Bộ đề ôn thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 7 sách Cánh diều 7 Đề thi Văn giữa kì 2 lớp 7 (Có đáp án)

TOP 7 Đề ôn thi giữa kì 2 Ngữ văn 7 Cánh diều năm 2023 - 2024 là tài liệu vô cùng hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 7 tham khảo.

Đề ôn thi giữa kì 2 Ngữ văn 7 Cánh diều được biên soạn rất chi tiết đầy đủ các dạng bài tập trong giữa học kì 2. Tất cả ngữ liệu phần đọc hiểu đều nằm ngoài chương trình sách giáo khoa. Qua đó giúp các bạn học sinh làm quen với các dạng bài tập từ cơ bản tới nâng cao. Việc luyện đề giúp các bạn học sinh rèn luyện kỹ năng làm bài thi để đạt kết quả cao trong kì thi giữa kì 2 sắp tới. Vậy sau đây là 7 Đề ôn thi giữa kì 2 Ngữ văn 7 Cánh diều, mời các bạn cùng đón đọc nhé. Ngoài ra các bạn xem thêm bộ đề ôn thi giữa kì 2 môn Toán 7 Cánh diều.

Bộ đề ôn thi giữa kì 2 Văn 7 Cánh diều (Có đáp án)

Đề ôn thi giữa kì 2 Văn 7 - Đề 1

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc văn bản sau:

KIẾN VÀ CHÂU CHẤU

Vào một ngày hè nắng chói chang và gió thổi mát rượi, một chú châu chấu xanh nhảy tanh tách trên cánh đồng, miệng chú ca hát ríu ra ríu rít. Bỗng chú bắt gặp bạn kiến đi ngang qua, bạn ấy đang còng lưng cõng một hạt ngô để tha về tổ. Châu chấu cất giọng rủ rê: “Bạn kiến ơi, thay vì làm việc cực nhọc, chi bằng bạn hãy lại đây trò truyện và đi chơi thoả thích cùng tớ đi!”. Kiến trả lời: “Không, tớ bận lắm, tớ còn phải đi kiếm thức ăn để dự trữ cho mùa đông sắp tới. Bạn cũng nên làm như vậy đi bạn châu chấu ạ”. “Còn lâu mới tới mùa đông, bạn chỉ khéo lo xa”. Châu chấu mỉa mai. Kiến dường như không quan tâm tới những lời của châu chấu xanh, nó tiếp tục tha mồi về tổ một cách chăm chỉ và cần mẫn.

Thế rồi mùa đông lạnh lẽo cũng tới, thức ăn trở nên khan hiếm, châu chấu xanh vì mải chơi không chuẩn bị lương thực nên giờ sắp kiệt sức vì đói và rét. Còn bạn kiến của chúng ta thì có một mùa đông no đủ với một tổ đầy những ngô, lúa mì mà bạn ấy đã chăm chỉ tha về suốt cả mùa hè

(Truyện ngụ ngôn “Kiến và Châu chấu”- trang 3-NXB thông tin)

Câu 1. Truyện Kiến và châu chấu thuộc thể loại nào?

A. Truyện ngụ ngôn.
B. Truyện đồng thoại.
C. Truyền thuyết.
D. Thần thoại.

Câu 2. Vào những ngày hè, chú châu chấu đã làm gì?

A. Nhảy tanh tách trên cánh đồng, miệng ca hát ríu ra ríu rít.
B. Siêng năng làm bài tập về nhà cô giáo phát.
C. Cần cù thu thập đồ ăn dự trữ cho mùa đông.
D. Giúp châu chấu mẹ dọn dẹp nhà cửa.

Câu 3. Châu chấu đã rủ kiến làm gì cùng mình?

A. Cùng nhau thu hoạch rau củ trên cánh đồng.
B. Trò chuyện và đi chơi thoả thích.
C. Cùng nhau về nhà châu chấu chơi.
D. Cùng nhau chuẩn bị lương thực cho mùa đông.

Câu 4. Trạng ngữ trong câu sau được dùng để làm gì ?

“Vào một ngày hè nắng chói chang và gió thổi mát rượi, một chú châu chấu xanh nhảy tanh tách trên cánh đồng, miệng chú ca hát ríu ra ríu rít.”

A. Chỉ nguyên nhân.
B. Chỉ thời gian.
C. Chỉ mục đích.
C. Chỉ phương tiện.

Câu 5. Vì sao kiến không đi chơi cùng châu chấu?
A. Kiến không thích đi chơi.
B. Kiến không thích châu chấu.
C. Kiến đi kiếm thức ăn để dự trữ cho mùa đông.
D. Kiến không muốn lãng phí thời gian.

Câu 6. Theo em, châu chấu là những hình ảnh đại diện cho những kiểu người nào trong cuộc sống?

A. Những người vô lo, lười biếng.
B. Những người chăm chỉ.
C. Những người biết lo xa .
D. Những người chỉ biết hưởng thụ.

Câu 7. Vì sao kiến lại có một mùa đông no đủ?

A. Kiến còn dư thừa nhiều lương thực.
B. Kiến chăm chỉ, biết lo xa.
C. Kiến được bố mẹ cho nhiều lương thực.
D. Được mùa ngô và lúa mì.

Câu 8. Từ “kiệt sức” có nghĩa là gì?

A. Không còn sức để làm.
B. Không có sức khỏe.
C. Yếu đuối.
D. Yếu ớt.

Câu 9. Nếu là châu chấu trong câu chuyện, em sẽ làm gì trước lời khuyên của kiến?

Câu 10 . Bài học tâm đắc nhất mà em rút ra từ câu chuyện?

II. VIẾT (4.0 điểm)

Có ý kiến cho rằng: “Trò chơi điện tử là món tiêu khiển khiển hấp dẫn, nhiều bạn vì mải chơi mà sao nhãng học tập”. Em hãy viết bài văn bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến trên?

------------------------- Hết -------------------------

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

PhầnCâuNội dungĐiểm
I ĐỌC HIỂU6,0
1A0,5
2A0,5
3D0,5
4B0,5
5C0,5
6A0,5
7B0,5
8A0,5

9

- HS nêu được : - Em sẽ nghe theo lời kiến

- Em sẽ chăm chỉ cùng kiến đi kiếm thức ăn để dự trữ cho mùa đông

1,0

10

Bài học rút ra:

- Luôn chăm chỉ trong học tập và làm việc, không được ham chơi, lười biếng.

- Biết nhìn xa trông rộng.

1,0

II

VIẾT

4,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

0,25

b. Xác định đúng yêu cầu của đề.

Viết bài văn nghị luận trình bày quan điểm về trò chơi điện tử

0,25

c. Yêu cầu đối với bài văn nghị luận

HS có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:

0,5

- Nêu được vấn đề cần nghị luận

- Giải thích được khái niệm trò chơi điện tử là gì?

- Thực trạng của việc chơi trò chơi điện tử của lứa tuổi học sinh.

- Chỉ ra những lợi ích và tác hại của trò chơi điện tử.

- Đề xuất giải pháp.

2.5

Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 7 - Đề 2

PHẦN I: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (6,0 điểm)

Đọc bài thơ và trả lời các câu hỏi:

Tiếng mùa xuân

Tôi đi dọc bờ sông
Nghe thầm thì tiếng đất
Lá mía kêu xào xạc...
Mầm ngô lên xanh non
Bãi dâu vào mùa ngon
Quả từng chùm chiu chít
Cà chua hồng giấu mặt
Sau chùm lá đung đưa
Thuyền đón gió ngoài xa
Lưới long lanh vảy cá
Cát cựa mình lấp loá
Muốn cùng vôi lên tầng
Đất nằm im dưới chân
Nói bằng cây bằng trái
Dòng sông trôi mê mải
Gửi lời vào phù sa...

Tiếng đất trời bao la
Cả chiều xuân vang động
Cho lòng tôi như sông
Muốn hoá thành biển khơi

(Phan Thị Thanh Nhàn)

Câu 1: Trong bài thơ, tác giả chủ yếu sử dụng cách gieo vần nào?

A. Vần chân, liền
B. Vần lưng.
C. Vần chân, cách.
D. Vần hỗn hợp.

Câu 2: Bài thơ sử dụng các phương thức biểu đạt nào?

