15 mẹo sử dụng Firefox Quantum hay nhất (phần 2)
Bài viết này sẽ tiếp tục hướng dẫn các bạn một số thủ thuật, cách sử dụng Firefox Quantum hiệu quả và hữu ích nhất. Các bạn có thể xem lại phần một của bài viết này tại "15 mẹo sử dụng Firefox Quantum hay nhất - Phần 1".
Mẹo sử dụng Firefox Quantum
Firefox Quantum cho WindowsFirefox Quantum cho LinuxFirefox Quantum cho MAC OS
9. Lưu trữ nhiều tài khoản trên Firefox Quantum
Multi-Account là tính năng đặc biệt nhất của Firefox mới, thay vì phải mở từng tab, đăng nhập từng tài khoản cho từng loại phần mềm, công việc, giờ đây chúng ta có thể đăng nhập toàn bộ chúng và "Cáo lửa" sẽ lưu trữ chúng lại tại một khu vực riêng để thuận tiện hơn cho quá trình sử dụng.
Tuy nhiên, cũng cần có thêm một trợ giúp nho nhỏ khác để chúng ta có thể sử dụng được tính năng này, đó là cài đặt Multi-Account Containers add-on.
Sau khi cài đặt xong, bạn có thể thấy biểu tượng của Multi-Account Containers ở góc màn hình như dưới đây. Mặc định sẽ có "hộp chứa" cho 4 loại:
- Personal - Cá nhân
- Work - Công việc
- Bank - Tài chính
- Shopping - Mua sắm
Nếu muốn thay đổi có thể vào Edit Containers để thay đổi một số hiển thị như biểu tượng hay tên gọi của chúng. Cụ thể, click vào biểu tượng bút chì ở bên cạnh mỗi hộp chứa đó.
Bạn có thể thay đổi tên (Name), chọn lại màu sắc (Choose a color) hoặc thay đổi biểu tượng (Choose an icon) cho phù hợp với mình.
Nếu muốn xóa hộp chứa nào cũng chỉ cần chọn vào biểu tượng thùng rác ở bên cạnh đó rồi chọn tiếp OK ở thông báo tiếp theo.
Xác nhận bạn thực sự muốn xóa hộp chứa này?
Ngoài ra nếu muốn bổ sung thêm, có thể nhấn chuột trái vào biểu tượng dấu cộng ở bên dưới giao diện Multi-Account Containers.
Sau đó tiến hành đặt tên, chọn màu và biểu tượng đại diện cho nó như khi chúng ta chỉnh sửa rồi OK để xác nhận tạo mới.
Mục mới thêm sẽ nằm ở vị trí dưới cùng trong danh sách.
Để sử dụng tính năng này, các bạn có thể truy cập vào trang web bất kỳ yêu cầu tài khoản, ví dụ như Facebook hay Instagram ...
Click vào biểu tượng Multi-Account Containers và chọn tiếp vào danh mục tài khoản mà chúng ta đã tiến hành phân loại cho nó trước đó.
Trong danh sách các website mà bạn đã xếp loại danh mục, click chọn trang cần đăng nhập tài khoản (cụ thể ở đây là tài khoản Facebook) là được.
Còn trong trường hợp bạn muốn giữ trạng thái đăng nhập thường xuyên với website này, cũng chỉ cần mở nó lên, chọn vào biểu tượng rồi tick vào Always open (hình bên dưới).
Sau khi thực hiện thao tác này, mỗi lần truy cập địa chỉ đó, bạn sẽ được nhận được thông báo như dưới đây, có thể tick chọn mục Remember my decision for this site để tiếp tục giữ trạng thái đăng nhập thường xuyên. Sau đó nhấn vào Open in... để truy cập nó.
Làm tương tự như trên nhưng bỏ dấu tick trong Always open in để đảo ngược tác dụng của tính năng này.
10. Mở lại các tab vừa đóng
Với các trình duyệt web hiện nay (Chrome, Cốc Cốc hay Opera...) thì việc mở lại một trang web đã đóng là điều hết sức đơn giản và chúng ta có thể thực hiện nó bằng nhiều cách khác nhau.
Firefox Quantum cũng hỗ trợ người dùng thực hiện thao tác với ba cách truyền thống:
- Sử dụng tổ hợp phím Ctrl + Shift + T
- Mở lịch sử truy cập web và tìm lại trang vừa đóng trong đó.
- Click chuột phải vào tab bất kỳ đang mở, rồi chọn tiếp Undo Close Tab trong danh sách tùy chọn hiện ra sau đó.
11. Khôi phục phiên làm việc gần nhất
Để giữ máy tính hoạt động nhanh hơn và bảo mật các công việc mang tính cá nhân, nhiều người dùng lựa chọn xóa sạch lịch sử khi tắt máy hoặc sử dụng trình duyệt ẩn danh. Nhưng nếu có hàng loạt các website cần truy cập hàng ngày hoặc lo sợ máy tính tắt đột ngột sẽ làm mất phiên làm việc hiện tại, bạn có thể thiết lập để Firefox Quantum tự động ghi nhớ và mở lại toàn bộ phiên làm việc gần nhất của mình.
- Tại trang đang mở, chọn vào Options hoặc nhập about: preferences vào thanh địa chỉ rồi Enter.
- Chọn General / When Firefox starts / tick chọn Show your windows and tabs from last time.
Một mẹo nhỏ, đó là sau khi thực hiện thiết lập này, mỗi lần thoát, tắt máy, bạn nên sử dụng trình tắt trình duyệt hoặc Ctrl + Shift + Q, không click vào biểu tượng Close của Firefox. Bởi cách tắt thông thường sẽ chỉ mở lại tab duy nhất mà bạn đang thao tác, còn những tab khác thì không.
12. Lưu tab và thoát
Tính năng này cũng khá giống việc yêu cầu trình duyệt lưu phiên làm việc, nhưng là cách làm thủ công hơn. Cụ thể:
- Truy cập vào giao diện about: config
- Nhập tiếp browser.showQuitWarning vào khung tìm kiếm rồi chờ kết quả xuất hiện
- Click đúp vào đó rồi thay giá trị hiển thị từ false sang true
Bây giờ khi tắt máy, thay vì được lưu tự động, máy tính sẽ hỏi bạn có muốn lưu và mở lại những tab này ở lần khởi động sau hay không, chọn Save and Quit để đồng ý.
13. Không đóng Firefox khi đóng tab cuối
Với các phiên bản trước, khi bạn nhấn vào biểu tượng Close của tab duy nhất trên Firefox, nó sẽ mặc định và tự đóng toàn bộ trình duyệt. Nếu muốn thay đổi điều này, bạn có thể làm như sau:
- Vào about: config
- Nhập và tìm browser.tabs.closeWindowWithLastTab
- Thay đổi giá trị thành false
Lúc này, khi bạn đóng tab cuối cùng, duy nhất thì trình duyệt của các bạn vẫn còn nguyên.
14. Kiểm tra tab nào sử dụng nhiều tài nguyên nhất
Chúng ta thường biết tới Chrome như "kẻ ngốn RAM" tiêu biểu, nhưng một điều mà người dùng máy tính không hiểu, đó là khi mở quá nhiều tab và duy trì trạng thái mở đó trong một thời gian, chúng sẽ bắt đầu sử dụng nhiều tài nguyên máy của bạn hơn.
Lúc này nếu máy tính bị đơ, chậm thì bạn chỉ có hai lựa chọn, hoặc chờ trang được xử lý xong hoặc tắt toàn bộ trình duyệt rồi mở lại. Tuy nhiên, một phương pháp tối ưu hơn mà "Cáo lửa" đang có, đó là cho phép kiểm tra trực tiếp tab nào đang sử dụng nhiều tài nguyên nhất (khiến CPU chạy nhiều nhất).
- Nhập vào thanh địa chỉ about:performance rồi Enter
- Danh sách các tab đang mở được hiển thị trong Performance of Web pages
Tại đây bạn có thể xem chi tiết về một tab bất kỳ bằng cách click vào less hoặc more. Quan sát xem tab nào đang khiến CPU của bạn hoạt động nhiều nhất, nếu không cần thiết thì Close nó lại hoặc Reload trang đó để đảm bảo máy tính hoạt động hiệu quả nhất.
15. Mở nhiều hàng tab
Như đã nói ở trên, Firefox Quantum không hỗ trợ mở nhiều hàng tab, để sử dụng chúng ta cần làm theo hướng ở bài trước. Tuy nhiên, vẫn có một cách (dù hơi rắc rối) nhưng cũng có thể giúp bạn thay đổi điều này và bắt Firefox hiển thị nhiều hàng tab hơn cho bạn.
Truy cập vào địa chỉ này rồi click vào Raw.
Click vào biểu tượng ba dấu gạch ngang rồi chọn Web Developer > Toggle Tools.
Nhấp vào biểu tượng Toolbox Options.
Trong Advanced settings, tick chọn các mục:
- Enable Service Workers over HTTP (when toolbox is open)
- Enable browser chrome and add-on debugging toolboxes
- Enable remote debugging
Tiếp tục mở menu options rồi chọn Web Developer / Browser Toolbox.
Chọn OK để đồng ý.
Giao diện tiếp theo hiện ra, click chuột trái vào thẻ Style Editor.
Nhấp chọn biểu tượng dấu cộng ở góc giao diện như dưới đây - Create and append a new style sheet to the document.
Click vào New style sheet để xuất hiện một khung trắng bên phải.
Quay trở lại trang code vừa mở ban đầu và copy mã trong đó.
Paste nó vào khung trắng vừa mở của New style sheet.
Nếu đang sử dụng Firefox 58 trở lên, bạn cần kiểm tra những đoạn mã vừa copy này, tìm và thay đổi tất cả các đoạn ".tabbrowser-tabs" thành "#tabbrowser-tabs" - lưu ý chữ "s" trong đoạn mã.
Mở một tab mới trên Firefox rồi nhập about:support vào thanh địa chỉ, Enter và click tiếp vào Open Folder.
Tại cửa sổ Windows hiện ra, bạn tạo một thư mục mới và đặt tên là Chrome, sau đó truy cập vào thư mục đó.
Nhấn chuột phải vào vị trí bất kỳ, chọn New / Text Document, đặt tên nó là userChrome.css.
Mở tệp này ra và dán đoạn mã trên vào đó.
Các bạn có thể mở file này trên Notepad++ như dưới đây. Nhưng nhớ là các đoạn mã đã được sửa lại thành "#tabbrowser-tabs".
Đóng Notepad++ và cửa sổ Developer Tools lại.
Lúc này các tab mà bạn đang mở sẽ được hiển thị đầy đủ với kích thước tiêu chuẩn mà bạn đã thiết lập (nếu có) ở những thao tác trên.