Cách tự động hóa smartphone Android như ý muốn
Những ứng dụng tự động hóa như Tasker, IFTTT cho phép bạn thiết lập Android tự động thực hiện các nhiệm vụ thường dùng. Dưới đây là cách dùng chúng để tự động hóa Android.
Ứng dụng tự động hóa cho Android là gì?
Bạn khó nhớ việc cần đặt điện thoại ở chế độ yên lặng khi làm việc hay cần trả lời tự động email khi cần, tự động điều chỉnh độ sáng màn hình theo môi trường…? Những ứng dụng tự động hóa trên Android được thiết kế cho những tình huống như thế. Chúng là các app nhỏ, giúp bạn lập trình điện thoại thực hiện trước các tác vụ đã chọn trong điều kiện cụ thể. Toàn bộ việc bạn cần làm là nói cho chúng biết kiểu hành động và khi nào cần thực hiện.
Cơ chế hoạt động của các ứng dụng tự động hóa cho Android
Sức mạnh của các ứng dụng tự động hóa nằm ở vô số kết hợp có thể giữa điều kiện và tác vụ. Phần lớn đều đi kèm với một danh sách điều kiện và hành động chi tiết mà bạn có thể kết hợp để tạo thành các quy trình tự động hóa.
- Điều kiện thường dựa trên trạng thái thiết bị (độ sáng màn hình, mức pin…), sự kiện trên thiết bị (nhấn nút nguồn hoặc âm lượng, nhận thông báo, mở app…), vị trí địa lý và thời gian.
- Tác vụ là các nhiệm vụ bạn thường tự thực hiện trên Android. Ví dụ, giảm độ sáng màn hình, bật nhạc, bỏ qua quảng cáo, mở trang web…
Các app tự động hóa thường cung cấp cho bạn một bộ công cụ kiểm tra điều kiện và thực hiện tác vụ khi điều kiện được đáp ứng mà không cần tới bàn tay của con người.
Khi nào cần dùng ứng dụng tự động hóa?
Nếu không thể tìm thấy một app riêng cho nhiệm vụ cụ thể, bạn có thể dùng một app tự động hóa để xử lý nó. Chúng hoạt động linh hoạt nên bạn có thể tùy biến cho nhiều công việc trên Android.
Những ứng dụng tự động hóa tốt nhất trên Android
- 0 1
Tasker
Tasker là một trong số ứng dụng tự động hóa đầu tiên và vẫn hiệu quả cho tới tận ngày nay. Với Tasker, bạn có thể tự động hóa mọi thứ từ tải file, gửi email tới tự động sao lưu file quan trọng. Điểm nổi bật của Tasker là khả năng mở rộng qua plugin bên thứ ba.
Nó cũng có tính năng App Factory. Tại đây, bạn có thể đóng gói và xuất các dự án tự động dưới dạng một app độc lập mà người khác có thể cài đặt, ngay cả khi họ không dùng Tasker.
Ưu điểm
- Ổn định, ít lỗi
- Hàng nghìn tính năng khi được mở rộng bằng plugin
- Hỗ trợ tạo app độc lập, có thể chia sẻ
- Được hỗ trợ bởi một cộng đồng online mạnh mẽ
Nhược điểm
- Hơi khó sử dụng
- Chỉ có sẵn dưới dạng app trả phí
- Thiết kế UX/UI đôi khi gây khó dùng
- 0 2
IFTTT
IFTTT là một trong số những app tự động hóa tốt nhất cho Android. Khác phần lớn app tự động hóa, IFTTT không hạn chế chức năng của hệ điều hành Android. Nó có thể tương tác với bóng đèn/bộ điều nhiệt thông minh, thậm chí thông báo cho bạn biết khi nào trạm vũ trụ quốc tế bay qua nhà của bạn.
IFTTT dành cho mọi đối tượng. Mặc dù bạn có thể lên chương trình tự động hóa riêng (gọi là applet), tuy nhiên, nếu muốn, bạn dễ dàng chọn applet có sẵn do cộng đồng sáng tạo.
Ưu điểm
- Nhiều lựa chọn applet
- Cộng đồng hỗ trợ online lớn
- Tùy chọn tự động hóa chéo nền tảng
Nhược điểm
- Mô hình đăng ký tốn kém
- Cần dành thời gian tìm hiểu cách dùng
- 0 3
MacroDroid
Sau Tasker, MacroDroid có thể là công cụ tự động hóa lớn nhất dành cho Android trên thị trường hiện nay. Nó tương tự như Tasker về mặt tính năng và cơ chế hoạt động. Tuy nhiên, MacroDroid trực quan, dễ dùng hơn.
Bạn có thể nhập và dùng macro do thành viên khác tạo. Ngoài ra, app cũng có chỗ cho các plugin bên thứ ba để mở rộng tính năng.
Ưu điểm
- Dễ dùng
- Phiên bản miễn phí đầy đủ tính năng cần thiết
- Mô hình đăng ký thân thiện người dùng
Nhược điểm
- Lỗi ổn định khi di chuyển macro trên các phiên bản Android khác nhau
- Rất nhiều tính năng cần phải root điện thoại
- 0 4
Automate
Nếu cần một app có thể tự động hàng loạt tác vụ cơ bản trên Android, Automate là lựa chọn dành cho bạn. Dù chưa tuyệt vời bằng những app kể trên, Automate vẫn chứa rất nhiều tính năng hữu ích. Với hàng trăm tác vụ và điều kiện để lựa chọn, bạn vẫn có thể tạo hàng nghìn quy trình tự động hàng ngày.
Ưu điểm
- Trực quan hóa các quy trình tự động dưới dạng lưu đồ
- Phiên bản miễn phí đầy đủ tính năng
Nhược điểm
- Khó tự động hóa các tác vụ phức tạp
- Lỗi ổn định
Trên đây là những app tự động hóa tác vụ dễ dàng trên Android. Hi vọng bài viết hữu ích với các bạn.
Xem thêm bài viết khác
Hướng dẫn cách tạo Automation trên iPhone và iPad
Cách sử dụng trợ lý ảo Google Assistant tiếng Việt trên điện thoại
Cách thay đổi mật khẩu Zalo cực đơn giản và an toàn
Hướng dẫn cách tạo Automation trên iPhone và iPad
Cách tiết kiệm pin đơn giản nhất cho iPhone
Cách sử dụng Emoji Kitchen trên Android và iPhone
Kiểm tra thông tin tài khoản bằng ứng dụng của nhà mạng
Tạo ảnh đại diện Facebook với dấu tích xanh "quyền lực" cực đơn giản
Hướng dẫn tra cước trả sau và trả trước Viettel
Tổng đài Viettel, số tổng đài Viettel và cách liên hệ qua My Viettel
Cách hạ từ iOS 11 beta xuống iOS 10
Cách lật ngược ảnh trên điện thoại Android