Bài tập trắc nghiệm môn Vật lý lớp 9 chương I 111 câu trắc nghiệm tổng ôn kiến thức chương Điện học

Download.vn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các em học sinh tài liệu Bài tập trắc nghiệm môn Vật lý lớp 9 chương Điện học. 

Đây là tài liệu vô cùng hữu ích, tổng hợp 111 câu hỏi trắc nghiệm xoay quanh chủ đề điện học từ cơ bản đến nâng cao nhằm giúp các em học sinh ôn tập và củng cố kiến thức của môn Vật lý lớp 9 một cách dễ dàng. Sau đây, mời quý thầy cô giáo và các em cùng tham khảo.

Bài tập trắc nghiệm môn Vật lý lớp 9 chương Điện học

Câu 1: Một dây dẫn có chiều dài l và điện trở R. Nếu nối 4 dây dẫn trên với nhau thì dây mới có điện trở R’ là:

A. R’ = 4R .

B. R’= \frac{R}{4}\(\frac{R}{4}\) .

C. R’= R+4 .

D. R’ = R – 4 .

Câu 2: Khi đặt một hiệu điện thế 12V vào hai đầu một cuộn dây dẫn thì dòng điện qua nó có cường độ 1, 5A. Chiều dài của dây dẫn dùng để quấn cuộn dây này là ( Biết rằng loại dây dẫn này nếu dài 6m có điện trở là 2 Ω.)

A. l = 24m

B. l = 18m

C. l = 12m

D. l = 8m .

Câu 3: Hai dây dẫn đều làm bằng đồng có cùng tiết diện S. Dây thứ nhất có chiều dài 20cm và điện trở 5Ω. Dây thứ hai có điện trở 8Ω. Chiều dài dây thứ hai là:

A. 32cm .

B. 12, 5cm .

B. 2cm .

D. 23 cm .

Câu 4: Hai dây dẫn được làm từ cùng một vật liệu có cùng tiết diện, có chiều dài lần lượt là l1, l2 . Điện trở tương ứng của chúng thỏa điều kiện:

A.\ \frac{R_1}{R_2}\ =\ \frac{i_1}{i_2}\(A.\ \frac{R_1}{R_2}\ =\ \frac{i_1}{i_2}\)

B.\ \frac{R_1}{R_2}\ =\ \frac{i_2}{i_1}\(B.\ \frac{R_1}{R_2}\ =\ \frac{i_2}{i_1}\)

C. R1 .R2 =l1 .l2 .

D. R1 .l1 = R2 .l

Câu 5: Chọn câu trả lời sai:

Một dây dẫn có chiều dài l = 3m, điện trở R = 3 Ω , được cắt thành hai dây có chiều dài lần lượt là l1=, l2 = và có điện trở tương ứng R1, R2 thỏa:

A. R= 1Ω

B. R2 = 2Ω

C. Điện trở tương đương của R1 mắc song song với R2\frac{3}{2}\(\frac{3}{2}\)Ω

D. Điện trở tương đương của R1 mắc nối tiếp với R2 là Rnt = 3 Ω.

Câu 6: Hai dây dẫn bằng đồng có cùng chiều dài. Dây thứ nhất có tiết diện S1 = 0.5mm2 và R1 =8, 5 Ω .Dây thứ hai có điện trở R2 = 127, 5Ω , có tiết diện S2 là :

A. S2 = 0, 33 mm2

B. S2 = 0, 5 mm2

C. S2 = 15 mm2

D. S2 = 0, 033 mm2.

Câu 7: Một dây dẫn bằng đồng có điện trở 9, 6Ω với lõi gồm 30 sợi đồng mảnh có tiết diện như nhau. Điện trở của mỗi sợi dây mảnh là:

A. R = 9, 6 Ω.

B. R = 0, 32 Ω .

C. R = 288 Ω .

D. R = 28, 8 Ω .

Câu 8: Hai dây dẫn đều làm bằng đồng có cùng chiều dài l. Dây thứ nhất có tiết diện S và điện trở 6Ω. Dây thứ hai có tiết diện 2S. Điện trở dây thứ hai là:

A. 12 Ω .

B. 9 Ω .

C. 6 Ω .

D. 3 Ω .

Câu 9: Nội dung định luật Omh là:

A. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ với điện trở của dây.

B. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và không tỉ lệ với điện trở của dây.

C. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây.

D. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẩn và tỉ lệ thuận với điện trở của dây.

Câu 10: Một sợi dây làm bằng kim loại dài l1 =150 m, có tiết diện S1 =0, 4 mm2 và có điện trở R1 bằng 60 Ω. Hỏi một dây khác làm bằng kim lọai đó dài l2= 30m có điện trở R2=30Ω thì có tiết diện S2

A. S2= 0, 8mm2

B. S2= 0, 16mm2

C. S2 = 1, 6mm2

D. S2 = 0, 08 mm2

Câu 11: Biến trở là một linh kiện:

A. Dùng để thay đổi vật liệu dây dẫn trong mạch.

B. Dùng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch.

C. Dùng để điều chỉnh hiệu điện thế giữa hai đầu mạch.

D. Dùng để thay đổi khối lượng riêng dây dẫn trong mạch.

Câu 12: Khi dịch chuyển con chạy hoặc tay quay của biến trở, đại lượng nào sau đây sẽ thay đổi :

A. Tiết diện dây dẫn của biến trở.

B. Điện trở suất của chất làm biến trở của dây dẫn .

C. Chiều dài dây dẫn của biến trở.

D. Nhiệt độ của biến trở.

Câu 13: Trên một biến trở có ghi 50 Ω - 2, 5 A. Hiệu điện thế lớn nhất được phép đặt lên hai đầu dây cố định của biến trở là:

A.U = 125 V .

B. U = 50, 5V.

C.U= 20V. D.

U= 47, 5V.

Câu 14: Một điện trở con chạy được quấn bằng dây hợp kim nicrôm có điện trở suất r = 1, 1.10-6 Ω.m, đường kính tiết diện d1 = 0, 5mm, chiều dài dây là 6, 28 m. Điện trở lớn nhất của biến trở là:

A. 3, 52.10-3 Ω.

B. 3, 52 Ω.

C. 35, 2 Ω .

D. 352 Ω .

Câu 15: Phát biểu nào sau đây đúng nhất khi nói về mối liên hệ giữa cường độ dòng điện qua một dây dẫn và hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó?

A. Cường độ dòng điện qua một dây dẫn tỉ lệ với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó.

B. Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó.

C. Cường độ dòng điện qua một dây dẫn tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó.

D. Cường độ dòng điện qua một dây dẫn không tỉ lệ với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó.

Câu 16: Khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng thì:

A. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn không thay đổi.

B. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn giảm tỉ lệ với hiệu điện thế.

C. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn có lúc tăng, lúc giảm.

D. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tăng tỉ lệ với hiệu điện thế.

Câu 16: Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn giảm bao nhiêu lần thì

A Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn không thay đổi.

B. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn có lúc tăng, lúc giảm.

C. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn giảm bấy nhiêu lần.

D. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tăng bấy nhiêu lần.

Câu 17: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn có dạng là

A. Một đường thẳng đi qua gốc tọa độ.

B. Một đường cong đi qua gốc tọa độ.

C. Một đường thẳng không đi qua gốc tọa độ .

D. Một đường cong không đi qua gốc tọa độ.

..................

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

1 Bình luận
Sắp xếp theo
👨
  • Gia Minh Truong
    Gia Minh Truong ko có đáp án ạ?
    Thích Phản hồi 14/08/20
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm