11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Hoạt động trải nghiệm Tiểu học Tập huấn GDPT 2018 Tiểu học
11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Hoạt động trải nghiệm Tiểu học giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong chương trình tập huấn GDPT 2018. Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm môn Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Tin học, Lịch sử - Địa lí cấp Tiểu học.
Ngoài ra, thầy cô cấp THCS, THPT cũng có thể tham khảo thêm bộ 11 câu phân tích kế hoạch bài dạy các môn. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn để hoàn thiện khóa tập huấn GDPT 2018 của mình.
11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Hoạt động trải nghiệm Tiểu học
Câu 1: Sau khi học xong bài học, học sinh làm được gì để tiếp nhận (chiếm lĩnh) và vận dụng kiến thức, kỹ năng của chủ đề?
Trả lời:
Sau khi học bài học thông qua việc thực hiện các hoạt động học sinh biết:
- Giới thiệu được những đặc điểm, những việc làm đáng tự hào về bản thân mình.
- Biết làm cho mình có ý nghĩa với người thân và mọi người xung quanh có suy nghĩ tích cực.
- Biết ước mơ về những điều tốt đẹp và lập kế hoạch rèn luyện để hoàn thiện bản thân.
- Biết điều chỉnh cảm xúc và suy nghĩ của bản thân trong một số tình huống đơn giản.
Câu 2: Học sinh sẽ thực hiện các “Hoạt động học” nào trong bài học?
Trả lời:
Học sinh được thực hiện các “Hoạt động học” trong bài học là:
1, Hoạt động 1: Khởi động - Kết nối chủ đề:
Hoạt động này giúp học sinh nhớ về những điều tốt đẹp mà các em đã thực hiện từ chính đôi bàn tay của mình.
- GV trao đổi với HS về ý nghĩa của mỗi cá nhân đối với gia đình, cộng đồng, xã hội.
- HS ngồi theo cặp 1 bạn phỏng vấn, 1 bạn trả lời, sau đó lại đổi vai.
Phỏng vấn nhanh các câu hỏi:
- Bạn đã làm điều gì tốt cho gia đình?
- Bạn đã làm điều gì tốt cho bạn bè?
- Khi bạn làm điều tốt bạn thấy mọi người thế nào?
- GV chốt lại: Khi mình sống có ích mình sẽ tự hào về bản thân mình hơn.
Hoạt động 2: Khám phá: Tôi giỏi, bạn cũng thế.
Hoạt động này giúp HS nhìn lại các điểm mạnh của bản thân, những việc làm tốt của mình để tự hào về mình.
Hướng dẫn HS cách chơi: Người đầu tiên nói: tôi giúp bạn và được cô khen, còn bạn? Người bên cạnh nói: Tôi hòa đồng với bạn bè nên được bạn yêu quý, còn bạn?
- GV chia lớp thành các nhóm để tăng số lần HS được nói.
- GV có thể nói trước rồi chỉ định một HS nói, HS đó nói xong thì chỉ định bạn tiếp theo.
- Hết thời gian GV hỏi xem mỗi người nói được bao nhiêu điều tốt? Ai nói được nhiều nhất? GV ghi nhận.
Hoạt động 3: Tìm hiểu giá trị của bản thân.
Hoạt động này giúp HS nhận ra giá trị của bản thân với người thân, thầy cô và bạn bè, từ đó biết yêu bản thân, tự hào về bản thân.
- GV giải thích trước lớp về mối quan hệ giữa việc làm tốt của từng cá nhân với giá trị của các em mang lại cho gia đình và nhà trường.
- GV chia lớp thành nhóm 5-6 người.
- Các nhóm thảo luận nhiệm vụ “Em có ý nghĩa như thế nào đối với gia đình, bạn bè của em.
- Các nhóm trình bày.
- GV chốt lại nhiệm vụ
Hoạt động 4: Điều chỉnh cảm xúc bằng suy nghĩ tích cực
Hoạt động này giúp HS biết cách suy nghĩ tích cực trong những tình huống cuộc sống để làm chủ cảm xúc.
