoặc được ghi lại trong biên bản họp

Tốt: Chia sẻ kinh nghiệm hay, hỗ trợ đồng nghiệp trong quản lý nhóm, lớp theo đúng quy định và phù hợp với điều kiện thực tiễn.

- Thực hiện các yêu cầu về quản lý trẻ em, quản lý nhóm lớp đạt mức tốt theo đánh giá của tổ chuyên môn

- Có sáng kiến trong các hoạt động quản lý nhóm, lớp phù hợp với điều kiện thực tiễn của trường, lớp được tổ chuyên môn xác nhận hoặc được ghi lại trong biên bản họp

- GV có báo cáo/Chia sẻ kinh nghiệm trong các cuộc họp chuyên môn/tọa đàm/hội thảo về quản lý nhóm, lớp; Hỗ trợ đồng nghiệp về quản lý nhóm, lớp được tổ chuyên môn xác nhận.

....................................................

Mời bạn đọc tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 6.918
  • Lượt xem: 16.731
  • Phát hành:
  • Dung lượng: 352,7 KB
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo