Bộ đề kiểm tra 15 phút môn Sinh học lớp 9 Chương 4 Bài kiểm tra 15 phút lớp 9 môn Sinh học

Bộ đề kiểm tra 15 phút môn Sinh học lớp 9 Chương 4 là tài liệu hữu ích mà Download.vn muốn giới thiệu đến quý thầy cô giáo cùng các bạn đọc tham khảo.

Tài liệu bao gồm 4 đề kiểm tra 15 phút chương 4 có đáp án chi tiết kèm theo giúp các em lớp 9 ôn luyện và nắm được cách làm đề kiểm tra. Đồng thời giúp giáo viên trau dồi kinh nghiệm ra đề thi. Nội dung chi tiết mời các bạn cùng tham khảo và tải tài liệu tại đây.

Đề kiểm tra 15 phút môn Sinh học lớp 9 Chương 4 - Đề 1

Đề bài

Câu 1 (5 điểm)

Các dạng đột biến gen có đặc điểm gì ?

Câu 2 (5 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất:

1. Đột biến là gì ?

A. Là những biến đổi trong vật chất di truyền (ADN, NST).

B. Là những biến đổi về kiểu gen.

C. Biến đổi của gen.

D. Là những biến đổi về kiểu hình

2. Khái niệm nào sau đây về đột biến gen là đúng ?

A. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen, thường liên quan đến một hoặc một số cặp nuclêôtit

B. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của prôtêin.

C. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của mARN.

D. Đột biến gen là những biến đổi về cấu trúc các NST.

3. Nguyên nhân gây đột biến gen là do

A. các tác nhân của ngoại cảnh.

B. những rối loạn trong quá trình tự nhân đôi ADN dưới ảnh hưởng của môi trường trong cơ thể.

C. cả A và B.

D. cả A và B sai.

4. Đột biến gen

A. luôn có hại cho cơ thể sinh vật.

B. có lợi cho con người.

C. có hại cho sinh vật nhưng có hại cho con người.

D. có thể có lợi hoặc hại tuỳ từng tổ hợp.

5. Đột biến gen bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào ?

A. Đặc điểm và cấu trúc của từng gen

B. Tác nhân ở môi trường ngoại cảnh hay trong tế bào

C. Các điều kiện sống của sinh vật

D. Cả A và B

Đáp án

Câu 1 (5 điếm)

Các dạngĐặc điểm
Mất nuclêôtitMột cặp nuclêôtit của gen bị mất làm giảm vật chất di truyền
Thêm nuclêôtitMột cặp nuclêôtit của gen được thêm làm tăng vật chất di truyền
Thay thế nuclêôtitMột cặp nuclêôtit của gen bị thay thế bởi một cặp khác (cặp AT bị thay bằng GX hoặc ngược lại)

Câu 2 (5 điểm)

12345
AACDD

Đề kiểm tra 15 phút môn Sinh học lớp 9 Chương 4 - Đề 2

Đề bài

Câu 1 (4 điểm)

Nguyên nhân nào gây đột biến cấu trúc NST? Đột biến cấu trúc NST có tính chất gì?

Câu 2 (6 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất:

1. Đột biến NST là gì ?

A. Là những biến đổi về cấu trúc và số lượng NST.

B. Là những biến đổi về kiểu gen.

C. Là những biến đổi trong một hoặc một số cặp nuclêôtit.

D. Là những biến đổi về kiểu hình.

2. Đột biến NST gồm những dạng nào ?

A. Mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn.

B. Đột biến dị bội và đột biến đa bội.

C. Đột biến cấu trúc và đột biến số lượng.

D. Đột biến về kiểu hình và kiểu gen.

3. Đột biến cấu trúc NST gồm những dạng nào?

A. Mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn.

B. Đột biến dị bội và đột biến đa bội.

C. Đột biến cấu trúc và đột biến số lượng

D. Đột biến về kiểu hình và kiểu gen.

4. Nguyên nhân gây ra đột biến NST là gì?

A. Do điều kiện sống của sinh vật bị thay đổi.

B. Do quá trình sinh lí, sinh hoá nội bào bị rối loạn,

C. Do các tác nhân lí hoá của ngoại cảnh

D. Cả B và C.

5. Dạng đột biến nào làm thay đổi vị trí của các gen trên NST?

A. Mất đoạn

B. Đảo đoan

C. Lập đoạn, đảo cặp nuclêôtit

D. Lặp một số cặp nuclêôtit

6. Dạng đột biến cấu trúc NST gây hậu quả lớn nhất là

A. dạng lặp đoạn NST và đảo đoạn NST.

B. dạng đảo đoạn NST và chuyển đoạn NST.

C. dạng mất đoạn NST.

D. cả A và B.

Đáp án

Câu 1 (4 điểm)

- Đột biến cấu trúc NST phát sinh do ảnh hưởng của các tác nhân lí, hoá của môi trường ngoài đã phá vỡ cấu trúc NST, gây ra sự sắp xếp lại các đoạn của chúng.

- Đa số đột biến cấu trúc NST là có hại, một số dạng đột biến cấu trúc NST có thể có lợi và được ứng dụng trong thực tiễn.

