Phiếu bài tập cuối tuần môn Toán lớp 4 (Cả năm) Bài tập cuối tuần Toán 4 KNTT, CTST (Có đáp án)
Phiếu bài tập cuối tuần môn Toán lớp 4 Cả năm, có đáp án kèm theo của bộ sách Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mỗi phiếu bài tập tương ứng với 1 tuần học, bám sát chương trình.
35 phiếu bài tập cuối tuần môn Toán 4 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo mang tới các dạng bài tập cho các em củng cố kiến thức tuần qua, để ngày càng học tốt môn Toán 4 hơn. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt 4. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây:
Bài tập ôn tập môn Toán lớp 4 tại nhà
Bài tập cuối tuần Toán lớp 4 Kết nối tri thức
Toán 4 KNTT - Tuần 1
I. TRẮC NGHIỆM
Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1. Biết số gồm bảy trăm nghìn, hai chục nghìn, chín trăm, ba chục, hai đơn vị. Số đó được viết là:
A. 7903
B. 72932
C. 720932
D. 729032
Câu 2. Số 65243 được đọc là:
A. Sáu mươi năm nghìn hai trăm tư ba
B. Sáu mươi lăm nghìn hai trăm bốn mươi ba
C. Sáu năm nghìn hai trăm bốn mươi ba
D. Sáu lăm nghìn hai trăm bốn mươi ba
Câu 3. Số nào dưới đây có chữ số hàng trăm là 7?
A. 23467
B. 23746
C. 23476
D. 23467
Câu 4. Các số 65371; 75631; 56731; 67351 được viết theo thứ tự từ bé đến lớn là:
Câu 5. Chu vi hình chữ nhật có chiều dài 45cm, chiều rộng 20 cm là:
A.130cm
B.900cm
C. 65cm
D. 56cm
Câu 6. Số bé nhất là:
A. 1346
B. 12487
C. 84689
D. 93451
Câu 7. Số lớn nhất là:
A. 8204
B. 8454
C. 4887
D. 8840
Câu 8. Có ba con lợn với số cân lần lượt là : 125 kg, 129 kg, 152 kg. Biết con lợn đen nặng nhất, con lợn trắng nhẹ hơn con lợn khoang.
A. Con lợn đen nặng ………… kg.
B. Con lợn trắng nặng ………. kg.
C. Con lợn khoang nặng ……… kg.
II. TỰ LUẬN
Bài 1. Điền vào bảng sau:
Số liền trước | Số đã cho | Số liền sau |
6780 | ||
6678 | ||
5463 |
Bài 2. Đúng ghi Đ, sai ghi S:
• Số 6234 là số liền trước của 6233.
• Số 6234 là số liền trước của 6235.
• Số lẻ liền sau của 6455 là 6457.
• Số 1000 là số bé nhất có 4 chữ số.
Bài 3. Cho các số: 3106, 6165, 3298, 4 289, 4388.
Hãy sắp xếp theo thứ tự:
a. Từ bé đến lớn:
………………………………………………………………………………………………....................
b. Từ lớn đến bé:
………………………………………………………………………………………………....................
c. Tính tổng của số lớn nhất và số bé nhất của dãy số trên.
………………………………………………………………………………………………....................
Bài 4: Một quyển truyện có giá 36 000 đồng, giá một cặp sách nhiều hơn giá một quyển truyện 114 000 đồng. Bố mua cho Lan một quyển truyện và một cặp sách. Hỏi:
a. Bố phải trả người bán hàng bao nhiêu tiền?
b. Bố đưa cho người bán hàng 200 000 đồng thì người bán hàng phải trả lại cho bố bao nhiêu tiền?
Đáp án
I. TRẮC NGHIỆM
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 |
Đáp án | C | D | B | C | A | A | D |
Câu 8:
A. Con lợn đen nặng 152 kg.
B. Con lợn trắng nặng 125 kg.
C. Con lợn khoang nặng 129 kg.
II. TỰ LUẬN
Bài 1. Điền vào bảng sau:
Số liền trước | Số đã cho | Số liền sau |
6679 | 6780 | 6781 |
6677 | 6678 | 6679 |
5462 | 5463 | 5464 |
Bài 2. Đúng ghi Đ, sai ghi S:
• Số 6234 là số liền trước của 6233.
• Số 6234 là số liền trước của 6235.
• Số lẻ liền sau của 6455 là 6457.
• Số 1000 là số bé nhất có 4 chữ số.
S
Đ
Đ
Đ
Bài 3. Cho các số: 3106, 6165, 3298, 4 289, 4388.
Hãy sắp xếp theo thứ tự:
a. Từ bé đến lớn: 3106; 3298; 4289; 6165.
b. Từ lớn đến bé: 6165; 4289; 3298; 3106.
c. 9271
Bài 4: Một quyển truyện có giá 36 000 đồng, giá một cặp sách nhiều hơn giá một quyển truyện 114 000 đồng. Bố mua cho Lan một quyển truyện và một cặp sách. Hỏi:
a. Bố phải trả người bán hàng bao nhiêu tiền?
b. Bố đưa cho người bán hàng 200 000 đồng thì người bán hàng phải trả lại cho bố bao nhiêu tiền?
Bài giải
a, Mua một cặp sách hết số tiền là:
36 000 + 114 000 = 150 000 (đồng)
Bố phải trả người bán hàng số tiền là:
150 000 + 36 000 = 186 000 (đồng)
b, Người bán hàng phải trả lại bố số tiền là:
200 000 – 186 000 = 14 000( đồng)
Đáp số: a. 186 000 đồng
b. 14 000 đồng
Toán 4 KNTT - Tuần 2
I. TRẮC NGHIỆM
Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1. Số nào là số chẵn?
A. 567
B. 765
C. 766
D. 767
Câu 2. Từ 23 đến 30 có bao nhiêu số chẵn?
A. 6
B. 7
C. 13
D. 8
Câu 3. Cho biết 125 và 127 là hai số chẵn liên tiếp. Hai số chẵn liên tiếp hơn kém nhau mấy đơn vị?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 4. Cho biểu thức ( 24 + b) x 3. Với b=3 thì biểu thức có giá trị là:
A. 72
B. 27
C. 81
D. 27
Câu 5. Trong dịp Tết, lớp 4A tham gia trồng cây. Số cây hoa trồng được là số lẻ lớn nhất có hai chữ số, số cây bóng mát trồng được ít hơn số cây hoa 14 cây. Hỏi lớp 4A trồng được tất cả bao nhiêu cây?
A. 107 cây
B. 104 cây
C. 184 cây
Câu 6. Chu vi hình vuông có cạnh là 49cm là:
A. 98 cm
B. 98
C. 196cm
D. 196
Câu 7. Chu vi hình chữ nhật có chiều dài 13cm, chiều rộng 34 cm là:
A. 94cm
B. 92
C. 92cm
D.94
Câu 8. Cho biểu thức: A = a + b. Nếu tăng mỗi số hạng lên 22 đơn vị thì giá trị biểu thức A tăng lên bao nhiêu đơn vị?
A. 22
B. 44
C. 42
D. 24
II. TỰ LUẬN
Bài 1: Tính giá trị của biểu thức 135 x a + 127.
a, Với a = 6
………………………………………………………………………………………..........................
b, Với a= 8
…………………………………………………………………………………………………………
Bài 2: Một hình chữ nhật có chiều rộng 6cm, chiều dài gấp 2 lần chiều rộng. Tính chu vi hình chữ nhật đó.
Bài 3: Một người đã mua một hộp bút chì màu giá 8 000 đồng. Hai hộp bút sáp màu mỗi hộp giá 12 000 đồng. Hỏi người đó phải trả cô bán hàng bao nhiêu tiền?
ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | C | A | B | C | C | C | A | B |
II. TỰ LUẬN
Bài 1: Tính giá trị của biểu thức 135 x a + 127.
a, Với a = 6
Nếu a = 6 thì 135 x a + 127 = 135 x 6 + 127 = 937. Vậy giá trị của biểu thức 135 x a + 127 là 937
B, Với a= 8
Nếu a = 8 thì 135 x a + 127 = 135 x 8 + 127 = 1207. Vậy giá trị của biểu thức 135 x a + 127 là 1207
Bài 2: Một hình chữ nhật có chiều rộng 6cm, chiều dài gấp 2 lần chiều rộng. Tính chu vi hình chữ nhật đó.
Bài giải
Chiều dài hình chữ nhật là:
6 x 2 = 12 (cm)
Chu vi hình chữ nhật đó là:
(6 + 12) x 2 = 36 (cm)
Đáp số: 36 cm
Bài 3: Một người đã mua một hộp bút chì màu giá 8 000 đồng, hai hộp bút sáp màu mỗi hộp giá 12 000 đồng. Hỏi người đó phải trả cô bán hàng bao nhiêu tiền?
Bài giải
Mua 2 hộp sáp màu phải trả số tiền là:
12 000 x 2 = 24 000 (đồng)
Người đó phải trả số tiền là:
8 000 + 24 000 = 32 000 (đồng)
Đáp số: 32 000 đồng
Toán 4 KNTT - Tuần 3
I. TRẮC NGHIỆM
Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1. Số lẻ bé nhất có hai chữ số là:
A. 10
B. 11
C. 13
D. 12
Câu 2. Số chẵn lớn nhất có hai chữ số là:
A. 99
B. 98
C. 97
D. 96
Câu 3. Giá trị của biểu thức a+b -135 với a=500 và b=200 là:
A. 562
B. 563
C. 564
D. 565
Câu 4. Làm tròn đến hàng chục số bé nhất trong các số lẻ 123, 645, 133, 121 thì được số nào?
A.130
B.120
C. 140
D. 650
Câu 5. Biểu thức nào có giá trị bé nhất?
A. 20 000 + 1000 x 6
B. 4000 x 7 +30 000
C. 90 000 + 2000 x 2
Câu 6. Chu vi hình chữ nhật có chiều dài 23cm, chiều rộng 15 cm là:
A. 38 cm
B. 76
C. 76 cm
D. 38
Câu 7. Một hình chữ nhật có chiều dài 24cm, chiều rộng bằng 1 nửa chiều dài. Một hình vuông có chu vi bằng 64cm. Hỏi chu vi hình chữ nhật lớn hơn chu vi hình vuông bao nhiêu xăng- ti- mét?
A. 6
B. 8cm
C.8
D.6cm
Câu 8. Đội Một trồng được 30 cây, đội Hai trồng được gấp đôi đội Một, đội Ba trồng nhiều hơn đội Một 20 cây. Cả ba đội trồng được là:
A. 140 cây
B. 100 cây
C. 110 cây
II. TỰ LUẬN:
Bài 1:
a. Tính giá trị của biểu thức:
a, 7 500 – 1 500 x 5
…………………………………………….
…………………………………………….
…………………………………………….
b, (7 500 – 1 500) x 5
……………………………………………
……………………………………………
……………………………………………
b. Em hãy nêu lại quy tắc tính giá trị biểu thức trong 2 trường hợp trên:
- Khi biểu thức có phép nhân (hoặc chia) và phép trừ (hoặc cộng): Ta ưu tiên tính phép ………………………………..trước. Tính phép ……………………………..……..sau.
- Khi biểu thức có chứa dấu ngoặc đơn thì ta ưu tiên tính……………………………….. …………..trước …………………………………………………………………… …sau
Bài 2: Một hình chữ nhật có chiều rộng 6cm, chiều dài gấp 2 lần chiều rộng. Một hình vuông có chu vi bằng chu vi hình chữ nhật. Tính diện tích hình vuông đó.
Bài 3: Tuổi của Hoa là số bé nhất có hai chữ số. Tuổi của Mai hơn Hoa 2 tuổi. Tuổi bố bằng ba lần tuổi của Hoa và Mai cộng lại. Tính tổng số tuổi của ba bố con.
ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | B | B | D | B | A | C | B | A |
II. TỰ LUẬN
Bài 1:
a. Tính giá trị của biểu thức:
a, 7 500 – 1 500 x 5
= 7 500 – 7 500
= 0
b, (7 500 – 1 500) x 5
= 6 000 x 5
= 30 000
b. Em hãy nêu lại quy tắc tính giá trị biểu thức trong 2 trường hợp trên:
- Khi biểu thức có phép nhân (hoặc chia) và phép trừ (hoặc cộng): Ta ưu tiên tính phép tính nhân hoặc chia trước. Tính phép cộng hoặc trừ sau.
- Khi biểu thức có chứa dấu ngoặc đơn thì ta ưu tiên tính phép tính trong ngoặc trước phép tính ngoài ngoặc đơn sau.
Bài 2: Một hình chữ nhật có chiều rộng 6cm, chiều dài gấp 2 lần chiều rộng. Một hình vuông có chu vi bằng chu vi hình chữ nhật. Tính diện tích hình vuông đó.
Tóm tắt
Chiều rộng: 6 cm
Chiều dài : gấp 2 lần chiều rộng
Chu vi hình vuông: bằng chu vi hình chữ nhật
Diện tích hình vuông = …..? cm2
Bài giải
Chiều dài hình chữ nhật là:
6 x 2 = 12 (cm)
Chu vi hình chữ nhật là:
(12 + 6 ) x 2 = 36 (cm)
Độ dài cạnh hình vuông là:
6 x 6 = 36 nên cạnh hình vuông = 6 cm
Diện tích hình vuông là:
6 x 6 = 36 (cm2)
Đáp số: 36 cm2
Bài 3: Tuổi của Hoa là số bé nhất có hai chữ số. Tuổi của Mai hơn Hoa 2 tuổi. Tuổi bố bằng ba lần tuổi của Hoa và Mai cộng lại. Tính tổng số tuổi của ba bố con.
Bài giải
Số bé nhất có hai chữ số là 10.
Vậy tuổi của Hoa là10 (tuổi)
Tuổi của Mai là:
10 + 2 = 12 ( tuổi)
Tuổi của bố là:
(10 + 12) x 3 = 66 ( tuổi
Tổng số tuổi của ba bố con là:
10 + 12 + 66 = 88 (tuổi)
Đáp số: 88 tuổi
...
...
Bài tập cuối tuần Toán lớp 4 Chân trời sáng tạo
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Số gồm 8 chục nghìn 4 nghìn 7 đơn vị được viết là:
A. 847
B. 8 407
C. 8 470
D. 84 007
Câu 2. Điền Đ hay S vào ô trống:
a. 100 000 < 99 999 ☐
b. 20 730 = 20 703 ☐
c. 89 546 < 89 564 ☐
d. 48 747 < 100 000 ☐
Câu 3. Số lớn nhất trong các số 24 924 ; 24 298 ; 24 938 ; 24 049 là:
A. 24 924
B. 24 298
C. 24 938
D. 24 049
Câu 4.
Số thích hợp điền vào dấu ? là số:
A. 21 000
B. 30 000
C. 30 000
D. 35 000
Câu 5. ☐ – 1 105 = 2 406. Số cần điền vào ô trống là:
A. 1 301
B. 1 310
C. 3 511
D. 5 311
Câu 6. Trong một phép tính trừ, số bị trừ là số nhỏ nhất có năm chữ số, hiệu là 2 345 . Vậy số trừ là:
A. 12 345
B. 7 655
C. 7 645
D. 6 755
Câu 7. Trong một phép cộng có tổng bằng 11 456, nếu thêm vào mỗi số hạng 5 đơn vị thì tổng mới là:
A. 11 466
B. 11 556
C. 11 461
D. 11 446
Câu 8. Số liền trước của số bé nhất có năm chữ số giống nhau là:
A. 10 001
A. 11 110
C. 11 111
D. 11 112
II. PHẦN TỰ LUẬN
Bài 1: Nối phép tính với kết quả tương ứng.
Bài 2: Tính nhẩm
a. 2 000 + 9 000 = ………………
17 000 + 3 000 = ………………
b. 13 000 + 7 000 – 2 000 = ……………..
90 000 + 14 000 – 6 000 =……………..
Bài 3: Giải bài toán sau:
Một vườn ươm vừa bán được 4 500 cây keo giống. Số cây bạch đàn giống bán được nhiều hơn số cây keo giống 1 200 cây. Hỏi vườn ươm ấy bán được tổng cộng bao nhiêu cây giống?
Bài 4: Đố bạn?
Tìm tổng của số lớn nhất và số bé nhất có 5 chữ số khác nhau được tạo thành từ các chữ số 1, 0, 7, 2, 6.
Đáp án
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | D | a. S; b. S | C | B | C | B | A | D |
II. PHẦN TỰ LUẬN
Bài 1: Nối phép tính với kết quả tương ứng.
Bài 2: Tính nhẩm
a. 2 000 + 9 000 = 11 000
17 000 + 3 000 = 20 000
b. 13 000 + 7 000 – 2 000 = 18 000
90 000 + 14 000 – 6 000 = 98 000
Bài 3:
Số cây bạch đàn giống bán được là:
4 500 + 1 200 = 5 700 (cây)
Vườn ươm ấy bán được tổng cộng số cây giống là:
4 500 + 5 700 = 10 200 (cây)
Đáp số: 10 200 cây giống
Bài 4:
Số lớn nhất có 5 chữ số khác nhau được tạo thành từ các số 1, 0, 7, 2, 6 là: 76 210
Số bé nhất có 5 chữ số khác nhau được tạo thành từ các số 1, 0, 7, 2, 6 là: 10 267
Tổng của 2 số đó là: 76 210 + 10 267 = 86 477
Đáp số: 86 477
Tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết phiếu bài tập