- Mỗi nhóm có thể viết lại 3 cách mà bạn mình đã làm chủ được cảm xúc bằng cách suy nghĩ tích cực.
- GV cho các nhóm trình bày cách ứng xử hoặc đóng vai tình huống ứng xử đó.
- GV và cả lớp nhận xét.
- GV chốt lại các việc làm tốt và suy nghĩ tích cực, làm chủ cảm xúc sẽ tạo nên giá trị tốt đẹp của bản thân và tự hào về bản thân vì điều đó.
Hoạt động 5: Rèn luyện nâng cao lòng tự trọng.
Hoạt động này giúp HS hiểu rằng tự trọng sẽ giúp cho cá nhân tự giác thực hiện các nghĩa vụ và trách nhiệm cao nhất. Vì thế mà tôi tự hào về mình.
- GV trao đổi với cả lớp: Tự trọng là tôn trọng bản thân mình. Người tự trọng cũng là người luôn có trách nhiệm . Chính vì vậy, người tôn trọng bản thân là người không để ai than phiền, phàn nàn về mình vì không hoàn thành nhiệm vụ hay vi phạm quy định nào đó. Tuy nhiên để là người có trách nhiệm với các công việc và tuân thủ các quy định HS cần rèn luyện ý chí vượt qua những vật cản và có thể tìm sự hỗ trợ của mọi người xung quanh.
- Chia lớp theo nhóm, thảo luận và chia sẻ với các bạn xem hành vi nào mình khó thực hiện hay khó hoàn thành nhất và xin lời khuyên từ các bạn.
- Nhóm liệt kê các hành vi mà các bạn hay vi phạm và các cách rèn luyện để khắc phục.
- Các nhóm trình bày kết quả.
- GV tổng kết xem lớp có bao nhiêu hành vi khó thực hiện, chọn 2 hành vi dề thay đổi nhất để đặt mục tiêu đạt được trong tháng.
- GV nhấn mạnh: Luôn biết hoàn thiện bản thân là sự tự trọng cao nhất.
Hoạt động 6: Mong gì ở bạn, ở tôi?
Hoạt động này giúp HS nhìn lại bản thân thông qua cách nhìn của các bạn, làm cơ sở để rèn luyện và càng ngày càng thêm tự hào về bản thân mình.
- Thảo luận nhóm chia sẻ các câu hỏi sau:
- Tôi yêu quý bạn ở điểm nào? VD: Tôi rất thích nụ cười của bạn
- Tôi mong muốn gì ở bạn? VD: Tôi mong bạn cười với tôi nhiều hơn.
- Thư kí viết biên bản đọc lại để thống nhất biên bản.
- Các nhóm báo cáo trước lớp.
- Nhóm trưởng các nhóm báo cáo lại tình hình làm việc của nhóm cho GV,
- Nhóm trưởng chuyển lại cho GV biên bản của nhóm.
- Gv có thể trao đổi lại những điểm cần làm rõ trong biên bản.
Hoạt động 7: Tôi tự tin
Thông qua hoạt động này, HS có cơ hội rèn luyện sự tự tin và GV có thể đánh giá năng lực tự nhận thức bản thân của HS, chỉ ra cách rèn luyện tiếp theo cho HS.
- GV chia lớp thành 3 nhóm:
- Nhóm 1: Chuẩn bị và tập biểu diễn một tiết mục đồng ca (Nhóm tự chọn bài )
- Nhóm 2: Chuẩn bị và tập biểu diễn một tiết mục dân vũ (Nhóm tự chọn bài)
- Nhóm 3: Chuẩn bị và tập biểu diễn một tiết mục kể chuyện tiếp nối (Nhóm tự chọn câu chuyện hoặc tự sáng tác).
- Các nhóm tập trong 5 phút.
- GV hỗ trợ các nhóm hình thành ý tưởng và tập luyện.
- GV tổ chức cho các nhóm trình diễn.
- GV quan sát đưa ra nhận xét về sự tự tin, niềm tự hào thể hiện trên tác phong trình diễn của các nhóm, chỉ ra điểm cần cố gắng và cách rèn luyện tiếp theo cho HS.
Hoạt động 8: Xây dựng kế hoạch rèn luyện.
Hoạt động này giúp HS sau chủ đề này vẫn tiếp tục rèn luyện, làm nhiều việc tốt, có những suy nghĩ tích cực để thêm tự hào về bản thân mình.
- Nhắc HS ghi lại những tiến bộ của mình trong từng tuần.
- HS ghi lại cách mà em đã vượt qua khó khăn để thành công.
- GV có thể kết hợp với gia đình ghi nhận sự cố gắng và chỉ ra điểm tiến bộ để HS có động lực hoàn thiện bản thân mình.
Câu 3: Thông qua các “hoạt động học” sẽ thực hiện những “biểu hiện cụ thể” của những phẩm chất năng lực nào hình thành phát triển cho học sinh?
Trả lời:
Thông qua các “hoạt động học” sẽ thực hiện những “biểu hiện cụ thể” của các phẩm chất năng lực có thể hình thành và phát triển cho HS là:
Về phẩm chất:
1, Yêu nước:
- Yêu quý, tôn trọng và tự hào về bản thân, về bạn bè, mọi người.
- Biết làm cho mình có ý nghĩa với người thân và những người xung quanh.
2, Nhân ái: Biết yêu thương bạn bè, kính trọng thầy cô và mọi người.
3, Chăm chỉ:
- Tích cực suy nghĩ để nêu ra những việc làm đáng tự hào của bản thân, của bạn
- Nêu được những điểm đáng quý ở bạn để từ đó rèn luyện bản thân mình ngày càng tiến bộ.
- Tích cực thảo luận, trao đổi nhóm để sắm vai biểu diễn
- Vận dụng kiến thức của bài học để xây dựng được kế hoạch rèn luyện bản thân.
4, Trung thực:
- Nêu đúng những việc tốt mình đã làm cho gia đình, bạn bè, cộng đồng, thể hiện niềm tự hào của bản thân.
- Trung thực trong báo cáo kết quả thảo luận nhóm.
- Trung thực trong việc ghi lại và trình bày kết quả quan sát, nhận xét, đánh giá nhóm bạn.
- Tự giác thực hiện những hành vi, việc làm nâng cao lòng tự trọng, nêu đúng những hành vi khó thực hiện và cách khắc phục.
5, Trách nhiệm:
- Có ý thức trách nhiệm về những việc mình đã nêu đã làm để thực hiện cho tốt.
- Biết kết hợp với các bạn trong nhóm hoàn thành tốt các yêu cầu của GV.
Về năng lực:
1, Năng lực tự chủ và tự học:
- Chủ động hoàn thành các nhiệm vụ mà GV giao
- Chủ động nêu các hành vi, việc làm thể hiện sự tự tin vào bản thân, mong muốn ở bạn, tự lập được kế hoạch rèn luyện bản thân.
- Tự sáng tạo ra câu chuyện, chủ động biểu diễn trước lớp.
2, Năng lực giao tiếp hợp tác:
- Trao đổi với bạn trong nhóm về phương án và cách thức biểu diễn.
- Trao đổi với bạn để tìm ra điểm mạnh của bạn, để điều chỉnh cảm xúc.
- Cùng bạn trao đổi thảo luận để nêu được hành vi khó thực hiện để xin lời khuyên từ bạn.
3, Năng lực giải quyết và sáng tạo:
- Nói được ý nghĩa, vai trò của cá nhân đối với gia đình, cộng đồng.
- Nhận ra cảm xúc tích cực, tiêu cực và tác dụng của nó.
- Biết lựa chọn hành vi tích cực đã có, hành vi tích cực mong muốn có để lập kế hoạch rèn luyện.
Câu 4: Khi thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới trong bài học, học sinh được sử dụng những thiết bị dạy học / học liệu nào?