A. Biểu cảm
B. Biểu cảm kết hợp miêu tả.
C. Tự sự.
D. Biểu cảm kết hợp tự sự và miêu tả

Câu 3: “Tiếng đất trời” được tác giả thể hiện bằng:

A. Âm thanh của mùa xuân.
B. Hình ảnh của mùa xuân.
C. Âm thanh và hình ảnh của mùa xuân.
D. Âm thanh, hình ảnh của mùa xuân qua cảm nhận của tác giả

Câu 4: Dòng nào không là đặc điểm thiên nhiên mùa xuân trong cảm nhận của tác giả?

A. Tràn đầy sức sống.
B. Buồn vắng.
C. Phong phú, sống động.
D. Tươi đẹp .

Câu 5: Trong bài thơ, tác giả đã chủ yếu sử dụng biện pháp tu từ gì?

A. So sánh.
B. Nhân hóa.
C. Điệp ngữ.
D. Hoán dụ.

Câu 6: Qua bài thơ tác giả thể hiện tình cảm gì?

A. Tình yêu thiên nhiên.
B. Tình cảm bạn bè .
C. Tình yêu đất nước.
D. Tình yêu con người.

Câu 7: Trong các từ láy sau từ nào không cùng loại với các từ láy còn lại?

A. Chiu chít.
B. Lấp lóa.
C. Thì thầm.
D. Long lanh.

Câu 8: Câu thơ “Đất nằm im dưới chân/ Nói bằng cây bằng trái” có nghĩa là gì?

A. Đất nói qua âm thanh tiếng va đập của cây trái.
B. Đất im lặng không nói được mà nhờ cây trái nói hộ.
C. Đất góp mình làm nên tiếng xuân bằng việc nuôi cho cây trái tốt tươi, bội thu.
D. Đất im lặng nằm dưới chân người không thể có âm thanh như cây trái được

Câu 9: Qua bài thơ, tác giả gửi đến chúng ta thông điệp gì?

Câu 10: Em cần làm gì để thực hiện những lời nhắn nhủ ấy?

II. VIẾT: (4.0 điểm)

Hiện nay môi trường sống quanh ta đang lên tiếng cầu cứu. Viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về vấn đề đó.

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7

PhầnCâuNội dungĐiểm
Phần I ĐỌC HIỂU6,0
1A0,5
2D0,5
3D0,5
4B0,5
5B0,5
6A0,5
7C0,5
8C0,5

9

HS xác định được lời nhắn nhủ của tác giả tới chúng ta là:

- Thiên nhiên xung quanh ta vô cùng tươi đẹp;

- Lắng nghe thiên nhiên, ta thấy lòng mình thật vui tươi, thanh thản;

- Cần phải yêu mến thiên nhiên.

Lưu ý: Học sinh nêu được 1 ý cho 0,5. HS có nhiều cách diễn đạt nhưng phải hướng về chủ đề thiên nhiên.

1,0

10

HS nêu được bài học cho bản thân theo cách riêng. Có thể hướng tới các bài học sau:

- Yêu mến thiên nhiên hơn;

- Có ý thức bảo vệ thiên nhiên;

- Dành thời gian để trải nghiệm cùng thiên nhiên;

- Tuyên truyền để mọi người yêu mến và có trách nhiệm với thiên nhiên

Lưu ý: Học sinh nêu được 1 bài học cho 0,5

2 bài học cho 0,75 điểm. Nếu từ 3 bài học trở lên cho tối đa.

1,0

Phần

II

VIẾT

4,0

Nhận biết

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

0,25

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Vấn đề bảo vệ môi trường.

0,25

Thông hiểu

c. Nghị luận về vấn đề bảo vệ môi trường.

- Hiểu được đề bài yêu cầu những gì, sắp xếp các ý theo trình tự hợp lí.

- HS triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm và mỗi luận điểm viết thành một đoạn văn.

0,5

Vận dụng

HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:

A. Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề: Môi trường đang bị ô nhiễm là một vấn đề cần được quan tâm một cách đặc biệt.

B. Thân bài:

1. Giải thích môi trường: là các yếu tố có sẵn trong tự nhiên như đất đai, nước, không khí, ánh sáng...

2. Mô tả thực trạng môi trường hiện nay:

Quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa giúp đất nước ngày càng phát triển giàu mạnh, cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện hơn nhưng cũng đồng thời là tác nhân gây hủy hoại môi trường:

- Nước đang bị nhiễm chất thải từ nhà máy, xí nghiệp, bệnh viện, sinh hoạt của con người, phân hóa học, thuốc trừ sâu, dầu loang...làm ô nhiễm.