Câu 2. ( 6 điểm)

123456
ACADBC

Đề kiểm tra 15 phút môn Sinh học lớp 9 Chương 4 - Đề 3

Đề bài

Câu 1 (4 điếm)

Thể dị bội là gì ? Thể dị bội và hiện tượng dị bội thể khác nhau như thế nào?

Câu 2 (6 điếm)

Chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất

1. Hiện tượng dị bội thể là

A. hiện tượng thay đổi số lượng của một hoặc một số cặp NST.

B. hiện tượng tăng số lượng ở một hoặc một số cặp NST.

C. hiện tượng giảm số lượng ở một hoặc một số cặp NST.

D. cả A và B.

2. Thể dị bội gồm dạng nào?

A. Dạng 2n - 2

B. Dạng 2n - 1

C. Dạng 2n + 1

D. Cả A, B và C

3. Đột biến số lượng NST gồm những dạng nào ?

A. Mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn.

B. Đột biến dị bội và đột biến đa bội.

C. Đột biến cấu trúc và đột biến số lượng.

D. Đột biến về kiểu hình và kiểu gen.

4. Đột biến số lượng ở 1 cặp NST xảy ra do cơ chế nào?

A. Một cặp NST bị mất đi trong quá trình phân bào.

B. Một cặp NST không phân li ở kì sau của quá trình giảm phân.

C. Một cặp NST không phân li ở kì sau của quá trình phân bào.

D. Một cặp NST không phân li ở kì sau của quá trình nguyên phân.

5. Loại đột biến NST nào làm tăng kích thước tế bào?

A. Đột biến lặp đoạn.

B. Đột biến đa bội.

C. Đột biến dị bội.

D. Đột biến mất đoạn.

6. Thế nào là đột biến đa bội ?

A. Hiện tượng cả bộ NST tăng lên hoặc giảm đi.

B. Hiện tượng một vài cặp NST bị biến đổi

C. Hiện tượng số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng tăng lên theo bội số của n và lớn hơn 2n.

D. Hiện tượng bộ NST trong giao tử lớn hơn n.

Đáp án

Câu 1 (4 điểm)

Thể dị bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có một hoặc một số cặp NST bị thay đổi về số lượng.

Hiện tượng dị bội thể là sự thay đổi số lượng NST chỉ liên quan đến một hoặc một số cặp NST trong tế bào sinh dưỡng.

Câu 2 (6 điểm)

123456
ADBCBC

Đề kiểm tra 15 phút môn Sinh học lớp 9 Chương 4 - Đề 4

Đề bài

Câu 1 (4 điểm)

Thường biến có đặc điểm gì ?

Câu 2 (6 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất :

1. Biến dị nào di truyền được ?

A. Đột biến

B. Thường biến

C. Biến dị tổ hợp

D. Cả A và C

2. Thường biến là gì?

A. Là những biến đổi về kiểu hình

B. Là những biến đổi về kiểu gen

C. Là những biến đổi về NST

D. Là những biến đổi về cấu trúc của gen

3. Thường biến và mức phản ứng khác nhau ở điểm nào?

A. Thường biến là những biến đổi ở kiểu hình, còn mức phản ứng là giới hạn của thường biến.

B. Thường biến chịu ảnh hưởng của môi trường và không do thay đổi về kiểu gen còn mức phản ứng do kiểu gen quy định,

C. Thường biến mang tính đồng loạt, mức phản ứng mang tính riêng lẻ.

D. Thường biến di truyền được còn mức phản ứng không di truyền được.

4. Mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình được thể hiện như thế nào?

A. Kiểu hình chịu ảnh hưởng của kiểu gen nhiều hơn chịu ảnh hưởng của môi trường.

B. Kiểu hình chỉ do môi trường quy định, không chịu ảnh hưởng của kiểu gen.

C. Kiểu hình là kết quả của sự tác động qua lại giữa kiểu gen với môi trường.

D. Kiểu hình chỉ do kiểu gen quy định, không chịu ảnh hưởng của môi trường.

5. Nguyên nhân gây ra thường biến là gì?

A. Do các nhân tố môi trường tác động lên cơ thể sinh vật

B. Do điều kiện nhiệt độ ở môi trường

C. Do biến đổi kiểu hình và chịu sự tác động của môi trường

D. Cả B và C

6. Mức phản ứng là gì?

A. Là giới hạn thường biến của một kiểu gen (gen hay nhóm gen) trước môi trường khác nhau

B. Là khả năng sinh vật có thể phản ứng trước những điều kiện bất lợi của môi trường

C. Là mức độ biểu hiện kiểu hình trước những điều kiện sống khác nhau.

D. Cả B và C

Đáp án

Câu 1 (4 điểm)

Thường biến là loại biến dị đồng loạt theo cùng một hướng xác định đối với một nhóm cá thể có cùng kiểu gen và sống trong điều kiện giống nhau.

Các biến đổi này tương ứng với điều kiện môi trường.

Thường biến không do những biến đổi trong kiểu gen nên không di truyền.

Nhờ có những thường biến mà cơ thể phản ứng linh hoạt về kiểu hình đảm bảo sự thích ứng trước những thay đổi nhất thời hoặc theo chu kì của môi trường.

Câu 2 (6 điểm)

123456
DABCDA
Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Mời bạn đánh giá!
  • Lượt tải: 39
  • Lượt xem: 1.866
  • Dung lượng: 134,6 KB
Sắp xếp theo

    Chủ đề liên quan