Trả lời:
Khi thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới trong bài học, HS đã được sử dụng các thiết bị dạy học/học liệu là: Máy chiếu, bảng nhóm, giá treo, kiến thức, kinh nghiệm liên quan đến chủ đề hoạt động, các vật dụng, sản phẩm các em sưu tầm được.
Câu 5: Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/ học liệu nào về (đọc /nghe/nhìn/làm) để hình thành kiến thức mới?
Trả lời:
Học sinh sử dụng những thiết bị dạy học/ học liệu để hình thành kiến thức mới là:
- Tranh ảnh về bản thân, gia đình để giới thiệu với bạn.
- Phiếu bài tập : Ghi lại hành vi khó thực hiện tốt của nhóm, cách khắc phục, ghi điểm được yêu quý, mong đợi ở bạn.
- Máy chiếu, âm thanh để trình diễn.
Câu 6: Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động để hình thành kiến thức mới là gì?
Trả lời:
Sản phẩm học sinh phải hoàn thành trong hoạt động để hình thành kiến thức mới là: Kết quả trình bày trong 2 phiếu bài tập, các câu trả lời của cá nhân, của nhóm. Cảm xúc mà học sinh thể hiện qua các hành vi việc làm của bản thân.
Câu 7: Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện các hoạt động để hình thành kiến thức mới của học sinh?
Trả lời:
GV cần nhận xét đánh giá về kết quả thực hiện hoạt động hình thành kiến thức mới cho HS; đánh giá quá trình và kết quả học tập của từng cá nhân và nhóm HS thông qua thái độ, hành vi, việc làm của cá nhân, nhóm. Chốt lại những hành vi, việc làm đúng thể hiện sự tự tin của HS, nhận xét cụ thể theo từng phẩm chất và năng lực HS cần đạt được trong bài học.
Câu 8: Khi thực hiện hoạt động luyện tập vận dụng kiến thức mới trong bài học học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học nào?
Trả lời:
Khi thực hiện hoạt động luyện tập vận dụng kiến thức mới trong bài học học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học: Máy chiếu, phiếu học tập, tranh ảnh sưu tầm.
Câu 9: Học sinh sử dụng thiết bị dạy học như thế nào (đọc/ nghe/ nhìn / làm) để luyện tập / vận dụng kiến thức mới.
Trả lời:
Học sinh sử dụng thiết bị dạy học đẻ (đọc / nghe / nhìn / làm ) để luyện tập/ vận dụng kiến thức mới: Loa đài, máy chiếu để biểu diễn, phiếu học tập để làm, lập kế hoạch rèn luyện,
Câu 10: Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động rèn luyện / vận dụng kiến thức mới là gì?
Trả lời:
Sản phẩm mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động rèn luyện/ vận dụng kiến thức mới là: Các hành vi và việc làm thể hiện những điều tốt đẹp, chỉ ra được những điểm mạnh của bản thân để tự hào về mình, hiểu được giá trị của bản thân, hoàn thành phiếu học tập, trình bày tốt các tiết mục tự chọn.
Câu 11: Giáo viên cần nhận xét đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động luyện tập / vận dụng kiến thức mới của học sinh?
Trả lời:
Giáo viên cần nhận xét đánh giá về kết quả thực hiện hoạt động luyện tập / vận dụng kiến thức mới của học sinh:
- Nhận xét đánh giá về năng lực tự chủ tự học, giao tiếp hợp tác, giải quyết và sáng tạo để học sinh tự giới thiệu được những việc làm đáng tự hào của bản thân, biết làm cho mình có ý nghĩa với người thân, biết ước mơ về những điều tốt đẹp, biết điều chỉnh cảm xúc và suy nghĩ tích cực của bản thân.
- Nhận xét về các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm để đánh giá nhận xét đúng về những hành vi, việc làm thể hiện sự tự tin, nâng cao lòng tự trọng của bản thân, bạn bè, để xây dựng được kế hoạch rèn luyện để tiếp tục hoàn thiện bản thân.