- Đất đai bị xói mòn, bạc màu, lẫn nhiều rác không phân hủy. Cây xanh bị tàn phá do chặt phá, đốt rừng. Động vật bị săn bắn...

- Không khí chứa nhiều khí độc từ nhà máy, phương tiện giao thông

3. Hậu quả:

- Trái đất nóng lên, các hiện tượng động đất, sóng thần, sạt lở đất, lũ quét, nước biển xâm thực ngày càng nhiều dẫn thiệt hại về tài sản và tính mạng

- Các loài thủy hải sản bị chết do nhiễm độc

- Con người nhiễm chất độc, khí độc, tia cực tím mặt trời

- Thế giới đứng trước nguy cơ đói nghèo và bệnh tật

4. Nguyên nhân:

- Con người chặt phá rừng, khai thác nguồn thủy hải sản bừa bãi bằng bom, mìn

- Đặt lợi ích của bản thân lên hàng đầu, không quan tâm đến môi trường tự nhiên

3. Bài học nhận thức và hành động:

- Nhận thấy bảo vệ môi trường là bảo vệ chính mình

- Tích cực trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh, vứt rác đúng nơi quy định, hạn chế sử dụng bao bì nilon, các hóa chất độc hại cho đất...

- Giải thích tuyên truyền, kêu gọi mọi người cùng có ý thức bảo vệ cây, bảo vệ môi trường.

- Có biện pháp thưởng phạt với những hành động bảo vệ hoặc phá hoại môi trường.

C. Kết bài:

Khẳng định lại ý nghĩa của môi trường, bài học chung

2,5

Vận dụng cao

d. Chính tả, ngữ pháp: Chữ viết cẩn thận, rõ ràng, bài văn trình bày sạch sẽ, không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt.

0,25

e. Sáng tạo: Nhận thức sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt sáng tạo, đảm bảo tính hoàn chỉnh văn bản

0, 25

Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 7 - Đề 3

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới:

THẦY BÓI XEM VOI

Nhân buổi ế hàng, năm ông thầy bói mù chuyện gẫu với nhau. Thầy nào cũng phàn nàn không biết hình thù con voi nó ra làm sao. Chợt nghe người ta nói có voi đi qua, năm người chung nhau tiền bảo người quản tượng xin cho con voi đứng lại để cùng xem. Thầy sờ vòi, thầy sờ ngà, thầy sờ tai, thầy sờ chân, thầy thì sờ đuôi. Ðoạn năm thầy ngồi lại bàn tán với nhau.

Thầy sờ vòi bảo:

- Tưởng con voi nó thế nào, hóa ra nó dài như con đỉa!

Thầy sờ ngà bảo:

- Không phải, nó cứng như cái đòn càn chứ!

Thầy sờ tai bảo:

- Ðâu có! Nó to bè bè như cái quạt thôi!

Thầy sờ chân cãi lại:

- Ai bảo? Nó sừng sững như cái cột nhà!

Thầy sờ đuôi lại nói:

- Các thầy nói không đúng cả. Chính nó tua tủa như cái chổi xể cùn.
Năm thầy, thầy nào cũng cho mình nói đúng, không ai chịu ai, thành ra xô xát, đánh nhau toác đầu, chảy máu.

(Tuyển tập Văn học dân gian Việt Nam, tập III, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1999)

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1: Trong truyện, năm ông thầy bói đã sờ vào những bộ phận nào của con voi?

A. Vòi, ngà, tai, chân, đuôi.
B. Vòi, ngà, tai, chân, lưng.
C. Vòi, ngà, mắt, chân, lưng.
D. Tai, mắt, lưng, chân, đuôi.

Câu 2: Truyện “Thầy bói xem voi” được kể bằng lời của ai?

A. Lời của con voi.
B. Lời của ông thầy bói.
C. Lời của người kể chuyện.
D. Lời của người quản voi.

Câu 3: Trong câu sau có bao nhiêu số từ?

“Chợt nghe người ta nói có voi đi qua, năm thầy chung nhau tiền biếu người quản voi, xin cho voi đứng lại để cùng xem.”

A. Bốn
B. Ba
C. Hai
D. Một

`Câu 4: Trong truyện, năm ông thầy bói đã sờ vào con voi thật nhưng không thầy nào nói đúng về con vật này. Sai lầm của họ là ở chỗ nào?

A. Xem xét các bộ phận của voi một cách hời hợt, phiến diện, không cụ thể
B. Không xem xét voi bằng mắt mà xem bằng tay.
C. Không xem xét toàn diện mà chỉ dựa vào từng bộ phận để đưa ra nhận xét.
D. Xem xét một cách quá kĩ lưỡng từng bộ phận của voi.

Câu 5: Nguyên nhân sâu xa nào dẫn tới việc tranh cãi của năm ông thầy bói?

A. Do các thầy không có chung ý kiến.
B. Do không hiểu biết, xem xét phiến diện, qua loa, chủ quan sự vật.
C. Do năm ông thầy bói đều cho rằng mình đúng.
D. Do các thầy không nhìn thấy.

Câu 6. Ý nào nói đúng về ý nghĩa của thành ngữ “Thầy bói xem voi”?

A. Nói về cách đánh giá loài vật thông qua hình thức bề ngoài.
B. Nói về những người bị mù làm nghề xem bói.
C. Nói về cách xem xét sự vật, sự việc phiến diện.
D. Nói về sự thiếu hiểu biết, môi trường sống hạn hẹp.

Câu 7: Truyện “Thầy bói xem voi” phê phán điều gì?

A. Phê phán những việc làm vô bổ, không mang lại lợi ích cho bản thân cũng như người khác.
B. Phê phán thái độ khinh thường người khác.
C. Phê phán những nhận xét, đánh giá không có cơ sở hoặc chưa có chứng cứ một cách xác đáng, nhìn nhận sự vật một cách phiến diện.
D. Phê phán thái độ không dám đấu tranh chống cái xấu, cái tiêu cực.

Câu 8: Nhận xét nào đúng với truyện “Thầy bói xem voi”?

A. “Thầy bói xem voi” khuyên chúng ta cần học tập chăm chỉ để mở rộng hiểu biết.
B. “Thầy bói xem voi” khuyên chúng ta cần nhìn nhận sự việc một cách toàn diện, khách quan.
C. “Thầy bói xem voi” khuyên chúng ta phải biết yêu thương, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau.
D. “Thầy bói xem voi” khuyên ta phải biết bảo vệ ý kiến của bản thân trong mọi hoàn cảnh.

Trả lời câu hỏi:

Câu 9: Em có nhận xét gì về hành động xô xát, đánh nhau của năm ông thầy bói?

Câu 10: Em rút ra bài học gì cho bản thân sau khi đọc truyện “Thầy bói xem voi”?

II. VIẾT (4,0 điểm)

Hãy viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử mà em yêu thích.

----------------------Hết----------------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

6,0

1

A

0,5

2

C

0,5

3

D

0,5

4

C

0,5

5

B

0,5

6

C

0,5

7

C

0,5

8

B

0,5

9

- HS nêu được quan điểm của bản thân: đồng tình/ không đồng tình/ đồng tình một phần.

- Lí giải được lí do lựa chọn quan điểm của bản thân.

1,0

10

- HS nêu được cụ thể bài học; ý nghĩa của bài học.

+ Cần nhìn nhận sự việc một cách toàn diện, khách quan…

+ Cần lắng nghe, tham khảo ý kiến của người khác…

+ Cần thận trọng trước những lời đánh giá, nhận xét để tránh những sai lầm.

- Lí giải được lí do nêu bài học ấy.

1,0

II

VIẾT

4,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự

0,25

b. Xác định đúng yêu cầu của đề.

Kể lại một sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử

0,25

c. Kể lại một sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử

HS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:

2,5

- Giới thiệu đôi nét về nhân vật lịch sử mà em định kể.

- Giới thiệu được sự việc liên quan đến nhân vật đó.

- Kể diễn biến của sự việc (có sử dụng yếu tố miêu tả). Các sự kiện chính: bắt đầu – diễn biến – kết thúc.

- Nêu ý nghĩa của sự việc.

- Nêu suy nghĩ, ấn tượng của em về sự việc.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,5

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo.

0,5

..........

Tải file tài liệu để xem thêm đề ôn thi giữa kì 2 Văn 7

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm