4 cách kiểm tra cấu hình máy tính Windows 10

Thông thường rất ít khi chúng ta để ý thông tin phần cứng, cũng như phần mềm trên máy tính của mình. Chỉ khi nào máy tính bị lỗi hoặc gặp trục trặc gì cần tới thông tin hệ thống đó mới "tả hỏa" đi kiểm tra, nhưng lại không biết phải kiểm tra như thế nào.

Chính vì lẽ đó, hôm nay Download.vn hướng dẫn các bạn cách kiểm tra chi tiết thông tin hệ thống trên Windows 10. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây:

4 cách kiểm tra thông tin hệ thống Windows 10

Kiểm tra trong Settings

Bạn có thể kiểm tra thông tin phần cứng, phần mềm hệ thống thông qua Settings bằng cách: Nhấn vào biểu tượng Windows ở góc dưới cùng bên trái màn hình, chọn Settings.

Nhấn vào Settings

Cửa sổ Settings xuất hiện, nhấn vào phần System.

Nhấn vào System

Kéo xuống cuối cùng, chọn About. Tại đây, bạn sẽ tìm thấy chính xác phiên bản Windows 10 mình đang sử dụng. Ngoài ra, còn có thể kiểm tra bộ vi xử lý, tổng bộ nhớ Ram, cũng như biết được đã sử dụng bao nhiêu bộ nhớ.

Nhấn vào About

Kiểm tra trong Control Panel

Nhấn chuột phải vào biểu tượng Windows ở góc dưới cùng bên trái màn hình, chọn Control Panel.

Nhấn vào Control Panel

Cửa sổ All Control Panel Items xuất hiện, tìm tới mục System và nhấn vào đó.

Cửa sổ All Control Panel Items

Tại đây, bạn sẽ biết được chính xác tên phiên bản, đang dùng 32 bit hay 64 bit, tên máy tính, bộ nhớ Ram, bộ vi xử lý, có hỗ trợ cảm ứng hay không.

Xem thông tin hệ thống

Kiểm tra trong System Information

Thông qua System Information bạn cũng dễ dàng biết được toàn bộ thông tin trên máy tính của mình. Để sử dụng gõ từ khóa Msinfo32 hoặc System Information vào khung tìm kiếm, rồi nhấn Enter.

System Information

Tại mục System Summary, bạn sẽ thấy xuất hiện toàn bộ thông tin như: Tên hệ điều hành, phiên bản, tên máy, bộ vi xử lý, phiên bản Bios, ngày phát hành, bộ nhớ Ram...

System Summary

Thông tin card đồ họa không có sẵn trên System Summary, nhưng nếu muốn tìm hiểu bạn có thể mở rộng Components, chọn Display.

Mở rộng Components

Còn nếu muốn xuất toàn bộ thông tin hệ thống ra file riêng, bạn hãy nhấn vào File, chọn Export.

Xuất thông tin hệ thống

Ngay sau đó sẽ xuất hiện cửa sổ lưu file, bạn hãy chọn nơi lưu trữ, đặt tên file. Sau đó, nhấn vào nút Save để hoàn tất.

Lưu thông tin hệ thống

Báo cáo này là một file Text, nên bạn có thể mở bằng Notepad hay bất kỳ ứng dụng Text Viewer nào cũng được, thậm chí còn mở được trên cả điện thoại di động. Tốt nhất bạn nên lưu trữ thông tin này trên dịch vụ lưu trữ trực tuyến OneDrive, Google Drive hoặc ổ cứng gắn ngoài, USB để trường hợp máy tính không khởi động được vẫn có thể sử dụng những thông tin này.

Mở bằng Notepad

Sử dụng Command Prompt

Ngoài ra, bạn có thể xem thông tin hệ thống trong Command Prompt bằng cách: Gõ từ khóa CMD hoặc Command Prompt vào khung tìm kiếm, khi kết quả tìm kiếm xuất hiện nhấn chuột phải vào Command Prompt, chọn Run as administrator.

Command Promp

Cửa sổ Command Prompt xuất hiện, nhập câu lệnh "Systeminfo" vào, rồi nhấn Enter.

Nhập lệnh Systeminfo

Ngay sau đó trên màn hình sẽ xuất hiện toàn bộ thông tin về phiên bản, bộ nhớ, card mạng và các thông tin khác.

Thông tin hệ thống

Còn nếu muốn xem được nhiều thông tin hơn nữa, bạn hãy nhập vào dòng lệnh "systeminfo /?".

Nhập dòng lệnh systeminfo /?

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp các bạn nhanh chóng kiểm tra thông tin phần mềm, phần cứng trên máy tính của mình. Còn bạn nào đang sử dụng hệ điều hành Android cũng dễ dàng kiểm tra thông qua bài viết mà chúng tôi hướng dẫn trước đây.

  • 4.366 lượt xem
Cập nhật: 24/07/2018
Xem thêm: Windows 10
Sắp xếp theo